Nhân viên tư vấn tín dụng là gì? Một số rủi ro thường gặp trong công việc

Đánh giá post

Nhân viên tín dụng là một trong những vị trí đang nhận được nhiều sự quan tâm của các ứng viên. Tuy nhiên, khi ứng tuyển vị trí này, ngoài những nghiệp vụ cần thiết, ứng viên cần tìm hiểu thêm về những rủi ro gặp phải khi làm nhân viên tín dụng. Để biết thêm thông tin về vị trí này, hãy tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé.

Nhân viên tư vấn tín dụng là gì?

nhân viên tư vấn tín dụng là gì
Nhân viên tư vấn tín dụng là gì?

Nhân viên tư vấn tín dụng người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và thực hiện các công việc nghiệp vụ tín dụng.  Họ sẽ là người tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng về các điều khoản vay vốn và thẩm định nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đồng thời, họ cũng là người hướng dẫn khách hàng các thủ tục liên quan đến quy trình vay vốn. 

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa nhân viên với chuyên viên tư vấn tín dụng. Tuy nhiên, chuyên viên nghiệp vụ tín dụng là những người có cấp bậc cao hơn. Đây là những người có bằng đại học hoặc nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Mức lương, thưởng và đãi ngộ của các chuyên viên nghiệp vụ tín dụng cũng cao hơn so với nhân viên tư vấn. Bởi họ là người thực hiện các hoạt động phức tạp hơn và đòi hỏi chuyên môn cao hơn. 

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên tư vấn tín dụng

Những rủi ro khi làm nhân viên tín dụng

Nhân viên tín dụng là công việc mơ ước của nhiều sinh viên mới ra trường với mong muốn có thu nhập cao. Tuy nhiên, tín dụng là “nghề hot nhưng không dễ xơi” khi phải đối diện với khá nhiều rủi ro trong quá trình làm việc. Cụ thể: 

nhân viên tư vấn tín dụng là gì
Những rủi ro khi làm nhân viên tín dụng

Rủi ro của nhân viên tín dụng từ áp lực công việc

Mỗi nhân viên tín không chỉ quản lý, theo dõi dòng tiền của một doanh nghiệp mà phải theo dõi 5 – 10 doanh nghiệp cùng một lúc. Do đó, khối lượng công việc rất lớn và khó tránh xảy ra những sai sót không đáng có. Nếu không may sai sót ảnh hưởng đến quá trình giao dịch thì lý do “không đủ thời gian để xem xét các hóa đơn, chứng từ” thì sẽ không bao giờ được chấp nhận cho bạn. Lúc này đây chỉ là hai từ, đúng hay sai, bất kể chuyện gì xảy ra.

Hơn nữa áp lực về chỉ tiêu của nhân viên tín dụng là khá lớn. Đôi khi vì chạy chỉ tiêu và không muốn mất khách hàng thì nhân viên sẽ mắt nhắm mắt mở để cho vay với những báo cáo tài chính không thực sự minh bạch. Nếu quá trình giao dịch thuận lợi thì tốt nhưng chỉ cần phát sinh một vấn đề thì nhân viên tín dụng sẽ là người chịu trách nhiệm toàn bộ.

Rủi ro khi làm việc với các doanh nghiệp không hề nhỏ

Nhân viên tín dụng phải đối mặt với nhiều rủi ro ngay từ những khoản vay nhỏ nhất. Chỉ cần một khoản vay nhỏ nhưng lại phát sinh vấn đề, dù là nhỏ cũng khiến bạn ăn ngủ không yên để tìm cách giải quyết.

nhân viên tư vấn tín dụng là gì
Rủi ro khi làm việc với các doanh nghiệp không hề nhỏ

Giả sử rằng một hợp đồng cho vay được ký kết không hợp lệ đã hủy hoại toàn bộ cuộc đời bạn. Nhiều nhân viên tín dụng đã phải lao vào vòng lao lý từ 2 – 3 năm do gặp rủi ro này. Nếu bạn nghĩ chỉ những nhân viên tham lam, muốn làm việc đó để kiếm lợi cho bản thân thì cũng đúng một phần. Tuy nhiên, còn nhiều trường hợp họ đặt lòng tin không đúng chỗ, không cẩn thận, không xem xét kỹ đã ký vào duyệt hồ sơ thì cũng phải chịu trách nhiệm tương tự.

Nhân viên tài chính không may gặp những khách hàng với những chiêu trò lừa đảo tinh vi như làm hồ sơ thế chấp giả, làm giả báo cáo tài chính, thậm chí thành lập công ty là công ty “ma”. Khi đó sẽ gây thiệt hại cho bên cho vay và nhân viên tín dụng sẽ phải chịu trách nhiệm với bên cho vay. Để giảm thiểu rủi ro này, vai trò của nhân viên quản lý rủi ro trở nên cực kỳ quan trọng trong quá trình thẩm định và kiểm soát các khoản vay.

👉 Xem thêm: Tư vấn tài chính là gì? Kỹ năng cần có của chuyên viên tư vấn tài chính?

Xin việc làm nhân viên tư vấn tín dụng ở đâu? 

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của vị trí này đang khá cao. Bên cạnh những ngân hàng lớn như BIDV, VietinBank, AgriBank,… thì vị trí nhấn nhân viên tuyển dụng của ngân hàng TP Bank đang thu hút được nhiều ứng viên hơn cả. Vậy có nên làm nhân viên tín dụng TP Bank không? 

TP Bank là một trong những ngân hàng lớn nhất cả nước. Được làm việc trong môi trường của TPBank là ước mơ của khá nhiều người. Tuy nhiên, sự thật công việc này có đáng để mơ ước hay không? 

Mỗi năm TP Bank tuyển dụng một lượng lớn các nhân viên tư vấn tín dụng. Khi vào làm việc, nhân viên sẽ được đào tạo, hướng dẫn trong môi trường chuyên nghiệp, học thêm các kiến thức nâng cao về tài chính, tín dụng để phục vụ cho quá trình làm việc.  Làm việc ở TP Bank giúp tôi học hỏi được nhiều kĩ năng. Đây là môi trường tốt để rèn luyện bản thân cho những bạn chưa có kinh nghiệm.

nhân viên tư vấn tín dụng là gì
Xin việc làm nhân viên tư vấn tín dụng ở đâu? 

Hiện nay, TP Bank là ngân hàng có trị số tỷ lệ duyệt khoản vay khá cao. Thông thường thì cứ 10 hồ sơ vay vào thì sẽ có 3 – 4 hồ sơ được giải ngân. Vì ngân hàng TP Bank khá có tiếng nên việc khách hàng tìm đến ngân hàng là điều hiển nhân, bạn sẽ không cần mất thời gian tìm kiếm khách hàng.

Mức lương và chính sách đãi của TP Bank được đánh giá cao trong các ngân hàng. Nếu bạn làm việc chăm chỉ chịu khó thì sẽ được hưởng một mức thu nhập khá cao từ 20 – 30 triệu, thậm chí có thẻ cao hơn. Làm việc ở TP Bank giúp tôi học hỏi được nhiều kĩ năng. Đây là môi trường tốt để rèn luyện bản thân cho những bạn chưa có kinh nghiệm.

👉 Xem thêm: Các vị trí làm việc trong ngân hàng hot nhất 2021

Trên đây là những thông tin quan trọng về nhân viên tín dụng mà bạn cần biết. Nếu bạn đang mong muốn làm việc tại vị trí này thì hãy tìm hiểu kỹ những thông tin bên lề để có quyết định đúng đắn nhất, bao gồm cả việc nắm rõ kyc là gì. Việc hiểu rõ quy trình xác minh danh tính khách hàng (KYC) sẽ giúp bạn thực hiện công việc hiệu quả hơn và tránh được nhiều rủi ro trong quá trình tín dụng.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: