Khi có hiện tượng nóng lên trên toàn cầu thì người ta bắt đầu quan tâm đến khái niệm Carbon footprint là gì? Và làm sao để giảm dấu chân của Carbon footprint? Nếu bạn cùng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé.
Mục lục
1. Carbon footprint là gì?
Carbon Footprint là gì? Khi dịch sang tiếng Việt nó mang nghĩa là dấu chân carbon. Đây là một lượng khí nhà kính (carbon dioxide) thải ra bầu khí quyển bởi các hoạt động của con người.
Dấu chân carbon là tổng lượng khí nhà kính được sinh ra để hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp cho những hoạt động của con người. Thông thường nó được hiển thị dưới dạng tấn carbon dioxide (CO2).
Dấu chân của cacbon thường được đo bằng tấn CO2 thải ra hàng năm. Nó cũng có thể được bổ sung bằng tấn khí tương đương với C02 gồm: Metan (CH4), oxit nitơ (N2O) cùng các loại khí nhà kính khác.
Xem thêm: Ngành dinh dưỡng là gì? Ra trường làm nghề gì?
2. Cách tính Carbon Footprint như thế nào?
Để tính được Carbon Footprint phải dựa trên nhiều yếu tố như: Khu vực sinh sống, phong cách sinh sống, mức năng lượng tiêu thụ, sản phẩm công nghệ, cách sử dụng,…
Trong khi đó, cách tính lượng khí thải cacbon chính xác cần dựa trên mức độ tiêu thụ nhiên liệu của một người, sau đó sẽ phải cộng lượng phát thải CO2 vào Carbon Footprint của người đó. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tham khảo ví dụ sau:
VD: Bạn di chuyển bằng xe máy đi chơi với quãng đường là 200km, mức tiêu thụ của xe máy là 2,5 lít/100km. Như vậy:
- Tổng quãng đường 200km xe máy tiêu thụ hết 5 lít xăng.
- Mỗi một lít xăng sẽ phát thải khoảng 2,3kg khí CO2.
Khi tính tổng việc di chuyển sẽ tăng 5 x 2,3kg = 11,5kg CO2. Con số này được cộng vào Carbon Footprint của bạn hàng năm.
3. Tác Động Của Carbon Footprint
Mức carbon footprint càng cao thì tác động tiêu cực đối với môi trường và con người càng nghiêm trọng. Cụ thể tác động của nó gồm:
3.1. Biến Đổi Khí Hậu
Sự gia tăng phát thải các loại khí nhà kính như carbon dioxide, metan, khí ô-xít nitơ đã làm tăng hiệu ứng nhà kính, dẫn đến sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu trầm trọng.
Theo số liệu từ Cơ quan Khí tượng Thế giới (WMO), nồng độ CO2 trong khí quyển hiện nay đã tăng 47% so với thời kỳ tiền công nghiệp, đạt mức cao nhất trong 800.000 năm qua. Điều này đã làm nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 1,1°C so với thời kỳ đó. Nếu không có hành động giảm phát thải, Báo cáo Đánh giá lần thứ 6 của IPCC dự báo nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng thêm từ 2,6°C đến 4,8°C vào năm 2100, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, nóng nực và cháy rừng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và kinh tế.
3.2. Sự Cạn Kiệt Tài Nguyên
Carbon footprint cao cũng đồng nghĩa với việc tiêu thụ quá mức các tài nguyên thiên nhiên như năng lượng, nước, khoáng sản. Theo Tổ chức Carbon Trust của Anh, chỉ riêng việc sản xuất 1 chiếc laptop đã cần sử dụng khoảng 240kg các tài nguyên như nước, nhiên liệu hóa thạch và khoáng sản. Việc khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên hữu hạn như vậy sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát triển bền vững trong tương lai.
3.3. Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe
Ngoài ra, carbon footprint cao cũng gây ra nhiều tác hại đáng kể đến sức khỏe con người. Ô nhiễm không khí do các khí thải carbon là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là ung thư.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 7 triệu ca tử vong sớm liên quan đến ô nhiễm không khí. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng các loại bệnh lây truyền qua côn trùng, sốc nhiệt, gây khó khăn về an ninh lương thực và nguồn nước sạch. Chi phí y tế liên quan đến ô nhiễm và biến đổi khí hậu ước tính lên tới hàng trăm tỷ USD mỗi năm trên toàn thế giới.
Rõ ràng, carbon footprint cao đang gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường sống và sức khỏe của con người. Vì vậy, giảm thiểu dấu chân carbon là một yêu cầu cấp bách để bảo vệ trái đất và đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
4. Tại sao cần giảm dấu chân Carbon Footprint?
Trên thực tế, mối liên hệ giữa phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu là tương đối rõ ràng. Nhiệt độ trung bình của toàn cầu đang tăng lên, hiện tượng thời tiết cực đoan cũng nhiều hơn, khắc nghiệt hơn, nước biển đang dâng cao, hiện tượng axit hóa,… Tất cả các hiện tượng này đều là hệ quả của hoạt động đời sống con người.
Khi giảm lượng khí thải carbon cũng đồng nghĩa với việc giảm tổng lượng khí thải nhà kính. Đương nhiên, trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, tất cả chúng ta đều phải điều chỉnh hành động để có được kết quả lớn.
Đặc biệt, việc làm giảm dấu chân carbon còn giúp bạn có lối sống lành mạnh hơn, tiết kiệm tiền tốt hơn. Nó cũng có thể đem lại bầu không khí trong sạch, chế độ ăn uống lành mạnh, giảm hóa đơn tiêu thụ năng lượng mỗi tháng.
Nhìn chung, khi giảm được dấu chân Carbon Footprint cũng có nghĩa bạn đang chống lại biến đổi khí hậu để có cuộc sống tốt đẹp, trong lành hơn.
Xem thêm: Chăm sóc sức khoẻ công nhân: Việc cần làm ngay trong các doanh nghiệp
5. Cách để giảm thiểu dấu chân Carbon Footprint
Để giảm thiểu dấu chân của Carbon Footprint có rất nhiều cách khác nhau. Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay một số cách dưới đây nhé.
Giảm ăn thịt bò và sữa bò
Trên thực tế, khí thải nhà kính đến nhiều từ hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Một loại thực phẩm có thể gây ra nhiều dấu chân carbon hơn đó là thịt bò và sữa bò. Các chuyên gia đã tính toán được, để sản xuất ra 1kg thịt bò sẽ làm phát thải CO2 tương đương với một chiếc ôtô chạy 27km.
Hầu hết những loại thịt đỏ sẽ ảnh hưởng đến dấu chân carbon vì nó có thể tạo ra lượng khí thải gấp 5 lần, lượng tiêu thụ gấp 11 lần so với thịt gia cầm. Bởi vì thế mà bạn cần phải hạn chế sử dụng thịt đỏ, sữa động vật, thay vào đó là dùng rau củ, hạt, quả,…
Hạn chế đi xe cá nhân
Một nguyên nhân nữa dẫn đến lượng khí CO2 tăng cao là phương tiện giao thông. Thay vì lái xe riêng thì bạn có thể chọn đi bộ, đi xe đạp, xe ô tô điện, xe máy điện, xe bus,… Khi lựa chọn xe thân thiện với môi trường cũng sẽ giúp giảm lượng carbon thải ra từ việc tiêu thụ nhiên liệu.
Xem thêm: 5 thói quen lành mạnh giúp dân công sở cải thiện sức khỏe
Dùng năng lượng sạch, bền vững
Phần lớn năng lượng mà chúng ta đang sử dụng hiện nay là nhiên liệu dầu mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên các nguồn nhiên liệu này đều có hạn và khi đốt cháy sẽ thải ra rất nhiều chất gây ô nhiễm môi trường, tăng tốc độ biến đổi khí hậu. Chính vì thế mà bạn có thể chuyển sang sử dụng năng lượng sạch như: Năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt,…
Trồng nhiều cây xanh
Trồng cây xanh sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon nhanh hơn. Thực vật hấp thụ carbon dioxide và thải ra oxy có lợi cho sức khỏe con người. Chính vì thế mà cho dù bạn ở chung cư hay nhà mặt đất hay bất kỳ đâu thì hãy tích cực trồng nhiều cây xanh hơn nhé.
Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
Một cách đơn giản nhất để giảm lượng Carbon Footprint chính là tắt tất cả thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng. Điều này vừa giúp bạn tránh lãng phí tài nguyên, tiền bạc mà còn bảo vệ được môi trường.
Thực hiện 5R không lãng phí
Bạn hãy tập làm quen và thực hành 5R không lãng phí cùng 3 nguyên tắc R: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế, cụ thể:
- Refuse (từ chối): Tránh sử dụng đồ dùng bằng nhựa một lần, hãy chọn đồ có thể tái sử dụng.
- Reduce (giảm tiêu dùng): Hãy quan tâm đến những thứ bạn thấy thật sự cần thiết.
- Reuse (tái sử dụng): Hãy tìm cách tái sử dụng đồ đạc, giữ nó ở tình trạng tốt, sửa chữa hoặc nâng cấp khi nó bị hỏng.
- Rot: Xây dựng một hệ thống phân trộn thức ăn thừa, tìm trung tâm đồ thừa từ thực phẩm.
- Recycle (tái chế): Tái sử dụng bất kỳ một vật dụng bằng nhựa, giấy, thủy tinh, kim loại nhé.
Xem thêm: Làm ca đêm nên ăn uống như thế nào? Chế độ dinh dưỡng cho người làm đêm
Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn hiểu “Carbon Footprint là gì?” và cách để làm giảm dấu chân carbon. Bạn hãy thực hiện ngay các cách trên để môi trường sống trong lành hơn nhé.
Câu hỏi thường gặp
1. Tại Sao Carbon Footprint Lại Quan Trọng Với Doanh Nghiệp?
Carbon footprint lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang sử dụng nhiều năng lượng và tài nguyên không hiệu quả, gây lãng phí chi phí. Giảm carbon footprint sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện hình ảnh với khách hàng và tuân thủ các quy định về môi trường.
2. Các Quốc Gia Đang Làm Gì Để Giảm Carbon Footprint?
Nhiều quốc gia đã đưa ra các chính sách và quy định về giảm phát thải khí nhà kính như áp dụng carbon tax, quy định về tiêu chuẩn phát thải với xe cơ giới, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ rừng nhiệt đới... Điều này nhằm hướng đến mục tiêu giảm carbon footprint và đối phó với biến đổi khí hậu.
3. Carbon Footprint Của Một Quốc Gia Được Tính Như Thế Nào?
Carbon footprint quốc gia được tính dựa trên tổng lượng khí nhà kính do tất cả các hoạt động kinh tế, sản xuất, đô thị hóa, giao thông vận tải, sinh hoạt,... trên lãnh thổ của quốc gia đó phát thải ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Các số liệu này được các cơ quan chuyên trách của quốc gia thu thập và tính toán.
4. Làm Thế Nào Để Khuyến Khích Mọi Người Giảm Carbon Footprint?
Cách tốt nhất là nâng cao nhận thức về tác hại của carbon footprint lớn và lợi ích của việc giảm phát thải thông qua các chiến dịch truyền thông, giáo dục. Đồng thời, các chính sách, ưu đãi, thuế cũng cần được áp dụng nhằm tạo động lực và hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp chuyển đổi sang lối sống, sản xuất xanh hơn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)