Mẫu đơn khiếu nại viết tay chuẩn nhất theo quy định

Đánh giá post

Khi xảy ra một việc làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bản thân, người khác mà bạn có chứng cứ chứng minh hành vi đó trái pháp luật, sai quy định thì có thể làm mẫu đơn khiếu nại viết tay để gửi lên cơ quan có thẩm quyền. Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để nắm được cách viết đơn cũng như các mẫu đơn khiếu nại phổ biến.

1. Đơn khiếu nại là gì? Khi nào sử dụng đơn khiếu nại viết tay?

Đơn khiếu nại được viết ra để gửi đến tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích trình bày nội dung muốn khiếu nại, kiến nghị xử lý việc bất công hoặc trái quy định của pháp luật.

Đơn khiếu nại là gì?
Đơn khiếu nại là gì?

Pháp luật quy định rằng khi tổ chức, cá nhân có chứng cứ chứng minh một hành vi trái với quy định và xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác thì được nộp đơn khiếu nại.

Trong các quy định không nhắc đến đơn khiếu nại bắt buộc phải viết tay hay đánh máy. Vì vậy người khiếu nại có thể viết tay và nộp đến cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên giải quyết khiếu nại

2. Cách viết đơn khiếu nại viết tay

Đơn khiếu nại cần đảm bảo độ chính xác, đầy đủ của các thông tin. Trong nội dung này, JobsGO sẽ hướng dẫn bạn cách viết tay chi tiết.

Cách viết đơn khiếu nại
Cách viết đơn khiếu nại

Phần mở đầu của đơn:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • Tiêu đề đơn: ĐƠN KHIẾU NẠI.

Trong phần nội dung của đơn:

  • Kính gửi: Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
  • Thông tin người khiếu nại: Họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư/căn cước công dân, số điện thoại).
  • Trong trường hợp người viết đại diện cho cả một tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nào đó thì cần phải ghi rõ chức danh, tên đơn vị, doanh nghiệp mà mình đại điện.
  • Trong trường hợp người viết khiếu nại được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủy quyền thì ghi rõ ủy quyền của ai.
  • Thông tin người, đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp muốn khiếu nại (tên, địa chỉ).
  • Nội dung của khiếu nại (cần phải ghi tóm tắt lại sự việc cần phải khiếu nại).
  • Lý do khiếu nại là gì?

Phần cuối của đơn:

  • Yêu cầu của người khiếu nại.
  • Ký và ghi rõ họ tên.

Lưu ý: Trong quá trình viết đơn khiếu nại bạn nên kiểm tra thật kỹ để không mắc lỗi sai về chính tả, tránh gạch xóa trong đơn của mình.

Xem thêm: Nhân viên Xử lý khiếu nại là ai? Họ có phải là Chăm sóc khách hàng?

3. Mẫu đơn khiếu nại viết tay chuẩn

Bạn có thể tham khảo ngay một số mẫu đơn khiếu nại viết tay chuẩn nhất mà JobsGO đã tổng hợp dưới đây.

Một vài mẫu đơn khiếu nại viết tay chuẩn
Một vài mẫu đơn khiếu nại viết tay chuẩn

3.1 Mẫu đơn khiếu nại đất đai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————- ………ngày……tháng…….năm………..

ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ VIỆC BỊ LẤN CHIẾM ĐẤT

Kính gửi : UBND Xã…………….Huyện……………Tỉnh……………..

Tôi tên là …………………………………….. Sinh năm…………………………………

Địa chỉ :……………………………………………………………..

Xin trình bày sự việc như sau :

Ngày ……. tháng…….năm……… tôi được cấp GCNQSDĐ số…………………………………………………tại thửa…………. Sau khi điều chỉnh do tôi chuyển nhượng 80m2 cho Ông ( bà )……………………..theo hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ ngày…… tháng……năm………… thì thửa………………………..của tôi còn lại……………..m2, cụ thể theo bản đồ địa chính thể hiện trên GCNQSDĐ thì thửa ………………… có kích thước còn lại là chiều ngang mặt tiền 3,5 mét, chiều dài 19,2 mét, chiều ngang mặt hậu 3,5 mét. Thế nhưng hiện nay mặt hậu thửa ……. của tôi chỉ còn 2,5 mét vì đã bị bà ( ông ), ngụ tại số……… đường……..ấp…….xã……..huyện…….tỉnh, là người sử dụng đất liền kề lấn chiếm.

Vậy nay tôi làm đơn này kính xin UBND Xã………Huyện…………..Tỉnh…………………………………..xử lý hành vi lấn chiếm đất đai của bà ( ông ) để trả lại cho tôi đủ mặt hậu thửa………………………là 3,5 mét như Nhà nước đã công nhận QSDĐ hợp pháp cho tôi.

Tôi gửi kèm theo đơn GCNQSDĐ số………………………ngày……….tháng…năm………….

Kính mong quý cơ quan nhanh chóng giải quyết, tôi xin thành thật biết ơn.

Kính đơn

Tải xuống

3.2 Mẫu đơn khiếu nại cấp sổ đỏ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——- ***——-

……., ngày … tháng … năm……

ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v: chậm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)

Căn cứ Luật Khiếu nại 2011;

Căn cứ Luật Đất đai 2013;

Căn cứ Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

Kính gửi: VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI/VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN/QUẬN ….

Tôi là: …………………………………………………… sinh năm: ………..……….

Chứng minh nhân dân số: …….………………… cấp ngày ………………..tại …….

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………………….

Điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………….

Người bị khiếu nại: ……………………………………………………………………

Nội dung khiếu nại: ……………………………………………………………………

(Trình bày rõ nội dung sự việc, hành vi cần khiếu nại)

Ví dụ:

Ngày ….. tháng …. năm ………, tôi có gửi hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm …….) tới Văn phòng đăng ký đất đai/Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm thủ tục cấp mới/sang tên và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất số ….. tờ bản số …… có diện tích …… m2 , địa chỉ tại ………………….. được chuyên viên ………….. tiếp nhận.

Tuy nhiên, đến nay, đã …… ngày kể từ ngày hồ sơ của tôi được tiếp nhận/ thực hiện nộp lệ phí theo biên lai …… ngày … tháng … năm …., tôi vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ Điều 26 Luật Đất đai 2013, Điều 7… Nghị định 43/2014/NĐ-CP, kính đề nghị quý cơ quan xem xét quá trình xử lý hồ sơ của …………. và đốc thúc việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi theo quy định pháp luật.

Kính mong quý cơ quan xem xét nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!.

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Tải xuống

3.3 Mẫu đơn khiếu nại kê biên tài sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—***—

ĐƠN KHIẾU NẠI

Về Quyết định kê biên tài sản số …./QĐ-CCTHA ngày …./…./20…. của Chi cục Thi hành án dân sự thị xã …….. – tỉnh…………

Kính gửi: Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh ………………….

Tên tôi là: ……………………………..Ngày sinh: …./…/20….

CMND số: …………………………….

Ngày cấp: …./…./20…. Nơi cấp: Công an tỉnh ……………………

Hộ khẩu thường trú: Phường ……………….., thị xã …………, tỉnh …………..

Tôi viết đơn này khiếu nại lần thứ hai đối với Quyết định kê biên tài sản số …../QĐ-CCTHA ngày …./…./20…… của Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) thị xã ….. – tỉnh………………

Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc cụ thể như sau:

Vào ngày ….. tháng …… năm 20……, tôi được ông …………… (sinh ngày …/…/19…, CMND số: …………., cấp ngày …./…/20…. tại Công an tỉnh ……………, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường ……., thị xã ……….., tỉnh …………) và bà …………….. (sinh ngày …/…/19…, CMND số: …………, cấp ngày …./…./20……. tại Công an tỉnh ………., nơi đăng ký địa chỉ thường trú tại phường …………….., thị xã …………., tỉnh …………) ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Phần diện đất tặng cho là ……m2 (đất ở) thuộc thửa 74, tờ bản đồ 49- II. Địa chỉ thửa đất: Tổ dân phố ….., phường ………., thị xã ……., đã được UBND tỉnh ……….. cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …………. ngày …./…./20… mang tên ông …………. Các tài sản gắn liền với đất bao gồm: 01 nhà 03 tầng và công trình phụ trên đất. Hợp đồng tặng cho này được UBND phường …… chứng thực và lưu tại UBND….. bản chính số: ….., quyền số: …../TP/CC-SCT/HĐGD.

Theo thông tin tôi nhận được thì ngày …/…/20…. Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự thị xã ……. đã ra quyết định số …./QĐ-CCTHA kê biên tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nêu trên để thi hành án đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ông ………… và bà …………

Không đồng ý với quyết định hành chính nói trên của Chấp hành viên Chi cục THADS thị xã …………., tôi đã làm đơn khiếu nại quyết định hành chính này tới Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã ………. để được xem xét, thẩm tra, giải quyết, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tôi. Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã ………… đã ban hành Quyết định số …../QĐ-CCTHA ngày …./…/20…. giải quyết trường hợp khiếu nại của tôi. Tuy nhiên, Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã ….. không chấp nhận khiếu nại của tôi, và lập luận rằng tại thời điểm Chi cục THADS thị xã ……. áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản đối với ông …….và bà ……………., quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vẫn thuộc quyền sở hữu của ông …………. và bà ………….. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thị xã ………….. đã căn cứ vào khoản 4 Điều 146 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003, cho rằng Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tôi đã đưa ra chưa làm thủ tục đăng ký tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất nên hợp đồng chưa có hiệu lực. Tôi cho rằng quyết định và lập luận mà Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã …………. đưa ra không chặt chẽ và thuyết phục, không giải thích đúng quy định pháp luật hiện hành dẫn tới việc áp dụng sai pháp luật.

Theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thì việc áp dụng các biện pháp kê biên tài sản chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ thể hiện tài sản đó là tài sản của người phải thi hành án, có thể họ đang trực tiếp quản lý sử dụng hay do người thứ ba quản lý sử dụng nhưng về mặt pháp lý tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án. Tuy nhiên, tại thời điểm Chấp hành viên Chi cục THADS thị xã …………….. ra quyết định kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nêu trên, tài sản này không còn thuộc quyền sở hữu của người thi hành án – ông ……………. và bà …………… Liên quan trực tiếp tới vấn đề này, khoản 4 Điều 146 Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định như sau: “Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất…”. Đối chiếu với trường hợp của tôi, sau khi Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa tôi và ông ……….., bà ……… được UBND phường ……………. chứng thực theo quy định pháp luật, tôi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng kí quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và nộp tại Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất, thuộc Phòng Tài nguyên – Môi trường thị xã ……………. Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất nhận hồ sơ của tôi vào ngày 26/04/2012, vào sổ số 0304.12.00133, và có hẹn thời hạn trả kết quả cho tôi là ngày 18/05/2012. Như vậy, tôi đã thực hiện việc đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, do đó kể từ thời điểm tôi thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất là ngày 26/04/2012, Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất giữa tôi và ông ………., bà ………… có hiệu lực pháp luật, đồng nghĩa với việc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đã thuộc quyền sở hữu của tôi. Có thể thấy việc Chấp hành viên Chi cục THADS thị xã ……….. ra quyết định kê biên tài sản không còn thuộc quyền sở hữu của đối tượng phải thi hành án như vậy là hoàn toàn trái quy định pháp luật, bên cạnh đó còn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tôi.

Vậy tôi làm đơn khiếu nại này kính đề nghị Quý cơ quan thẩm tra, xác minh lại quyết định hành chính nói trên, xử lý những sai phạm pháp luật của Chi cục THADS thị xã ……. – tỉnh…………, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung tôi đã trình bày trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về những điều trình bày trên.

Kính mong được Quý cơ quan xem xét và giải quyết.

Xin chân thành cảm ơn.

………………., ngày ….. tháng ….. năm 20…..

Người làm đơn

Tải xuống

3.4 Mẫu đơn khiếu nại hành chính

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——- ***——-

Hà Nội, ngày … tháng … năm……

ĐƠN XIN KHIẾU NẠI

Kính gửi: (Đề đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết)

1. Người khiếu nại:……………………………………………………………………………

2. Đối tượng bị khiếu nại:…………………………………………………………………….

3. Nội dung khiếu nại:…………………………………………………………………………

Tóm tắt vụ việc khiếu nại:……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm:………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

4. Quá trình khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại:…………………………………..

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

5. Những yêu cầu của người khiếu nại:…………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

6. Cam kết của người khiếu nại:……………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

7. Tài liệu gửi theo đơn:

1…………………………………………………………………………………………………….

2…………………………………………………………………………………………………….

3…………………………………………………………………………………………………….

Người khiếu nại
(Ký và ghi rõ họ tên)

Tải xuống

3.5 Mẫu đơn khiếu nại thi hành án dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

………, ngày…. tháng…. năm…….

ĐƠN KHIẾU NẠI CHẬM THI HÀNH ÁN

(V/v: Ông/Bà/…………….. có hành vi chậm thi hành án theo quyết định/bản án số….. của………)

– Căn cứ Luật khiếu nại năm 2011;

– Căn cứ Luật thi hành án dân sự/hình sự năm….

– Căn cứ Bản án/Quyết định số:……………… của…………….

Kính gửi: – Cơ quan thi hành án…………….

(Tên cơ quan có trách nhiệm thi hành án theo Bản án/Quyết định của Tòa án)

– Ông/Bà:…………………….

– Thủ trưởng

Họ và tên:…………………………………. Sinh năm:………….

Chứng minh nhân dân số:………………………… do CA……………… cấp ngày…./…./…….

Địa chỉ thường trú:……………………………………….……….

Hiện đang cư trú tại:……………………………………………………

Số điện thoại liên hệ:…………………..

Là:…………… (ví dụ: người được thi hành án theo Bản án/Quyết định số…………. của Tòa án nhân dân………….. ngày…./…./…..)

Tôi xin trình bày sự việc như sau:

……………………………………………

(Trình bày về sự kiện dẫn đến việc viết đơn khiếu nại)

Căn cứ theo quy định tại điểm….. Khoản….. Điều……..Luật/Nghị định/….:

“…” (trích quy định dùng làm căn cứ chứng minh việc chậm thi hành án)

Ví dụ:

Theo quy định tại Điều 36 Luật thi hành án dân sự:

“Điều 36. Ra quyết định thi hành án

1.Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.

2.Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định sau:

a)Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;

b)Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;

c)Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước;

d)Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;

đ)Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

e)Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.

Đối với quyết định quy định tại điểm đ khoản này thì phải ra ngay quyết định thi hành án.

Đối với quyết định quy định tại điểm e khoản này thì phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.

3.Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; số, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tổ chức ban hành bản án, quyết định; tên, địa chỉ của người phải thi hành án, người được thi hành; phần nghĩa vụ phải thi hành án; thời hạn tự nguyện thi hành án.

…”

Và nội dung bản án/quyết định số:…………. của Tòa án nhân dân………….. ngày…./…./…..

Tôi nhận thấy, Ông/Bà……………………… Sinh năm:………….

Là:……………… (ví dụ: Chấp hành viên)

Đã có hành vi chậm thi hành án…………. theo nội dung bản án/quyết định số:……………. đã nêu trên, cũng như theo quy định tại điểm…. Khoản…. Điều….. Luật/Nghị định/…… mà không có lý do chính đáng. Việc này trực tiếp xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án (tôi).

Do đó, tôi làm đơn này để đề nghị Quý cơ quan tổ chức thực hiện thi hành án theo quyết định/bản án số:……… đối với Ông:……………………………….. Sinh năm:………………..

Địa chỉ thường trú:……………………………………..…………….

Hiện đang cư trú tại:…………………………………………………

Là người phải thi hành án theo nội dung bản án/quyết định số:……………

Với những đề nghị sau:

– ….. (đưa ra các đề nghị mà bạn muốn chủ thể giải quyết khiếu nại thực hiện)

Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là đúng sự thật và sẽ chịu mọi trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin trên.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tải xuống

4. Một số câu hỏi thường gặp về đơn khiếu nại

JobsGO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đơn khiếu nại bằng việc trả lời những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc sau đây.

Một số câu hỏi thường gặp
Một số câu hỏi thường gặp

4.1 Nộp đơn khiếu nại cho ai?

Theo JobsGO tìm hiểu, khi bạn viết xong đơn khiếu nại sẽ phải nộp đơn đó cho chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc Thủ trưởng cơ quan (trực thuộc Ủy ban cấp huyện) để được thụ lý và giải quyết.

4.2 Phương thức gửi đơn khiếu nại là gì?

Có 3 cách để gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền như sau:

  • Cách 1: Bạn đến gửi trực tiếp trụ sở tiếp công dân tại xã hoặc phòng ban tiếp nhận các loại đơn.
  • Cách 2: Gửi thông qua dịch vụ bưu chính.
  • Cách 3: Gửi thông qua hòm thư góp ý của cơ quan, tổ chức đó.

4.3 Trường hợp nào đơn khiếu nại không được thụ lý?

Bạn cần phải lưu ý trong một vài trường hợp sau thì đơn của bạn sẽ không được thụ lý giải quyết:

  • Đơn khiếu nại không nằm trong thẩm quyền của cơ quan xử lý khiếu nại.
  • Đơn khiếu nại không đầy đủ thông tin, chứng cứ hoặc không rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong việc xác định tính chính xác của vấn đề khiếu nại.
  • Đơn khiếu nại được nộp quá hạn hoặc không đúng thủ tục.
  • Đơn khiếu nại bị trùng lặp với những đơn khiếu nại trước đó đã được giải quyết.
  • Đơn khiếu nại không thuộc đối tượng có quyền khiếu nại hoặc có lợi ích hợp pháp trong vấn đề khiếu nại.
  • Đơn khiếu nại có nội dung vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong mỹ tục của đất nước hoặc xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức.
  • Đơn khiếu nại được nộp nhưng không được chính chủ hoặc đại diện hợp pháp của chủ khiếu nại ký tên.

Các trường hợp trên đều có thể dẫn đến việc từ chối thụ lý đơn khiếu nại. Tuy nhiên, quyết định từ chối thụ lý đơn khiếu nại phải được cơ quan xử lý khiếu nại giải thích rõ ràng và cung cấp các thông tin liên quan đến quyền lợi khiếu nại của chủ khiếu nại.

4.4 Thời hạn khiếu nại bao nhiêu ngày?

Thời hạn khiếu nại không vượt quá 30 ngày tính từ ngày thụ lý và không vượt quá 45 ngày (nếu vụ việc khó).

4.5 Thủ tục khiếu nại như thế nào?

Thủ tục khiếu nại gồm:

  • Nộp đơn khiếu nại.
  • Cơ quan chức năng thụ lý giải quyết.
  • Xác định nội dung đơn khiếu nại.
  • Đối thoại.
  • Ra quyết định, gửi quyết định khiếu nại.
  • Thi hành quyết định khiếu nại.

4.6 Viết Mẫu Đơn Khiếu Nại Viết Tay Như Thế Nào Để Đảm Bảo Rõ Ràng Và Chính Xác?

Viết đơn rõ ràng, cụ thể về vấn đề, đi kèm với các thông tin quan trọng như thời gian, địa điểm và yêu cầu cụ thể.

4.7 Những Thông Tin Cần Có Trong Mẫu Đơn Khiếu Nại Viết Tay Để Đảm Bảo Hiệu Quả Khi Gửi Đi?

  • Thông tin cá nhân (tên, địa chỉ, số điện thoại).
  • Mô tả chi tiết về vấn đề gặp phải.
  • Các bằng chứng, chứng từ hỗ trợ nếu có.

4.8 Làm Thế Nào Để Viết Đơn Khiếu Nại Viết Tay Một Cách Chuyên Nghiệp Và Lịch Sự?

  • Sử dụng ngôn từ lịch sự, không mang tính chất cá nhân hoặc mỉa mai.
  • Đưa ra các yêu cầu cụ thể và hợp lý.
  • Ghi rõ ngày tháng và ký tên để có tính chính thức.

Bài viết trên đây của JobsGO đã giúp bạn tìm hiểu xong về mẫu đơn khiếu nại viết tay. Rất mong rằng qua thông tin này bạn sẽ có thêm nguồn thông tin hữu ích cho mình.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *