Mô tả hệ thống quản lý bán hàng đối với doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Nó quyết định phần lớn đến sự thành công trong khâu bán hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Đặc biệt, nó còn là kim chỉ nam giúp cho công ty có định hướng phát triển lâu dài. Vậy để hiểu rõ hơn về hệ thống này, bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu trong nội dung bài này nhé.
Mục lục
Tìm hiểu về mô tả hệ thống quản lý bán hàng
Hiểu một cách đơn giản, hệ thống quản lý bán hàng là một chuỗi công việc do người phụ trách làm và lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Điều này cho thấy hệ thống quản lý bán hàng không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh doanh, mua bán của các công ty.
Thông thường quy trình bán hàng của các công ty về cơ bản là giống nhau. Họ tiếp nhận đơn hàng từ khách (có thể nhận trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, email, thư, fax,…), tiếp đến là nhận thông tin đơn hàng, lưu đơn hàng vào kho. Cuối cùng, người quản lý sẽ trực tiếp lên kế hoạch, lịch hẹn với khách hàng.
Với những đơn hàng đến hẹn giao, nhân viên bán hàng sẽ phải tiếp nhận và xử lý đơn đó. Trong trường hợp không có người nhận hàng, đơn sẽ được hủy tạm thời. Lúc này, hệ thống quản lý bán hàng sẽ giúp cho người chủ doanh nghiệp giám sát, theo dõi được mọi hoạt động bán hàng của nhân viên. Từ đó họ nắm bắt được tình hình và thái độ trung thực của nhân viên.
Sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến đơn hàng, xử lý đơn hàng thì người phụ trách cùng nhân viên bán hàng sẽ phải tổng hợp thông tin và gửi lên phòng kinh doanh của công ty.
Một số yêu cầu đối với thông tin như sau:
- Đơn đặt hàng, đơn cọc tiền hàng phải được lưu trong sổ
- Lưu lại hóa đơn bán hàng
- Tiến hàng làm phiếu bảo hành và lưu vào sổ
- Tính chính xác tiền bán hàng và tiền nợ của khách, đối tác
- Theo dõi, cập nhật tình trạng hàng trong kho
- Làm báo cáo cuối ngày gửi giám đốc
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Trưởng kênh bán hàng, quản lý bán lẻ
Cách quản lý hệ thống bán hàng theo chuỗi trong doanh nghiệp
Kinh doanh, buôn bán theo chuỗi đang là hình thức được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Bởi theo cách này, doanh nghiệp thu được về lợi nhuận cực kỳ lớn, khâu quản lý cũng được thực hiện chính xác. Vậy cần làm gì để quản lý chuỗi bán hàng tốt nhất? Để trả lời được câu hỏi này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung phần 2 này.
>>>Xem thêm: Quản lý cấp cao là gì?
Cần phải quản lý hàng hóa nhập khẩu, điều chuyển
Đối với người quản lý cần phải thống nhất toàn bộ quy trình của các chi nhánh từ: Số lượng nhập hàng, số hàng xuất, số hàng tồn kho,… Đặc biệt những thông số này phải cập nhật thường xuyên, chính xác. Chỉ có như vậy thì người quản lý mới thực hiện được công việc tốt nhất.
So sánh hoạt động của các chi nhánh
Để quản lý được hệ thống bán hàng theo chuỗi tốt nhất, người quản lý cũng phải so sánh giữa các chi nhánh với nhau. Trước tiên bạn cần tổng hợp doanh số bán hàng và doanh thu của chuỗi cửa hàng. Khi có được con số chính xác, bạn sẽ phải xem xét, tìm hiểu nguyên nhân khiến cho doanh thu cửa hàng giảm và cách khắc phục.
👉 Xem thêm: Những lợi ích chăm sóc khách hàng đa kênh đối với doanh nghiệp
Cần phân cấp quyền cho nhân viên cấp dưới
Có thể nói cách quản lý phân quyền khá phổ biến và được nhiều doanh nghiệp thực hiện. Khi những người được phân cấp quyền sẽ cảm nhận được sự quan trọng và trách nhiệm của mình. Từ đó họ tự ý thức hơn để hoàn thành công việc.
Nhìn chung, có rất nhiều cách để quản lý hệ thống chuỗi cửa hàng. Các doanh nghiệp cần phải linh động và biết kết hợp nhiều phương pháp để có hiệu quả tốt nhất.
>>>Xem thêm: Học khoa học quản lý ra làm gì?
Xây dựng hệ thống quản lý bán hàng online, bạn cần làm gì?
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng internet đã làm thay đổi rất nhiều trong cuộc sống, công việc của mỗi người. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến thị trường thương mại điện tử, mua bán online đã trở nên bão hòa. Từ đây việc xây dựng hệ thống quản lý bán hàng online cũng là điều vô cùng cần thiết. Vậy bạn cần phải làm gì để xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh, hiệu quả?
Hệ thống quản lý bán hàng online có 4 bộ phận chính bao gồm: Nhập hàng, bán hàng, thống kê, quản lý người mua. Mỗi một bộ phận sẽ thực hiện chức năng khác nhau, thế nhưng khi xây dựng hệ thống quản lý không thể tách rời chúng.
- Cần xây dựng mô hình phân cấp chức năng. Điều này sẽ giúp bạn xác định phạm vi hệ thống cần phân cấp là gì?
- Cần áp dụng Bottom up để nhóm chức năng.
- Giảm lược hóa từ ngữ cho đến khi thu được chức năng cần thiết của hệ thống quản lý bán hàng.
👉 Xem thêm: Giám sát kinh doanh là gì? Công việc của giám sát kinh doanh?
Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng JobsGO tìm hiểu xong về mô tả hệ thống quản lý bán hàng. Từ nội dung này, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn về việc hiểu, xây dựng và thực hiện một hệ thống hiệu quả khi kinh doanh hay tìm việc làm nhân viên bán hàng.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)