Tỷ suất là thuật ngữ quen thuộc nhưng dễ bị nhầm lẫn với tỷ số, tỷ lệ,… Bạn có thực sự hiểu tỷ suất là gì? Cùng JobsGO tìm hiểu ý nghĩa của từ này để sử dụng đúng bối cảnh nhé!
Mục lục
1. Khái niệm tỷ suất là gì?
Tỷ suất là gì? Là thương của phép chia một số A cho một số B khác 0. Trong đó A và B có đơn vị đo khác nhau.
Tỷ suất thường liên quan đến yếu tố thời gian. Chẳng hạn, vận tốc xe 15km/h – tỷ suất này đề cập đến quãng đường một chiếc xe đi được trong 1 giờ đồng hồ.
>> Tìm hiểu thêm: Lũy kế là gì? Công thức tính lũy kế
2. Các khái niệm liên quan đến tỷ suất
Khi nói đến tỷ suất, chúng ta có những khái niệm liên quan như tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất sinh.
2.1 Tỷ suất lợi nhuận là gì?
Tỷ suất lợi nhuận ROS hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thuần cho một kỳ kế toán.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận ROS là:
ROS = (Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu) x 100
Đơn vị tính: Phần trăm (%)
ROS càng cao thì doanh nghiệp thu càng được nhiều lợi nhuận so với những gì bán ra.
Xem thêm: Gross profit là gì? Công thức tính lợi nhuận gộp
2.2 Tỷ suất sinh là gì?
Về tỷ suất sinh chúng ta có tỷ suất sinh chung (GFR) và tỷ suất sinh thô (CBR).
Trong đó, tỷ suất sinh thô (CBR) là tỷ số giữa số trẻ em được sinh ra so với dân số trung bình trong cùng một khoảng thời gian.
Công thức tính tỷ suất sinh thô:
CBR = (Số trẻ em sinh ra trong năm/ Tổng số dân trung bình của năm) x 1000
Đơn vị tính: Phần nghìn (‰)
Tỷ suất sinh chung (GFR) thể hiện mối tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm và còn sống so với số phụ nữ trung bình ở lứa tuổi sinh để trong cùng một khoảng thời gian.
Công thức tính tỷ suất sinh chung:
GFR = (Số trẻ em sinh ra trong năm và còn sống/ Tổng số phụ nữ trung bình ở lứa tuổi sinh đẻ) x 1000
Đơn vị tính: Phần nghìn (‰)
3. Phân biệt tỷ suất với phân số, tỷ số, tỷ lệ, tỷ lệ xích
Tỷ suất, phân số, tỷ số, tỷ lệ có ý nghĩa khá giống nhau nên thường bị sử dụng nhầm lẫn. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để sử dụng đúng các khái niệm này.
3.1 Phân số là gì?
Tỷ số là thương của phép chia số A cho số B. Trong đó, A được gọi là tử số, B là mẫu số. Tử số và mẫu số đều là số tự nhiên; mẫu số phải là một số khác 0.
Ví dụ, ⅔; ⅝,… được coi là các phân số.
3.2 Tỷ số là gì?
Tỷ số cũng là thương của phép chia số A cho số B. Trong đó, A được gọi là tử số, B là mẫu số, B khác 0. Tuy nhiên, khác với phân số, tỷ số có tử số và mẫu số là những số bất kỳ.
Tỷ số thường được sử dụng để nói đến kết quả của một trận đấu thể thao. Ví dụ, trong trận đấu bóng đá giữa đội Hà Nội và đội Thanh Hóa, khi đội Hà Nội ghi được 2 bàn thắng, đội Thanh hóa ghi được 4 bàn thắng thì tỷ số trận đấu sẽ là 2:4. Trong trường hợp này, tỷ số 2:4 sẽ không được rút gọn 1:2 mà phải giữ nguyên.
3.3 Tỷ lệ là gì?
Tỷ lệ là thương của phép chia số A cho số B. Trong đó, A là tử số, B là mẫu số. Số A và số B luôn cùng đơn vị đo và số A là một bộ phận của số B.
Chẳng hạn, trong một công ty có 50 người, bao gồm 20 nữ và 30 nam thì tỷ lệ số nhân viên nữ trong công ty sẽ là 20/50 = 2/5.
Nếu nhân tỷ lệ với 100 thì ta sẽ có tỷ lệ phần trăm. Quay lại ví dụ trên, khi nhân ⅖ với 100 ta được 40%; như vậy ta có thể nói trong công ty có 40% nhân viên nữ.
3.4 Tỷ lệ xích là gì?
Tỷ lệ xích (T) là thương của phép chia số 1 cho số B. Trong đó, số 1 là tử số, B là mẫu số (B khác 0).
Thuật ngữ tỷ lệ xích thường được sử dụng trong bản vẽ để thể hiện khoảng cách của 2 địa điểm. Như vậy, nếu trên bản đồ ghi tỉ lệ xích T là 1:3.000 (cm) hoặc 1/3.000 (cm) thì khi điểm A cách điểm B 1cm trên bản đồ, trên thực tế điểm A cách điểm B 3.000cm (30m). Nếu điểm C cách điểm D 3cm trên bản đồ thì trên thực tế điểm C cách điểm D 3 x 3.000cm = 9.000cm (90m).
4. Bảng phân biệt tỷ suất với phân số, tỷ số, tỷ lệ, tỷ lệ xích
Theo dõi bảng dưới đây, bạn sẽ dễ dàng nhận biết điểm giống và khác nhau của các khái niệm tỷ suất, phân số, tỷ số, tỷ lệ, tỷ lệ xích.
Phân biệt | Tỷ suất | Phân số | Tỷ số | Tỷ lệ | Tỷ lệ xích |
Điểm giống | Thương của phép chia số A cho số B. B khác 0. | ||||
Điểm khác | A và B có đơn vị đo khác nhau. | A và B là số tự nhiên. | A và B là số bất kỳ. | A và B có cùng đơn vị đo. A là một bộ phận của B. | A và B có cùng đơn vị đo.
A bằng 1. |
Phép tính thường liên quan đến số liệu trong một khoảng thời gian nhất định. | Phép tính thường liên quan đến số liệu trong một khoảng không gian nhất định. | Phép tính thường được sử dụng trong bản đồ, biểu thị khoảng cách giữa các điểm. |
Tỷ suất là gì? Bạn đã có câu trả lời rồi đúng không? Hi vọng sau bài viết này của JobsGO, bạn sẽ không còn sử dụng nhầm tỷ suất, tỷ số, tỷ lệ,… nữa!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)