Chán nản với công việc thì phải làm gì?

4.5/5 - (3 votes)

Khá nhiều người khi đi làm sẽ có ít nhất một lần cảm thấy chán nản với công việc hiện tại. Tuy nhiên, việc từ bỏ công việc đang làm lại không phải là một quyết định đúng đắn. Vậy nên, cách duy nhất để cải thiện tình trạng này là thay đổi suy nghĩ của bản thân về công việc đó. Thay đổi góc nhìn có thể khiến thời gian làm việc trở nên có ý nghĩa và thú vị hơn. App tìm việc JobsGO sẽ chỉ cho bạn 5 cách để giúp thái độ làm việc trở nên tích cực hơn nhé!

Nghỉ ngơi là một cách giải quyết khá tốt khi chán việc
Nghỉ ngơi là một cách giải quyết khá tốt khi chán việc

1. Nghỉ ngơi

Làm việc trong thời gian dài mà không được nghỉ ngơi cũng là nguyên nhân khiến cơ thể và trí óc suy nhược, mệt mỏi. Vì thế, bạn nên cho mình những giờ giải lao giữa giờ hoặc sử dụng những ngày nghỉ của mình để thư giãn và giải tỏa căng thẳng. Khi tinh thần đã thoải mái thì làm việc sẽ vui vẻ và có hiệu quả hơn.

Bạn có thể thư giãn với một bản nhạc mà hình yêu thích, xem một bộ phim giải trí  hoặc làm việc gì đó khiến bạn vui vẻ

2. Ngưng nói xấu sếp

Nhiều người nghĩ việc nói xấu sếp sẽ giúp bản thân giải tỏa căng thẳng khi làm việc. Tuy nhiên, hiệu quả của việc làm này hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ ban đầu. Việc nói xấu sếp chỉ khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và khiến bạn ghét bỏ công việc của mình nhiều hơn.

Việc tốt nhất mà bạn nên làm khi muốn xả “stress” đó là tìm một người bạn để tâm sự. Tốt nhất là nên tìm người bạn không cùng công ty để tránh nhắc tới những áp lực, căng thẳng trong công việc đang làm. Thời gian lý tưởng nhất để phàn nàn về công việc chỉ khoảng 10 phút để tránh những điều tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới bạn.

>>>Xem thêm: Làm thế nào để giảm stress sau chuỗi ngày dài mệt mỏi?

3. Tìm những điểm tốt của công việc đang làm

Công việc nào thì cũng sẽ có những mặt tốt cho dù đó không phải là công việc mơ ước của bạn. Đó có thể là việc đi làm cùng crush, hay chỗ đang làm chỉ cách nhà khoảng 15 phút đi xe, hoặc chỗ làm có view đẹp, căng tin bán đồ ăn ngon….

Những điểm tích cực của công việc sẽ là động lực giúp bạn thoát khỏi những áp lực và căng thẳng. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản thì hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp mà công việc này mang tới, chắc chắn chúng sẽ khiến tâm trạng thoải mái và có động lực để làm việc tiếp đấy.

>>>Tìm hiểu thêm: Cách viết báo cáo công việc đầy đủ nhất

4. Tự khen thưởng cho bản thân

Phần thưởng là thứ khiến cho thái độ của con người thay đổi nhanh chóng. Vì thế, tại sao bạn không đặt ra cho mình một mục tiêu và tự khen thưởng cho bản thân khi mình đã thực hiện được một mục tiêu đó. Hãy tự thưởng cho mình một bữa tối thịnh soạn, hay một bộ nail yêu thích hoặc một thỏi son mà bạn đã ao ước từ lâu.

Bạn sẽ dễ dàng hoàn thành các mục tiêu của mình đề ra nếu bạn biết mình sẽ nhận được phần thưởng ngay sau đó. Hơn nữa, khi bạn thực hiện công việc trong tâm trạng vui vẻ, háo hức thì những lời phàn nàn hay những suy nghĩ tiêu cực sẽ biến mất. Bạn sẽ dần trở nên yêu thích và cảm thấy công việc hiện tại không còn nhàm chán như mình nghĩ.

Tự khen thưởng bản thân là một cách tốt để cứu bản thân khỏi sự chán chường
Tự đặt ra mục tiêu công việc và dành một món quà cho bản thân

 

5. Hòa đồng với mọi người

Đôi khi sự chán nản của một ai đó bắt nguồn từ chính những người xung quan của họ. Vì thế, tại sao bạn không tạo một mối quan hệ vui vẻ và hòa đồng với những người đồng nghiệp của mình. Họ sẽ là nơi cùng bạn giải tỏa những áp lực công việc và tạo ra niềm vui trong quá trình làm việc của bạn đó.

Việc chán nản với công việc là điều rất dễ hiểu đối với những người đi làm. Tuy nhiên, nếu bạn biết nhìn nhận công việc theo những mặt khác nhau thì sẽ thấy việc bạn đang làm không hề chán như mình tưởng.

6. Tìm việc làm mới

Đôi khi sự chán nản thực sự đến từ công việc, môi trường, hoặc tính chất công việc quá nhàm chán không hợp với những gì bạn mong đợi. Lúc này việc bạn cần làm là chuyển bộ phận, hoặc nghỉ việc và đi tìm việc làm mới. Nếu vấn đề là do tính chất công việc, bạn hoàn toàn có thể sắp xếp một buổi gặp mặt với trưởng bộ phận để nói ra mong muốn của mình. Giả sử khi làm HR nhưng muốn chuyển sang Sales, hãy chia sẻ rằng bạn muốn thử thách mình trong một lĩnh vực hoàn toàn mới.

Còn nếu vấn đề là môi trường, giải pháp duy nhất chỉ có thể là nghỉ việc mà thôi. Bởi môi trường nằm trong văn hóa của doanh nghiệp, 1 con én không thể thay đổi cả mùa xuân. Nếu dự định nghỉ việc, hãy xem xét những gì bạn sẽ làm sau khi nghỉ. Nếu bạn cần một khoảng thời gian bình yên cho bản thân, hãy xin nghỉ trong tâm thế thoải mái. Nếu bạn dự định đi làm nơi khác, hãy chắc chắn khi nghỉ việc đã có bên trải thảm đón bạn về

 

 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: