1. Anh/chị đang kỳ vọng vào môi trường làm việc mới như thế nào?
Càng ngày, ứng viên sẽ càng tìm kiếm các công việc, công ty có giá trị phù hợp với bản thân. Vì vậy, việc làm rõ các kỳ vọng của ứng viên là điều rất cần thiết và nên làm. Với vai trò là nhà tuyển dụng, bạn hiểu rõ nội bộ và sẽ là cầu nối và đánh giá sơ bộ mức độ phù hợp giữa ứng viên và công ty.
Bạn nên gợi ý các câu hỏi cho ứng viên có thể trả lời như:
- Môi trường làm việc yêu thích của anh chị là gì?
- Văn hoá công ty như thế nào là phù hợp với anh chị?
- Phạm vi hoặc thử thách trong công việc mà các Anh/chị đang tìm kiếm là gì?
- Người quản lý/sếp mà anh chị đang tìm kiếm sẽ như thế nào?
Ngoài ra, có thể liên hệ với thời gian làm việc, chế độ ngoài giờ, các công việc khẩn cấp… để cung cấp thêm cho ứng viên.
Mức độ phù hợp với công việc và văn hoá vẫn là yếu tố rất quan trọng.
2. Mức lương/thu nhập mong đợi của Anh/Chị trong khoảng bao nhiêu?
Mức lương và thu nhập thường sẽ được trao đổi kỹ trong phỏng vấn sau khi đã hiểu rõ các yêu cầu, kỳ vọng, các phạm vi và trách nhiệm.
Tuy nhiên, HR là người biết khung lương tối đa nên sẽ biết được chênh lệch giữa mong đợi của ứng viên và mức lương công ty có thể trả. Nếu tỉ lệ không quá cao, cơ hội để thương lượng về mức lương sẽ khả thi. Còn chênh lệch quá lớn, rất khó để bạn có thể thuyết phục.
Trong trường hợp bạn là người phải thu thập thông tin về ứng viên, bạn càng nên hỏi câu này để có những đánh giá sơ bộ và để quyền quyết định cho cấp trên.
Hãy hỏi câu này để tránh bạn phải làm rất nhiều việc: sắp lịch phỏng vấn, phỏng vấn 1-2 vòng… nhưng cuối cùng không thoả thuận được mức lương. Rất mất nhiều thời gian và công sức nhưng chẳng đi tới đâu.
3. Khi nào thì Anh/chị có thể bắt đầu công việc được?
Có nhiều vị trí cần gấp, công ty không thể đợi ứng viên 45 ngày kể từ ngày nhận được offer. Tính cả thời gian bạn đăng tuyển, sàng lọc, phỏng vấn… tầm 15 ngày. Như vậy, để có được ứng viên đi làm, bạn phải mất 60 ngày (02 tháng). Chưa kể các nguy cơ bùng offer gây rủi ro hoặc khiến bạn phải lo lắng trong suốt quá trình chờ đợi.
Lời khuyên của mình nên hỏi câu này trước để ưu tiên những bạn có thể đi làm sớm nhằm ưu tiên hiệu quả công việc tuyển dụng (có được người đi làm), giảm thiểu các rủi ro hoặc ngưng trệ công việc do thiếu người. Đó cũng thể hiện được khả năng tư duy của người làm tuyển dụng.
Đây là một vài gợi ý cho các bạn HR trong quá trình tuyển dụng giúp nâng cao hiệu quả.
Còn bạn, các câu hỏi nào bạn cần làm rõ với ứng viên trước khi mời phỏng vấn? Mời bạn để câu hỏi ở phần bình luận để các bạn khác cùng theo dõi và rút kinh nghiệm.
Chúc mọi người ngày mới nhiều niềm vui và làm việc hiệu quả!
Tác giả: Bùi Đoàn Chung
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)