Kỹ Thuật Thực Phẩm Là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Ra Sao?

Đánh giá post

Ngành Kỹ thuật thực phẩm đóng vai trò then chốt trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về các sản phẩm ăn uống an toàn, chất lượng và dinh dưỡng. Những chuyên gia trong lĩnh vực này đang ngày càng được săn đón bởi những công ty, tập đoàn hàng đầu như Vinamilk, Masan, NutiFood,…Vậy Kỹ thuật thực phẩm là gì? Học Kỹ thuật thực phẩm ra làm gì? Cùng JobsGO tìm hiểu thông quan bài viết dưới đây. 

1. Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm Là Gì?

Ngành Kỹ thuật thực phẩm là gì? Ngành Kỹ thuật thực phẩm (tiếng Anh là Food Engineering) là lĩnh vực khoa học – kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp lương thực và thực phẩm an toàn, chất lượng cao cho toàn xã hội. Nội dung ngành học tập trung nghiên cứu, thiết kế, quản lý quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối các loại thực phẩm.

kỹ thuật thực phẩm là gì
Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm Là Gì?

Ngành Kỹ thuật thực phẩm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng ứng dụng kỹ thuật & công nghệ vào các thực tiễn các hoạt động trong ngành thực phẩm, như:

  • Thiết kế và vận hành các dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị chế biến thực phẩm.
  • Phát triển các quy trình công nghệ nhằm tối ưu hóa chất lượng, hiệu suất và chi phí sản xuất.
  • Kiểm soát và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến.
  • Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới như công nghệ sinh học, nano, in 3D vào ngành thực phẩm.
  • Phân tích, đánh giá các đặc tính dinh dưỡng, cảm quan và chất lượng của thực phẩm.

2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm

Ngành Kỹ thuật thực phẩm hướng đến đào tạo những chuyên gia có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp vững vàng. Mục tiêu chính của chương trình học là trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng thực hành chuyên môn cũng như năng lực nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực liên quan đến thực phẩm.

Cụ thể, sinh viên theo học sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về khoa học – kỹ thuật. Từ đó, sinh viên có thể vận dụng lý thuyết vào thiết kế, quản lý, cải tiến các quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn sâu rộng, chương trình đào tạo cũng chú trọng phát triển các phẩm chất cá nhân, kỹ năng mềm thiết yếu cho nghề nghiệp, như khả năng học tập suốt đời, sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc đa dạng và luôn đổi mới. Đây là những yếu tố quan trọng giúp các kỹ sư thực phẩm có thể đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

3. Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm Học Những Gì?

Ngành Kỹ thuật thực phẩm là một lĩnh vực đào tạo đa dạng, toàn diện, tập trung nghiên cứu, áp dụng các nguyên lý khoa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối các sản phẩm thực phẩm.

  • Công nghệ thực phẩm: Chương trình đào tạo cung cấp các kiến thức về công nghệ sau thu hoạch, phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm, cũng như quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm. Sinh viên được học cách áp dụng các nguyên lý khoa học – kỹ thuật để phát triển, sản xuất, bảo quản, đóng gói thực phẩm an toàn, dinh dưỡng và có chất lượng cao. Chương trình còn bao gồm các môn học về công nghệ enzyme, lên men, kỹ thuật bao bì thực phẩm và phương pháp phân tích chất lượng thực phẩm.
  • Quản lý chất lượng thực phẩm: Quản lý chất lượng thực phẩm trong kỹ thuật thực phẩm là nhóm nội dung quan trọng, tập trung vào việc đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm thực phẩm từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng. Sinh viên được học về các hệ thống quản lý chất lượng như HACCP (Phân tích mối nguy, kiểm soát điểm tới hạn), ISO 22000 và GMP (Thực hành sản xuất tốt). Ngành Kỹ thuật thực phẩm cũng đào tạo về các phương pháp kiểm tra, phân tích thực phẩm, bao gồm cả kỹ thuật vi sinh và hóa học.
  • Quá trình – Thiết bị trong ngành thực phẩm: Sinh viên được học về nguyên lý hoạt động, cấu tạo của các thiết bị chuyên dụng như máy trộn, máy nghiền, thiết bị sấy, thiết bị lên men và hệ thống đóng gói. Nhóm nội dung này đào tạo về các quá trình cơ bản trong công nghệ thực phẩm như gia nhiệt, làm lạnh, cô đặc, trích ly và lọc. Chương trình học cũng bao gồm kiến thức về tự động hóa và điều khiển quá trình, cũng như cách sử dụng phần mềm mô phỏng để tối ưu hóa quy trình sản xuất. Kiến thức về bảo trì và vệ sinh thiết bị cũng như các quy định an toàn trong vận hành máy móc cũng là một phần quan trọng của chương trình học.
ngành kỹ thuật thực phẩm là gì
Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm Học Những Gì?

4. Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm Thi Khối Gì?

Năm 2024, ngành Kỹ thuật thực phẩm xét tuyển những khối sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hoá)
  • B00 (Toán, Hoá, Sinh học)
  • D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)
  • A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn)
  • D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên)

5. Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?

Ở Việt Nam, hiện tại có 2 trường Đại học đào tạo chuyên sâu ngành Kỹ thuật thực phẩm. Mức điểm chuẩn của ngành dao động từ 15,9 – 24,54, tuỳ vào hệ đào tạo và khối thi.

Dưới đây là tổng hợp điểm chuẩn mới nhất năm 2024 của ngành Kỹ thuật thực phẩm:

Trường Đại học Điểm chuẩn năm 2024
Đại học Bách khoa Hà Nội 22 – 24,54
Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng 15,9 – 18,4

6. Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm Có Được Ưa Chuộng?

Với sự đa dạng, tính ứng dụng cao và nhiều triển vọng trong tương lai, ngành Kỹ thuật thực phẩm đang trở thành lựa chọn hấp dẫn đối với những bạn trẻ đam mê khám phá. Những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực này mang lại nhiều cơ hội thú vị cho những ai yêu thích khám phá và sáng tạo. Sinh viên có thể được tiếp cận với nhiều khía cạnh thú vị của khoa học thực phẩm, từ nghiên cứu chất lượng dinh dưỡng cho đến việc phát triển những sản phẩm mới mẻ.

tìm hiểu về ngành kỹ thuật thực phẩm
Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm Có Được Ưa Chuộng?

Một điểm hấp dẫn khác là sự đa dạng về cơ hội nghề nghiệp trong ngành. Bên cạnh các vị trí trong phòng nghiên cứu và phát triển, những người theo đuổi ngành Kỹ thuật thực phẩm còn có thể trở thành quản lý chất lượng, thiết kế máy móc hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Không chỉ vậy, ngành Kỹ thuật thực phẩm còn giúp các bạn trẻ tiếp cận với những xu hướng mới như thực phẩm chức năng, thực phẩm hữu cơ hay công nghệ bảo quản tiên tiến. Đây là những lĩnh vực đang trở nên nhận được nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng và mang đến rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.

7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm

Để thành công trong lĩnh vực Kỹ thuật thực phẩm, bạn cần sở hữu một số tố chất như sự cẩn trọng, tư duy tốt đối với khoa học và khả năng nắm bắt công nghệ mới. Khi kết hợp được những tố chất trên, bạn có thể phát huy hết tiềm năng và trở thành những chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp đầy tiềm năng này.

7.1 Nhạy Bén Với Công Nghệ

Sự nhạy bén với xu hướng công nghệ mới luôn là một tố chất quan trọng. Lĩnh vực Kỹ thuật thực phẩm không ngừng phát triển, đi kèm với sự ra đời liên tục của các công nghệ, quy trình và sản phẩm hiện đại. Để trở thành ứng viên tiềm năng trong ngành, bạn cần phải thể hiện được khả năng nhanh nhạy trong việc tiếp thu, thích ứng với những thay đổi này. Nhờ tố chất này, bạn có thể trở thành người dẫn đầu xu thế và tạo ra những đột phá mới trong ngành thực phẩm.

7.2 Tư Duy Khoa Học

Với đặc thù là ngành học về kỹ thuật – công nghệ, tư duy khoa học sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn thành công trong ngành Kỹ thuật thực phẩm. Bạn cần thể hiện được sự hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của các môn tự nhiên như sinh – lý – hóa hay các môn học chuyên ngành về kỹ thuật và công nghệ trong ngành thực phẩm. Những nền tảng lý thuyết này sẽ vô cùng hữu ích khi bạn phải vận dụng vào các quy trình công nghiệp, từ chế biến cho đến kiểm soát chất lượng.

7.3 Cẩn Thận, Tỉ Mỉ

Cuối cùng, bạn cần thể hiện được sự cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc. Vì ngành thực phẩm trực tiếp liên quan đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng, các quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng phải được thực hiện với độ chính xác và tỉ mỉ cao. Sự sơ suất, lơ là trong các khâu này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

8. Học Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm Ra Làm Gì?

Kỹ thuật thực phẩm ra làm gì? Ngành Kỹ thuật thực phẩm mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho cử nhân ngành học này. Với xu hướng phát triển của công nghệ hiện đại cùng những yêu cầu gắt gao trong ngành thực phẩm, sinh viên ngành Kỹ thuật thực phẩm chính là những ứng viên tiềm năng cho nhiều vị trí trong cả nghiên cứu và ứng dụng ở lĩnh vực này.

kỹ thuật thực phẩm ra làm gì
Học Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm Ra Làm Gì?

8.1 Kỹ Sư Công Nghệ Thực Phẩm

Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm đóng vai trò then chốt trong việc thiết kế, phát triển và cải tiến các quy trình sản xuất thực phẩm. Các kỹ sư tham gia vào nhiều công việc như phát triển công thức, quy trình, thiết bị mới nhằm tối ưu hóa năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, các kỹ sư công nghệ thực phẩm còn có nhiệm vụ giám sát, kiểm soát các hoạt động sản xuất, từ việc lựa chọn nguyên liệu đến khâu đóng gói, đảm bảo rằng mọi quy trình đều tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh thực phẩm.

Mức lương khởi điểm của các kỹ sư công nghệ thực phẩm dao động từ 5 – 7 triệu/tháng. Đối với các vị trí cao hơn như quản lý, giám sát, mức thu nhập có thể lên đến 14 – 20 triệu/tháng.

8.2 Kỹ Thuật Viên Chế Biến Thực Phẩm

Kỹ thuật viên chế biến thực phẩm chịu trách nhiệm giám sát, kiểm soát các quy trình sản xuất thực phẩm. Họ cần đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn chất lượng và những quy định về an toàn thực phẩm. Các kỹ thuật viên chế biến thực phẩm có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất, nhà máy chế biến, hoặc các cơ sở kiểm tra chất lượng.

Mức lương trung bình trong ngành thường từ 7 – 9 triệu đồng/tháng.

8.3 Quản Lý Chất Lượng Thực Phẩm (QA/QC)

Trong ngành công nghiệp thực phẩm, nhân viên QC/QA đóng vai trò then chốt trong việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Vì vậy, vị trí này thường được trả lương khá cạnh tranh, dao động từ 15.000.000 đến 35.000.000 đồng/tháng tùy theo khu vực, kinh nghiệm và năng lực của ứng viên. Đây cũng là một nghề nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt khi ngành công nghiệp thực phẩm đang không ngừng mở rộng và nâng cao yêu cầu về chất lượng.

8.4 Nhân Viên Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Các nhân viên vệ sinh an toàn thực phẩm thường làm việc tại các nhà máy sản xuất, xưởng chế biến thực phẩm, cơ sở kinh doanh thực phẩm như nhà hàng, siêu thị. Công việc của họ là giám sát và thực hiện các quy trình vệ sinh tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.

Mức lương trung bình cho vị trí này dao động từ 8 đến 15 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm, khu vực làm việc và năng lực của ứng viên. Đây là công việc có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt trong bối cảnh ngành công nghiệp thực phẩm ngày càng chú trọng đến yêu cầu về an toàn vệ sinh. Nhân viên vệ sinh an toàn thực phẩm có cơ hội thăng tiến trở thành quản lý chất lượng, giám sát sản xuất hoặc các vị trí cao cấp hơn trong quy trình kiểm soát chất lượng.

8.5 Nghiên Cứu Và Phát Triển (R&D)

Nhân viên nghiên cứu và phát triển trong ngành Kỹ thuật thực phẩm thường làm việc tại các phòng thí nghiệm, trung tâm R&D của các công ty sản xuất hoặc chế biến thực phẩm. Người làm việc ở vị trí này sẽ chịu trách nhiệm chính về việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, quy trình, công nghệ mới trong ngành thực phẩm. Dựa trên những phân tích, họ sẽ đề xuất, thiết kế các sản phẩm, quy trình sản xuất mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Mức lương trung bình cho vị trí nhân viên nghiên cứu & phát triển trong ngành Kỹ thuật thực phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, vị trí công ty và khu vực địa lý. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây, mức lương trung bình cho vị trí này tại Việt Nam dao động trong khoảng từ 15 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng.

Ngành Kỹ thuật thực phẩm mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng, từ sản xuất đến nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng. Với tầm quan trọng ngày càng gia tăng của an toàn và chất lượng thực phẩm, những chuyên gia trong lĩnh vực này đóng vai trò then chốt trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. JobsGO hy vọng bài viết trên đã lý giải Kỹ thuật thực phẩm là gì, Kỹ thuật thực phẩm ra làm gì để bạn có những hiểu biết rõ ràng và chi tiết nhất trước khi lựa chọn theo đuổi ngành học này.

Câu hỏi thường gặp

1. Tỷ Lệ Có Việc Làm Của Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm Như Thế Nào?

Theo những thống kê của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, hơn 90% sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật thực phẩm có việc trong vòng 1 năm sau khi ra trường với mức lương khởi điểm 6 – 15 triệu đồng.

2. Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm Xét Tuyển Những Hình Thức Nào?

Bên cạnh phương thức xét điểm thi THPTQG, ngành Kỹ thuật thực phẩm còn xét tuyển các hình thức như điểm học bạ, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo, xét điểm thi Đánh giá tư duy và xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ.

3. Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm Khác Gì Ngành Công Nghệ Thực Phẩm?

Ngành Kỹ thuật thực phẩm (mã ngành 7540102/BF2) tập trung nhiều hơn vào thiết kế, xây dựng và vận hành các quy trình, máy móc, thiết bị sản xuất thực phẩm. Trong khi đó, ngành Công nghệ thực phẩm (mã ngành 7540101) chú trọng vào nghiên cứu, phát triển, sản xuất các sản phẩm thực phẩm mới, cũng như kiểm soát chất lượng và an toàn của sản phẩm.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: