Đưa ra feedback có lẽ là chuyện khá quen thuộc tại nhiều doanh nghiệp nhằm mục đích tạo điều kiện cho nhân viên phát triển. Tuy nhiên, feedback thì cũng sẽ kiểu “this” kiểu “that” khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Vậy làm sao để đưa ra feedback tốt nơi công sở? Hãy cùng đọc và tham khảo ngay những chia sẻ của JobsGO nhé!
Mục lục
Đưa ra feedback chốn công sở – câu chuyện muôn thuở
Hiện nay, feedback đang dần trở thành một phần của văn hóa các doanh nghiệp với mong muốn thúc đẩy nhân viên thể hiện bản thân, đóng góp ý kiến. Đây là một hoạt động khá tốt và có lợi bởi nó tạo cơ hội cho cá nhân được đồng nghiệp, cấp trên ghi nhận năng lực, thành tựu hay nhận ra các sai sót để sửa đổi kịp thời.
Việc đưa ra những feedback như lời khen, động viên thì không khó khăn nhưng đóng góp ý kiến, phản hồi tiêu cực thì lại cần phải khéo léo, lựa lời để không làm mất đi mối quan hệ đồng nghiệp. Đó cũng chính là ngưỡng đầu tiên của văn hóa feedback nơi công sở – khi mọi người luôn cố gắng giữ phép lịch sự và suy nghĩ để cảm xúc của nhau.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại khuyến khích nhân viên đưa ra những feedback gay gắt, chân thực, thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình. Đây là ngưỡng thứ hai trong văn hóa feedback – khi mọi người không ngần ngại, phân biệt rạch ròi giữa công việc và cảm xúc cá nhân. Để phát triển văn hóa này, việc thực hành thói quen quan trọng cho cuộc sống tích cực hơn sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc cởi mở, nơi mọi người cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý kiến và phản hồi mà không sợ bị chỉ trích.
Vậy thực tế đâu mới là feedback tốt? Làm sao để đưa ra được những phản hồi có giá trị tại nơi công sở? Cùng theo dõi nội dung phần 2 với 5 lời khuyên từ JobsGO nhé!
👉 Xem thêm: Làm sao để xây dựng môi trường làm việc tích cực?
5 lời khuyên về việc đưa ra feedback tốt nơi công sở
Tùy vào từng doanh nghiệp sẽ áp dụng các ngưỡng văn hóa feedback khác nhau. Mặc dù vậy, theo quan điểm chung, JobsGO đưa ra một số mẹo để feedback tốt như sau:
Đảm bảo feedback liên quan đến thiên kiến của mình
Một feedback tốt là feedback dựa trên thiên kiến của bản thân mình. Điều đó có nghĩa là gì?
Tức là bạn đưa ra ý kiến, đóng góp dù tích cực hay tiêu cực thì cũng cần bắt nguồn từ quan điểm riêng của mình. Bạn thấy kế hoạch đó có thực sự hoàn hảo hay không? Nếu chưa thì vấn đề nằm ở đâu và theo bạn thì nên thay đổi như thế nào cho phù hợp. Tất nhiên, mọi đóng góp chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần trình bày sao cho mọi người có thể hiểu chứ không phóng chiếu quan điểm đó buộc người ta phải thay đổi.
Đưa feedback dựa trên một cuộc đối thoại
Nguyên tắc đưa ra feedback đó là bạn cần đảm bảo người nhận phản hồi có không gian để hồi đáp. Tức là hãy trình bày mọi thứ dựa trên một cuộc đối thoại, cả 2 bên cùng trao đổi rồi đi đến thống nhất sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc những tác động quyền lực khác có thể ảnh hưởng đến cuộc trò chuyện. Bạn nên bắt đầu cuộc trò chuyện này khi mà đối phương đồng ý tiếp nhận những feedback này.
👉 Xem thêm: 6 cách phản hồi mang tính xây dựng kèm ví dụ cụ thể
Chắc chắn bạn hiểu rõ về vấn đề
Để có thể đưa ra được feedback tốt, có giá trị thì chắc chắn bạn sẽ cần hiểu, nắm rõ vấn đề. Bạn không thể đưa ra lời khen khi chưa biết gì về dự án mà đồng nghiệp đang thực hiện. Bạn cũng không thể chê khi không biết mục đích họ làm điều đó là gì?
Hơn nữa, khi đưa ra phản hồi, bạn nên có những chia sẻ mang tính tác động để người khác hiểu được. Ví dụ như vì Linh đến muộn cuộc họp nên phòng đã bị chuyển sang cho người khác và giờ thì không thể bắt đầu cuộc thảo luận này”. Trong trường hợp này, bạn có thể đưa ra ý kiến, bạn hiểu được nguyên nhân của vấn đề và cần chia sẻ thẳng thắn để Linh nắm bắt được.
>>>Có thể bạn quan tâm: Thiên kiến xác nhận là gì?
Feedback cần cụ thể và trực tiếp
Việc đưa ra feedback nên diễn ra trực tiếp, đối diện giữa mọi người với nhau. Ví dụ như tổ chức một cuộc họp để tất cả các nhân viên cùng trao đổi, phản hồi về dự án. Thêm vào đó, những feedback cũng cần cụ thể, tránh sử dụng các từ ngữ mơ hồ, khái quát, thiếu rõ ràng. Thay vì nói “bạn đang mất tập trung trong quá trình làm việc” thì bạn hãy nói thẳng là “bạn cần trả lời tin nhắn của tôi trong vòng 2 phút”.
Feedback cần chất lượng, đáng giá
Khi đã đưa ra feedback, bạn sẽ cần đảm bảo nó chất lượng, đáng giá. Khi đó, cả 2 bên sẽ cùng trao đổi, đưa ra các ý kiến để phát triển và hoàn thiện bản thân hơn. Đôi lúc những feedback là tiêu cực, gây cảm giác khó chịu, không thoải mái. Thế nhưng, phải có những chia sẻ thẳng thắn đó mới giúp chúng ta nhận ra sai sót, sửa chữa kịp thời. Đó mới chính là những phản hồi tối, mang lại kết quả tốt trong công việc.
👉 Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm có vai trò quan trọng như thế nào?
Làm sao để đưa ra feedback tốt nơi công sở? – Các bạn đã có câu trả lời cho mình rồi phải không? Mong rằng bài viết sẽ hữu ích, là cơ sở để giúp các bạn có thể phát triển và thành công hơn trong công việc, sự nghiệp nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)