Nhiều bạn trẻ đứng trước ngưỡng cửa đại học lo lắng vì không biết lựa chọn con đường nghề nghiệp tương lai ra sao. Yêu thích ngành cơ khí nhưng các em chưa biết rõ về cơ hội nghề nghiệp, ra trường có thể ứng tuyển những công việc gì? Chuyên gia nhân sự bật mí cho giới trẻ các ngành nghề có thể làm sau khi học cơ khí bao gồm kỹ sư gia công cơ khí, kỹ sư chế tạo máy, giảng viên,…
Mục lục
1. Khái quát chung về ngành cơ khí
Ngành cơ khí đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Các loại máy móc, thiết bị trong dây truyền sản xuất muốn hoạt động trơn tru thì không thể thiếu sự điều khiển của kỹ sư cơ khí. Ở mọi nơi, trong cuộc sống hằng ngày, cơ khí đều có mặt rộng rãi, điển hình như với thiết bị gia đình, ô tô, vũ khí, máy móc sản xuất,…
Với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ, khoa học hiện đại, nhu cầu nhân lực cho ngành cơ khí đối với lắp đặt thiết bị, thiết kế, sửa chữa, bảo trì, chế tạo máy móc trong khu công nghiệp, nhà máy,… tăng cao. Theo đó, học ngành cơ khí, các em sẽ có kinh nghiệm, chuyên môn liên quan đến việc sửa chữa, quản lý, chế tạo ra sản phẩm cơ khí phục vụ cho quá trình sản xuất.
Qua đây cho thấy rằng, ngành cơ khí khá tiềm năng, mang đến cơ hội và triển vọng nghề nghiệp tốt. Nằm trong số các ngành khát nhân lực, theo học nghề cơ khí, sau khi tốt nghiệp, sinh viên không lo thiếu việc làm phù hợp.
2. Những ngành nghề, công việc có thể làm sau khi học cơ khí
Ngành cơ khí gồm những nghề nào? Sinh viên tốt nghiệp ngành cơ khí có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí theo sở thích và khả năng. Nắm rõ cơ hội nghề nghiệp, mức lương từng vị trí, việc cân nhắc lựa chọn trở nên dễ dàng hơn.
2.1. Thiết kế bản vẽ kỹ thuật
Tại các nhà máy, khu công nghiệp, vị trí thiết kế bản vẽ kỹ thuật luôn mở rộng cơ hội. Họ là người trực tiếp thể hiện ý tưởng chế tạo sản phẩm cơ khí qua những bản vẽ thiết kế. Những thông số, tiêu chuẩn, vật liệu để tạo ra thiết bị cơ khí cũng được nhà thiết kế bản vẽ chỉ rõ. Mức lương của vị trí này dao động trong khoảng từ 11 – 16 triệu đồng/tháng với kinh nghiệm tối thiểu 2 năm.
Xem thêm: Thiết kế cơ khí là gì? Công việc của một kỹ sư thiết kế cơ khí
2.2 Kỹ sư gia công cơ khí
Kỹ sư gia công cơ khí đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là sản xuất ra các bộ phận của công cụ, thiết bị cơ khí với sự tỉ mỉ, cẩn trọng cao. Nhiệm vụ của vị trí này là thiết lập chương trình, tọa độ, tốc độ các trục, vận hành máy, đồng thời kiểm soát chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thiện. Ứng tuyển vị trí kỹ sư gia công cơ khí, mỗi tháng người lao động có thể nhận được trung bình 12 triệu đồng/tháng.
2.3. Kỹ sư cơ khí chế tạo máy
Với vị trí kỹ sư chế tạo máy, các công việc chính thường làm là chịu trách nhiệm xử lý những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, khắc phục lỗi xảy ra khi vận hành. Đồng thời, các nguyên vật liệu, chủng loại sử dụng cũng do kỹ sư chế tạo máy đề xuất. Trong quá trình gia công chế tạo, họ là người tham gia cải tiến, theo dõi tiến độ để sản phẩm tạo ra hoàn hảo nhất. Thu nhập trung bình của kỹ sư chế tạo máy từ 1 – 2 năm kinh nghiệm vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.
2.4. Kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng
Các thiết bị máy móc sau 1 thời gian sử dụng sẽ phát những vấn đề hỏng hóc khiến việc vận hành kém hiệu quả. Lúc này các kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng phát huy vai trò nhằm giúp cho thiết bị hoạt động bình thường, tăng năng suất và hiệu quả. Vị trí kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng tuyển dụng phổ biến, mức lương dao động khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng với kinh nghiệm 1 – 2 năm.
2.5. Quản lý quy trình chế tạo máy
Giữ vai trò quản lý quy trình chế tạo máy, người đảm nhận vị trí sẽ phải chịu trách nhiệm giám sát, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đúng kỹ thuật, bản vẽ. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm sau khi chế tạo cần đạt chuẩn.
Từ khâu gia công đến khi hoàn thành, quản lý quy trình chế tạo máy sẽ kiểm soát để cho ra đời sản phẩm cơ khí đáp ứng yêu cầu. Mức lương của quản lý quy trình chế tạo máy dao động khoảng 14 – 15 triệu đồng/tháng với người có kinh nghiệm.
2.6. Giảng viên ngành cơ khí
Triển vọng nghề nghiệp của ngành cơ khí rộng mở, những ai có khả năng giao tiếp tốt, chuyên môn cao cũng có thể ứng tuyển làm giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học. Qua những kinh nghiệm mà mình có, giảng viên sẽ giúp thế hệ trẻ trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức để dễ dàng có một công việc tốt, đúng chuyên môn sau khi ra trường.
Vị trí giảng viên có thu nhập được tính theo cấp bậc nhà nước quy định. Mức lương của các giảng viên ngành cơ khí thường dao động trong khoảng từ 8 – 10 triệu tùy theo kinh nghiệm, số năm công tác.
Cơ hội việc làm ngành cơ khí cho các bạn trẻ rộng mở nếu có kỹ năng cứng, kỹ năng mềm tốt. Qua bài viết, học sinh, sinh viên đã nắm rõ về các ngành nghề có thể làm sau khi học cơ khí, từ đó trau dồi cho mình kiến thức đáp ứng yêu cầu ngành nghề. Với tinh thần ham học hỏi, nỗ lực không ngừng, dù ứng tuyển vị trí nào của ngành cơ khí, các em sẽ có cơ hội thăng tiến, nhận được mức thu nhập hấp dẫn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)