Mẫu Thư Cảm Ơn Khi Nghỉ Việc: Viết Như Thế Nào Cho Chuyên Nghiệp?

Đánh giá post

Trước khi nghỉ việc, nếu bạn vẫn muốn giữ các mối quan hệ ở nơi làm việc cũ, việc viết một bức thư cảm ơn khi nghỉ việc là rất cần thiết. Vậy nên viết thư cảm ơn như thế nào cho đúng? Trong bài viết dưới đây, JobsGO cho bạn biết chi tiết về mẫu thư cảm ơn khi nghỉ việc, đồng thời hướng dẫn bạn viết thư cảm ơn thật chuyên nghiệp.

1. Tại Sao Cần Viết Thư Cảm Ơn Khi Nghỉ Việc?

Tại sao cần viết thư cảm ơn khi nghỉ việc?
Tại sao cần viết thư cảm ơn khi nghỉ việc?

Việc bạn đến và đi trong môi trường văn phòng là điều hết sức bình thường, bởi sẽ có người mới đến và đồng nghiệp cũng sẽ quên luôn bạn.

Tuy nhiên bạn cần phải biết rằng, môi trường làm việc trong doanh nghiệp sẽ giống như xã hội thu nhỏ. Tại đây bạn có nhiều mối quan hệ khác nhau với đồng nghiệp, với cấp trên. Trong quá trình làm việc không tránh khỏi những lúc cãi vã, mâu thuẫn. Nhưng song song với đó là những kỷ niệm vui buồn cùng mọi người. Vì vậy, khi bạn quyết định nghỉ việc thì hãy tham khảo mẫu thư cảm ơn khi nghỉ việc và viết lời tạm biệt cho đồng nghiệp cũ, biết đâu sau đó bạn và họ vẫn giữ được mối quan hệ thân thiết với nhau. 

Không chỉ vậy, khi viết thư chia tay sẽ giúp bạn thể hiện được sự chuyên nghiệp, tâm huyết, nhiệt tình và còn là lòng biết ơn đồng nghiệp, cấp trên. Nếu bạn để lại ấn tượng tốt với cấp trên, có thể họ sẽ giới thiệu công việc cho bạn ở môi trường mới. Bằng một bức thư cảm ơn khi nghỉ việc, bạn sẽ ghi điểm tốt hơn với mọi người. Vì vậy mà cho dù bạn nghỉ họ vẫn sẽ dành những lời khen, lời chúc tốt đẹp dành cho bạn.

Xem thêm: Cách gửi lời cảm ơn sếp chân thành và ý nghĩa nhất trước khi nghỉ việc

2. Thư Cảm Ơn Khi Nghỉ Việc Gồm Những Nội Dung Gì?

Thư cảm ơn khi nghỉ việc gồm những nội dung gì?
Thư cảm ơn khi nghỉ việc gồm những nội dung gì?

Thư cảm ơn khi nghỉ việc mặc dù không cần quá câu lệ nhưng nếu như mắc lỗi sơ đẳng sẽ khiến cho nó trở thành “thảm họa”, việc tạo hình tượng tốt sẽ biến thành hình tượng xấu trong mắt người khác. Vì vậy mà trong quá trình viết bạn hãy lưu ý vài vấn đề sau: Nội dung trong thư cần phải thể hiện sự gắn bó, tình cảm chân thành mà bạn dành cho đối phương. Tuy nhiên bạn cũng cần tránh các từ ngữ tạo cảm giác sến súa. Tốt nhất, bạn nên chia bức thư của mình thành các phần như sau: 

  • Tên người nhận
  • Thông báo tin nghỉ việc và ngày nghỉ việc
  • Sự cảm kích đối với người nhận
  • Mong muốn được tiếp tục giữ liên lạc
  • Lời chúc
  • Thông tin liên hệ (trong trường hợp muốn giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ)

Khi đã hoàn thành thư cảm ơn, hãy soát lại lỗi chính tả trước khi gửi cho đồng nghiệp và cấp trên. Trong thư bạn nên dùng từ ngữ thể hiện sự thân thiện, gần gũi chứ không nhất thiết dùng từ cứng nhắc. Như vậy sẽ khiến cho người nhận thư có cảm giác bạn đang làm cho có, bị ép buộc.

Xem thêm: Tổng hợp một số lời phát biểu chia tay đồng nghiệp ấn tượng

3. Cách Viết Thư Cảm Ơn Khi Nghỉ Việc

Để thư chào tạm biệt khi nghỉ việc được chỉn chu, thể hiện được tình cảm và sự trân trọng của bạn thì hãy theo dõi nội dung trong phần này. JobsGO sẽ hướng dẫn bạn cách viết thư chuẩn nhất.

3.1. Phần Mở Đầu

Bạn cần đảm bảo các thông tin như:

  • Ngày/tháng/năm
  • Người nhận
  • Giới thiệu qua về bản thân của mình: Thời gian làm việc tại công ty, làm việc phòng nào.

Nhìn chung, ở phần mở đầu không cần quá cầu kỳ nhưng bạn vẫn phải đảm bảo các thông tin để người nhận nhìn thấy sự chuyên nghiệp.

3.2. Phần Thông Báo Và Cảm Ơn

Trong nội dung phần 2 này bạn cần phải thông báo đến mọi người rằng bạn sẽ nghỉ việc (thời gian cụ thể). Bên cạnh đó bạn cũng nên nói qua về lý do tại sao mình xin nghỉ.

Tiếp theo, bạn hãy gửi lời cảm ơn đến cấp trên và những người đồng nghiệp. Tuy nhiên, đừng viết cảm ơn suông hoặc đánh đồng tất cả với nhau. Đầu tiên bạn hãy viết một lời cảm ơn chung đến toàn thể mọi người, sau đó mới nhắc đến một vài trường hợp cụ thể (đừng quên người sếp nhé). Có thể cấp trên luôn mắng và phê bình bạn trong quá trình làm việc nhưng bạn cũng cần biết trân trọng và cảm ơn. Bởi chính những điều đó mới là cái bạn đang thiếu sót và học hỏi.

3.3. Phần Lời Chúc

Sau khi đã thông báo xong về lý do và cảm ơn thì bạn hãy gửi lời chúc đến tất cả mọi người trong công việc và cuộc sống. Kèm theo đó bạn hãy bày tỏ nguyện vọng được giữ mối quan hệ với mọi người dài lâu.

Cuối cùng chính là ký tên và chào tạm biệt.

Với cách viết trên đây chắc hẳn bạn cũng đã nắm được toàn bộ cách viết thư chào tạm biệt khi nghỉ làm. Tuy nhiên bạn đừng vội rời khỏi bài viết, trong phần sau, JobsGO sẽ tổng hợp cho bạn những mẫu thư bạn có thể tham khảo.

Xem thêm: Cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc để lại ấn tượng đẹp

4. Tham Khảo Một Số Mẫu Thư Cảm Ơn Khi Nghỉ Việc

Bạn có thể tham khảo một vài mẫu thư chào tạm biệt khi nghỉ việc bằng tiếng Anh và tiếng Việt sau đây:

Mẫu thư 1:

Mẫu số 2:

Mẫu số 3:

Mẫu số 4:

Mẫu số 5:

5. Lưu Ý Khi Viết Thư Cảm Ơn Khi Nghỉ Việc

Khi viết thư cảm ơn sau khi nghỉ việc, có một số điều quan trọng cần ghi nhớ để đảm bảo thư của bạn chuyên nghiệp, chân thành và để lại ấn tượng tốt với cấp trên, đồng nghiệp cũ. Dưới đây là những điểm cần lưu ý:

5.1 Thời Điểm Gửi Thư

  • Gửi thư trong vòng 1-2 tuần sau khi rời công ty.
  • Không nên để quá lâu vì có thể làm giảm tính chân thành của lời cảm ơn.

5.2 Đối Tượng Nhận Thư

  • Gửi cho người quản lý trực tiếp hoặc lãnh đạo bộ phận.
  • Có thể gửi riêng cho đồng nghiệp thân thiết.
  • Nếu công ty nhỏ, có thể gửi chung một bức thư cho toàn bộ nhân viên.

5.3 Nội Dung Và Cách Trình Bày Thư

  • Bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với cơ hội làm việc và học hỏi tại công ty một cách chuyên nghiệp.
  • Nhắc lại những kỷ niệm đẹp, kinh nghiệm quý báu có được trong thời gian làm việc với giọng điệu tha thiết.
  • Nhấn mạnh những điều tích cực về công ty và đồng nghiệp.
  • Bày tỏ mong muốn giữ liên lạc và hợp tác trong tương lai nếu có cơ hội.
  • Lưu ý viết ngắn gọn, súc tích, tập trung vào những điểm chính, tránh lan man.

5.4 Những Điều Không Nên

  • Không đề cập đến những mâu thuẫn hoặc bất đồng trong quá khứ.
  • Không nói xấu về công ty, đồng nghiệp hay sếp cũ.
  • Không so sánh công việc cũ với công việc mới.
  • Không yêu cầu hoặc gợi ý về việc xin giới thiệu công việc mới.

6. Cần Làm Gì Sau Khi Nghỉ Việc?

Sau khi nghỉ việc, bạn cần một khoảng thời gian để làm mới bản thân mình, thích nghi với chuyện đã nghỉ việc ở công ty cũ. Sau đây là những việc bạn cần làm:

6.1 Hoàn Tất Thủ Tục Nghỉ Việc

  • Ký nhận giấy tờ cần thiết với phòng nhân sự (liên quan đến quyết định thôi việc, sổ bảo hiểm xã hội).
  • Bàn giao công việc, tài liệu cho người thay thế hoặc quản lý.
  • Trả lại tài sản công ty (laptop và thẻ nhân viên, chìa khóa công ty,…)
  • Xóa dữ liệu cá nhân khỏi máy công ty.

6.2 Viết Thư Cảm Ơn

  • Gửi thư cảm ơn cho sếp và đồng nghiệp.
  • Thể hiện lòng biết ơn và mong muốn giữ liên lạc.

6.3 Cập Nhật Thông Tin Cá Nhân

  • Cập nhật CV với kinh nghiệm và kỹ năng mới.
  • Cập nhật profile trên JobsGO và các mạng xã hội chuyên nghiệp khác.

6.4 Lên Kế Hoạch Tài Chính

  • Lập ngân sách cho giai đoạn tiếp theo (giai đoạn thất nghiệp chờ việc mới)
  • Xem xét các khoản tiết kiệm và đầu tư.

6.5 Nghỉ Ngơi Và Tái Tạo Năng Lượng

  • Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo năng lượng trong hành trình sắp tới.
  • Tham gia các hoạt động giải trí hoặc đi du lịch nếu có thể.

6.6 Phát Triển Bản Thân

  • Tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng.
  • Đọc sách hoặc tham gia các hội thảo trong lĩnh vực của bạn.
  • Mở rộng mạng lưới: tham gia, kết nối với các chuyên gia trong các sự kiện.

Cuối cùng, sau khi thực hiện các bước trên, bạn hãy tìm kiếm cơ hội mới bằng cách cập nhật hồ sơ trên trang tuyển dụng JobsGO hoặc các công ty khác.

Xem thêm: 20+ lời chúc đồng nghiệp chuyển công tác hay và ý nghĩa nhất

Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn tìm hiểu cách viết thư chào tạm biệt khi nghỉ việc. Mong rằng qua nội dung này bạn đã nắm được cách viết chỉn chu và thể hiện được sự biết ơn của mình với đồng nghiệp.

Câu hỏi thường gặp

2. Có Cần Phải Gửi Thư Cảm Ơn Nếu Đã Nói Lời Cảm Ơn Trực Tiếp Không?

Có, vẫn nên gửi thư cảm ơn dù bạn đã nói lời cảm ơn trực tiếp. Thư viết ra sẽ để lại ấn tượng lâu dài và chuyên nghiệp hơn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: