Các công ty phải làm gì khi ở giữa tâm dịch Corona?

Đánh giá post

Dịch Corona hiện đang lan truyền với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Do đó, các công ty cũng cần thay đổi chính sách vận hành tổ chức để đảm bảo sự an toàn tối ưu cho nhân viên của mình. Vậy các công ty phải làm gì khi ở giữa tâm dịch Corona?

Các công ty phải làm gì khi ở giữa tâm dịch Corona?

1.Luôn cập nhật thông tin mới nhất về dịch bệnh

 

Đầu tiên, các công ti nên quan sát thông tin mới nhất về dịch bệnh từ các nguồn tin chính thống. Trong thời đại hiện nay, lượng thông tin trên internet rất vô vàn, dẫn đến việc nhiều lúc kém chất lượng, không đáng tin cậy. Đừng nghe sự đồn đoán về bệnh dịch từ quá nhiều nguồn. Hãy bắt đầu bằng việc kiểm tra tin nhắn của… bộ y tế. Ngoài ra, các công ty cũng nên chờ văn bản chính thức của tổ chức y tế thế giới, trung tâm kiểm soát để ngăn ngừa dịch bệnh. 

Các thông tin chính thông thường đã bao gồm hầu hết các thông tin bạn cần tham khảo: Nguồn gốc dịch bệnh, tình hình dịch bệnh, cách thức phòng bệnh,… Việc theo sát các thông báo công khai để truyền tin, hướng dẫn lại cho nhân viên cách bảo vệ sức khỏe là điều hết sức quan trọng.

2.Tăng cường an toàn vệ sinh

 

Không chỉ đơn thuần truyền lại thông tin từ bộ y tế, công ty còn cần phải có những hành động thực tiễn ngăn ngừa dịch bệnh. 

Các công ty nên đầu tư nước rửa tay/nước khử trùng và hướng dẫn nhân viên rửa tay. Các công ty cũng nên tránh tụ tập nhân viên trong các trường hợp không cần thiết. Trong một số trường hợp, công ty nên cân nhắc cho phép các thực tập sinh hoặc các cộng tác viên làm việc tại nhà.

Ngoài rửa tay và đeo khẩu trang, công ty phải theo dõi chặt chẽ tình trạng thể chất của nhân viên. Các công ty nên yêu cầu nhân viên trình báo về tình trạng sức khỏe, những người họ đã tiếp xúc trong thời gian gần đây để có biện pháp dự trù rủi ro phù hợp nhất. Những nhân viên bị duyệt vào diện đã tiếp xúc với vi rút nên được cho phép làm việc tại nhà, đảm bảo sự an toàn cho các nhân viên khác tại công ty. 

Trong trường hợp trên, công ty không hề phân biệt đối xử với người bị bệnh, họ chỉ đang cố gắng đảm bảo tính mạng và sự an toàn của nhân viên mình mà thôi. Dĩ nhiên, công ty của bạn cũng phải đảm bảo có đủ bằng chứng về dấu hiệu “bị lây nhiễm” của nhân viên. Bằng không, một số nhân viên có thể cảm thấy bị kì thị, hắt hủi và… kiện ngược công ty.

>> Nghỉ học tránh dịch kéo dài, sinh viên nên làm gì?

>> Những ngành nghề bị đình trệ vì Covid 19

Các công ty phải làm gì khi ở giữa tâm dịch Corona?

3.Đặt sự an toàn của nhân viên lên trên hết

 

Quyền lợi của nhân viên không chỉ được đảm bảo bởi công ty, mà còn dưới sự bảo hộ của luật pháp Nhà Nước. Vậy nên các công ti phải suy xét cẩn thận, tránh trường hợp hoảng loạn vì dịch Corona mà xâm phạm đến quyền lợi nhân viên.

Ngoài việc đảm bảo sự an toàn ở nơi làm việc, các công ty cũng cần rõ ràng về lương, thưởng, chính sách bảo hiểm. Đừng vội vàng cách li bất cứ ai mà chưa đảm bảo quyền lợi của họ. Dù gì họ cũng đã cống hiến sức lực của mình cho công ty trong một thời gian nhất định rồi, phải không nào? Hầu hết các công ty ở mọi quốc gia đều có luật bảo vệ nhân viên khỏi tổn hại về thể chất tại nơi làm việc. Đối với những tập đoàn đa quốc gia, người lãnh đạo sẽ phải xác định quy định về lương, thưởng, bảo hiểm, đền bù,… theo chính sách từng quốc gia riêng.

Doanh nghiệp cũng đừng quên cân nhắc trách nhiệm với các bên thứ ba. Ví dụ trong trường hợp một nhân viên nhà hàng bị nhiễm dịch, công ty sẽ phải bồi thường cho nhân viên. Nhưng trên thực tế, nhân viên đấy đã có thể lây nhiễm đến những khách hàng quen, gây ra nhiều thiệt hại lớn.

>> Những yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm sức khỏe 

4.Tính toán thời hạn nghỉ phép phù hợp

 

Việc cho nhân viên nghỉ phép là điều… bất khả dĩ. Tuy nhiên, lãnh đạo các doanh nghiệp chỉ có thể cho phép nhân viên nghỉ trong một thời gian nhất định, đâu thể kéo dài kì nghỉ đến hết cả năm.

Công ty, doanh nghiệp phải xác định xem lợi ích và tác hại của việc kéo dài/rút ngắn kì nghỉ của nhân viên. Ví dụ, giai đoạn “nghỉ ngơi” của họ có gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến bộ máy công ty không? Nếu họ trở lại, khả năng cao họ có lây nhiễm cho các nhân viên khác hay không? Nếu cho phép họ tiếp tục nghỉ vì chữa bệnh, bị cách li thì chế độ lương sẽ thay đổi như thế nào?

Dựa vào các phân tích trên, công ty sẽ có đánh giá thích hợp nhất để điều chỉnh kế hoạch nghỉ cho nhân viên giữa mùa dịch.

5.Tránh trở nên stress

 

Việc lo lắng thái quá về tình trạng dịch bệnh cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người đứng đầu công ti nói riêng và toàn bộ công ty nói chung. Dịch Corona gây ra sự đình trệ cho tất cả doanh nghiệp nói chung nên bạn không cần quá lo lắng về doanh thu của riêng công ty mình.

Khi sếp trở nên cáu kỉnh vì stress, toàn bộ nhân viện cũng sẽ phải làm việc trong trạng thái vô cùng căng thẳng. Đừng bất ngờ khi một số nhân viên sẽ chủ động xin phép làm việc tài nhà. Là sếp, bạn cũng đừng nên trách mách người ta vô trách nhiệm. Nếu hoạt động làm việc của công ty không gặp rắc rối về pháp lý và vẫn tuân thủ điều kiện bảo vệ sức khỏe cộng đồng, công ty vẫn nên vận hành như bình thường.

Ở vị trí người lãnh đạo, bạn cần có một tư duy linh hoạt. Hãy nghĩ ra các hình thức làm việc khác nhau nếu cần thiết, sắp xếp lại thời gian biểu nếu cần. Quan trọng không phải bệnh dịch sẽ kéo dài bao lâu, quan trọng là bạn sẽ đối phó với nó như thế nào.

>> Cách giảm stress hiệu quả

>> Để thích ứng tốt hơn với sự thay đổi

Các công ty phải làm gì khi ở giữa tâm dịch Corona?

6.Đảm bảo quyền riêng tư

 

Công ty nên đảm bảo tính bảo mật thông tin của nhân viên, nhất là những người nằm trong danh sách nhiễm bệnh. Thông tin của những người này chỉ nên giới hạn trong hiểu biết của công ty và chính phủ, tổ chức có thể giải quyết các vấn đề bệnh lí liên quan đến dịch Corona. Việc tiết lộ thông tin nhân viên sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống cá nhân họ cũng như danh tiếng của công ty.

7.Tính đến trường hợp xấu nhất

 

Trong tình trạng bệnh dịch hoành hành như hiện nay, các công ty nên có kế sách đối mặt với các tình huống xấu nhất. Kế sách dự phòng nên bao gồm: hình thức làm việc mới, kế hoạch làm việc cụ thể cho những người ở vị trí quan trọng, danh sách những người phải sa thải nếu bắt buộc, các cáo buộc pháp lý phải đổi mặt,.v.v… Chính sách trên có thể chỉ là dự phòng tạm thời, nhưng điều quan trọng  là công ty phải luôn sẵn sàng trong trạng thái đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn.

Trên đây là bảy bước các công ty nên làm để đối phó giữa tâm dịch Corona. JobsGO hi vọng doanh nghiệp sẽ tìm được những cách thức xử lý của riêng mình và vượt qua khoảng thời gian đầy khó khăn này nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: