ESFP – Người trình diễn: Đặc điểm tính cách & con đường sự nghiệp

Đánh giá post

ESFP – Nhóm tính cách dễ dàng thu hút được sự chú ý của những người xung quanh nhờ năng lượng, sự vui vẻ, thoải mái không theo nguyên tắc nào. Và thật đặc biệt, làm người khác hào hứng, vui vẻ, chú ý đến bản thân cũng là điều nhóm người trình diễn ESFP ưa thích. Ngoài những đặc điểm dễ thấy kể trên, còn điều gì ấn tượng về nhóm tính cách ngập tràn sức sống này, hãy khám phá ngay cùng JobsGO.

1. ESFP là gì?

ESFP là một trong 16 nhóm tính cách MBTI nổi tiếng. Người sở hữu tính cách ESFP luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt với những người xung quanh ngay từ những hành động, việc làm đơn giản nhất.

ESFP
ESFP là gì?

1.1 ESFP viết tắt của từ gì?

ESFP là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh thể hiện 4 đặc trưng cơ bản trong tính cách của những người thuộc nhóm này bao gồm:

  • Extraversion – Hướng ngoại.
  • Sensing – Nhận thức.
  • Feeling – Cảm xúc.
  • Perception – Linh hoạt.

1.2 Tỷ lệ người có nhóm tính cách ESFP

Tính đến thời điểm hiện tại, theo khảo sát của MBTI, có khoảng 9% dân số thuộc nhóm tính cách ESFP (Phổ biến thứ 3 trên thế giới). Điểm chung của họ đều là người hướng ngoại, có xu hướng thiên về nhận thức, cảm xúc đồng thời sống và làm việc linh hoạt thay vì tuân thủ các nguyên tắc.

1.3 Người nổi tiếng thuộc nhóm ESFP

Mang trong mình nguồn năng lượng và khao khát thể hiện bản thân mãnh liệt, những người nổi tiếng thuộc nhóm ESFP dưới đây khiến công chúng yêu mến mà còn ngưỡng mộ và kính trọng.

  • Ronald Wilson Reagan – Tổng thống Mỹ: Ông được biết đến nhiều với tư cách Tổng thống thứ 40 của nước Mỹ. Tuy nhiên, ít ai biết trong quá khứ, vị Tổng thống tài hoa đã từng thành công lẫy lừng trong vai trò một diễn viên điện ảnh ở Hollywood. Dù với vai trò nào, Ronald Reagan cũng hoàn thành xuất sắc nhờ năng lượng tích cực, cảm nhận tinh tế và cách nhìn nhận vấn đề linh hoạt.
  • Howard D. Schultz – Giám đốc điều hành Starbuck: Howard D. Schultz cũng là một người nổi tiếng thuộc nhóm ESFP. Ông thành công trong nhiều vai trò khác nhau như doanh nhân, tác giả,… Với sự nhanh nhạy và linh hoạt trên thương trường, Howard đã thành công trong việc đưa Starbuck trở thành đế chế Cà phê tỷ đô đình đám toàn cầu.
  • Hugh Marston Hefner – Nhà sáng lập, Giám đốc sáng tạo tạp chí Playboy: Được biết đến với cách nhà sáng lập tạp chí Playboy, Hugh Marston Hefner mang làn gió mới tới lĩnh vực Xuất bản và thời trang. Dù vướng không ít tai tiếng ở thời điểm ban đầu, nhưng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của Playboy khi có thể tiêu thụ đến hàng triệu bản/tháng vào thời điểm hoàng kim.
  • Richard Branson – Nhà sáng lập Virgin Group: Richard Branson là một doanh nhân nổi tiếng, ông đã xây dựng tập đoàn Virgin với nhiều thương hiệu khác nhau và trở thành một trong những tỷ phú thành công nhất thế giới. Nổi tiếng với tinh thần phiêu lưu và sáng tạo, Richard Branson luôn khát khao thử thách giới hạn của bản thân và đưa tập đoàn Virgin của mình đến một tầm cao mới.
  • Dale Evans – Nữ diễn viên, ca sĩ, tác giả: Dale Evans là một trong những nữ diễn viên hot trong thập niên 1940 và 1950. Ngoài sự nghiệp diễn xuất, bà còn là một ca sĩ và tác giả nổi tiếng với nhiều tác phẩm đã được xuất bản. Bà cũng là đồng tác giả của bài hát “Happy Trails”, được biết đến như là biểu tượng của bộ phim truyền hình “The Roy Rogers Show” mà bà từng tham gia diễn xuất.

2. Đặc điểm chính của ESFP

ESFP là gì
Đặc điểm chính của ESFP

ESFP mang những đặc trưng riêng không trùng lặp với bất kỳ tính cách nào trong 16 nhóm tính cách MBTI.

2.1 Tính cách nhóm ESFP

  • Extraversion – Hướng Ngoại: Người thuộc nhóm tính cách ESFP có xu hướng thể hiện bản thân. Theo đó, họ không ngần ngại thể hiện cá tính, cảm xúc ngay cả ở những nơi đông người. Họ cũng chẳng gặp khó khăn khi làm quen, bắt đầu trải nghiệm những thứ mới mẻ chưa ai dám thử qua.
  • Sensing – Nhận thức: Các ESFP thường sống và làm việc dựa trên nhận thức hơn là trực giác. Vì vậy, họ thường có xu hướng phân tích những chi tiết nhỏ thay vì đánh giá tổng quan một vấn đề.
  • Feeling – Cảm xúc: Nhóm tính cách ESFP thường đưa ra quyết định dựa vào cảm nhận, trạng thái cảm xúc tình cảm, giá trị cá nhân hơn là dựa vào các yếu tố khách quan hoặc quy luật logic.
  • Perception – Linh hoạt: Nguyên tắc không phải yếu tố quan trọng hàng đầu ESFP hướng đến trong công việc và cuộc sống. Họ không đặt ra những quy tắc chặt chẽ để thực hiện mà quan sát, đánh giá tình hình thực tế để đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất. Cũng chính vì vậy mà các tình huống, thử thách bất ngờ gần như không thể làm khó được ESFP.

2.2 Mối quan hệ cá nhân của ESFP

Các mối quan hệ của ESFP tuyệt vời và tích cực như chính tính cách con người của họ. Trên thực tế, ESFP thường có nhiều bạn bè. Sự cởi mở, bắt nhịp nhanh và khả năng dẫn dắt câu chuyện giúp họ nhanh chóng kết giao, mở rộng mối quan hệ. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà các mối quan hệ này ở mức xã giao. ESFP luôn biết cách làm mới và tạo sự gắn kết cho các mối quan hệ.

Không chỉ thích kết giao, ESFP cũng nhiệt tình và sẵn lòng giúp đỡ những người xung quanh khi cần. Cùng với đó, ESFP cũng biết cách quan tâm người khác một cách tinh tế, ấm áp và chân thành.

Ưu điểm trong mối quan hệ cá nhân:

  • Có khả năng chăm sóc tốt các nhu cầu hàng ngày và giải quyết các vấn đề hiệu quả.
  • Sở hữu tính cách nhiệt tình, vui vẻ, giúp cho mọi thứ trở nên thú vị hơn.
  • Mang phong cách mộc mạc và gợi cảm.
  • Thông minh, hài hước, thẳng tính, đáng yêu, được mọi người yêu mến.
  • Rất linh động và đa dạng, dễ gần với mọi người.
  • Có năng khiếu nghệ thuật và sáng tạo.
  • Luôn tận hưởng từng giây phút và đam mê với mọi thứ mình làm.
  • Có thể kết thúc một mối quan hệ tồi tệ một cách dứt khoát mặc dù điều đó không hề dễ dàng.
  • Cởi mở và tốt bụng, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Nhược điểm trong mối quan hệ cá nhân:

  • Không quan tâm nhiều đến nhu cầu cá nhân.
  • Tiêu tiền một cách lãng phí và không có kế hoạch tài chính rõ ràng.
  • Thường có xu hướng trốn tránh hoặc bỏ qua những tình huống khó khăn hơn là đối mặt với chúng.
  • Rất nhạy cảm với sự chỉ trích và có xu hướng giữ những điều riêng tư.
  • Những cam kết suốt đời có thể khiến bản thân gặp khó khăn.
  • Thích khám phá những điều mới lạ và tìm kiếm niềm vui mới.
  • Không quan tâm đến sức khỏe của bản thân và thường xuyên đối xử tệ với cơ thể của mình.
  • Là người sống thiên về vật chất.

2.3 ESFP tại nơi làm việc

Nhanh nhạy, tinh tế và linh hoạt là những đặc điểm giúp nhóm ESFP thích nghi nhanh với công việc, môi trường làm việc mới. Vì vậy, những thách thức mới trong công việc cũng không thể cản bước được ESFP. Năng lượng tích cực, sự quan tâm chân thành của ESFP cũng dễ tạo được thiện cảm với đồng nghiệp.

Tuy nhiên, ít chú trọng đến nguyên tắc có thể khiến ESFP gặp khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ cần tính logic, trình tự nhất định. Việc dựa vào cảm xúc nhiều hơn lý trí đôi khi cũng khiến ESFP quên đi trách nhiệm với nhiệm vụ đang thực hiện.

2.4 Những người ESFP hợp với nhóm tính cách nào?

Trong các mối quan hệ, nhóm tính cách ESFP rất tin tưởng mọi người xung quanh. Chính vì thế, họ không đặt ra những tiêu chuẩn quá cao từ những mối quan hệ đó. ESFP chỉ đơn thuần tìm kiếm sự vui vẻ và sẻ chia ở mọi người. Khi tiếp xúc với người khác, ESFP luôn thể hiện năng lượng tích cực. Do vậy nhóm tính cách tương đồng như ISFP, ESTP, ESFJ rất hợp với ESFP.

3. Phân loại nhóm tính khí của tính cách ESFP

ESFP được phân thành các nhóm tính cách như sau:

  • Nhóm tính cách Artisan (SP): ISFP (Composer), ISTP (Crafter), ESFP (Performer), ESTP (Promoter).
  • Nhóm tính cách Rational (NT): INTP (Architect), ENTJ (Fieldmarshal), ENTP (Inventor), INTJ (Mastermind).
  • Nhóm tính cách Guardian (SJ): ISTJ (Inspector), ISFJ (Protector), ESFJ (Provider), ESTJ (Supervisor).
  • Nhóm tính cách Idealist (NF): ENFP (Champion), INFJ (Counselor), INFP (Healer), ENFJ (Teacher).

4. Phân biệt ESFP-T với ESFP-A

ESFP-A (ESFP-Assertive) và ESFP-T (ESFP-Turbulent) là 2 nhóm tính cách thuộc ESFP. Vậy 2 nhóm tính cách này có điểm gì khác biệt? Hãy cùng JobsGO nhận biết qua nội dung dưới đây:

  • ESFP-T: Nhóm tính cách ESFP-T bị tác động rất nhiều bởi sự nhìn nhận, đánh giá của mọi người xung quanh. Đặc biệt là trước những chỉ trích và lên án, họ trở nên cực kỳ nhạy cảm. Chính vì thế, ESFP-T rất khắt khe trước những lỗi lầm hay thất bại của bản thân.
  • ESFP-A (Assertive): Nhóm ESFP-A rất mong muốn được mọi người nhìn nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, so với ESFP-T, nhóm tính cách này vui vẻ, mạnh mẽ và tích cực hơn, họ không quá bị ảnh hưởng trước những đánh giá từ mọi người.

5. Điểm mạnh – Điểm yếu của ESFP

ESFP như một “thỏi nam châm” thu hút những người xung quanh. Dù vậy, tựa như hai cực của nam châm, tính cách ESFP tồn tại cả những điểm mạnh và những điểm yếu riêng.

5.1 Điểm mạnh

  • Nhiệt tình, giàu năng lượng tích cực trong mọi hoạt động.
  • Sống thực tế, ít mơ mộng không thực tế.
  • Táo bạo, độc lập, dám thử thách bản thân.
  • Vui vẻ, hoạt bát, thông minh.
  • Dễ thích nghi với hoàn cảnh, môi trường mới.
  • Sáng tạo, mới mẻ, không gò bó, khuôn mẫu.
  • Sống hết mình trong mọi khoảnh khắc.
  • Chân thành, rộng lượng và tốt bụng.

5.2 Điểm yếu

  • Có xu hướng không quan tâm đến nhu cầu thực sự của bản thân mà thường chạy theo những thứ thu hút, mới lạ.
  • Thường không đối diện vấn đề một cách trực diện để tìm ra hướng giải quyết.
  • Không cân đối, tính toán khoa học cho chi tiêu.
  • Vui vẻ với người khác nhưng giữ sự tiêu cực cho bản thân.
  • Khó gắn bó với một thứ gì lâu dài.
  • Khả năng tập trung không cao.

6. Nghề nghiệp cho nhóm ESFP

tính cách ESFP
Nghề nghiệp cho nhóm ESFP

Dưới đây là một số nghề nghiệp phù hợp và không phù hợp cho nhóm ESFP, bạn có thể tham khảo và đưa ra những quyết định phù hợp nhất với bản thân.

6.1 Nghề nghiệp phù hợp

  • Dịch vụ cộng đồng và xã hội (Giáo dục sức khỏe, Tư vấn viên,…).
  • Phương tiện – truyền thông (Biên tập viên, Quan hệ công chúng, Tác giả,…).
  • Kinh doanh, quản lý và bán hàng (Marketing, Quản trị nhân sự, Quản lý kinh doanh,…).
  • Giải trí, nghệ thuật và thiết kế (Ca sỹ, Nhạc sỹ, Thiết kế thời trang,…).
  • Dịch vụ sức khỏe và chăm sóc cá nhân (Huấn luyện viên cá nhân, Y tá…).

6.2 Nghề nghiệp không phù hợp

Với thiên hướng khó bắt nhịp với các nguyên tắc, khuôn mẫu gò bó hay các công việc cần tính chính xác cao, nhóm người ESFP không phù hợp với một số công việc như Nghiên cứu khoa học, Nhân viên ngân hàng, Pháp chế,…

7. Nguyên tắc để ESFP phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp

Con người ta không ai hoàn hảo 100%. Tuy nhiên, nếu hiểu bản thân và nắm bắt được những nguyên tắc để thành công, bạn sẽ làm được nhiều hơn những gì mình tưởng tượng. Với ESFP cũng không phải ngoại lệ. Nắm bắt được các nguyên tắc sau, nhóm tính cách ESFP sẽ phát triển bản thân và nắm bắt được nhiều cơ hội hơn trong tương lai:

nhóm tính cách ESFP
Nguyên tắc để ESFP phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp
  • Tập trung vào ưu điểm: Bạn hãy nỗ lực phát triển khả năng biểu hiện tự nhiên và các kỹ năng thực tế của mình. Bạn cần trân trọng thế giới xung quanh và tận hưởng cuộc sống một cách đầy đủ.
  • Sửa chữa khuyết điểm: Bạn cần chấp nhận cả điểm mạnh lẫn điểm yếu của mình. Đối mặt và chấp nhận sự khuyết điểm không có nghĩa là bạn phải thay đổi bản thân, mà chỉ là để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Bằng cách đối diện với những điểm yếu, bạn có thể cảm nhận giá trị thật sự của chính mình.
  • Lắng nghe mọi thứ: Bạn đừng quá tin tưởng vào giá trị bề ngoài mà hãy dành thời gian để lắng nghe cảm xúc bên trong của mình.
  • Thể hiện cảm xúc của mình: Bạn không nên giữ những lo lắng và sợ hãi dồn nén trong lòng. Nếu bạn cảm thấy bối rối, hãy chia sẻ với người thân của mình và lắng nghe lời khuyên từ họ, đừng giữ cho mình những điều không tốt.
  • Hiểu rõ người khác: Hãy nhớ rằng mỗi người đều có tính cách riêng biệt và quan điểm khác nhau. Hãy tìm hiểu tính cách và con người của họ để bạn có thể hiểu rõ hơn về họ.
  • Hãy lắng nghe những lời chỉ trích: Luôn có người không hiểu bạn hoặc không đồng tình với bạn, hãy xem đó là một cơ hội để phát triển bản thân và trở nên tốt hơn.
  • Hãy biết chấp nhận: Đừng kỳ vọng quá nhiều vào người khác, bạn hãy chấp nhận thất vọng và đối xử với mọi người hòa nhã theo cách bạn muốn họ đối xử với bạn.
  • Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình: Mỗi hành động và lời nói của bạn đều có tác động đến mọi thứ xung quanh, hãy nhận trách nhiệm và tuân thủ chuẩn mực của bản thân.
  • Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất: Đừng tập trung vào những khuyết điểm của bản thân, bạn hãy có thái độ tích cực để tạo ra những hoàn cảnh tích cực.
  • Nếu chưa chắc chắn, hãy hỏi lại ngay: Nếu gặp vấn đề mà không thể tự giải quyết được, bạn hãy hỏi người khác để tìm ra giải pháp và biết đâu đó chính là câu trả lời.

8. Những câu hỏi thường gặp về nhóm tính cách ESFP

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về nhóm tính cách ESFP:

8.1 Nhóm tính cách ESFP có hiếm không?

Chiếm khoảng 9% dân số thế giới thì ESFP được đánh giá là nhóm tính cách tương đối phổ biến. Nhóm tính cách này chiếm khoảng 9% dân số. Nếu xét riêng theo tỷ lệ giới tính thì con số cụ thể sẽ là:

  • Nữ giới INTJ: chiếm khoảng 10%.
  • Nam giới INTJ: chiếm khoảng 7%.

8.2 Phụ nữ có tính cách ESFP sẽ như thế nào?

Những người phụ nữ sở hữu tính cách ESFP thường là người sống tình cảm và thích giúp đỡ người khác. Họ cũng rất thích sự đổi mới và mong muốn trải nghiệm những điều mới lạ để tạo niềm vui cho cuộc sống. Phụ nữ thuộc nhóm ESFP không thích ràng buộc bản thân bởi những cam kết nên đôi khi, họ bị hiểu lầm là sống thiếu trách nhiệm.

8.3 Đàn ông có tính cách ESFP là người như thế nào?

Nhóm tính cách ESFP ít phổ biến ở nam giới hơn. Đàn ông ESFP thích phiêu lưu, trải nghiệm nhưng cũng sống rất giàu tình cảm. Bên cạnh đó, sự bốc đồng, liều lĩnh, thích mạo hiểm và thay đổi còn là điểm nổi bật trong tính cách họ. Chính vì thế, họ được ví như những anh chàng bad boy đầy cuốn hút.

9. Bạn có phải là một ESFP?

Vậy bạn có phải là một ESFP hay không? Nếu còn băn khoăn, chưa có câu trả lời thì bạn hãy ngay lập tức làm bài test trắc nghiệm tính cách MBTI dưới đây để biết mình là ai nhé!

TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH MBTI

Bạn thấy bản thân có bao nhiêu % đặc điểm tính cách của ESFP? Nếu thực sự là một ESFP, hãy tự tin với những ưu điểm, không lo lắng về các khuyết điểm và đừng bao giờ ngừng cố gắng. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi JobsGO để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo nhé.

Cùng tìm hiểu các nhóm tính cách MBTI còn lại nhé!

ISTP – Người thợ thủ công ISFJ – Người nuôi dưỡng ISTJ – Người trách nhiệm
INFP – Người lý tưởng hóa INTP – Người kiến trúc sư INFJ – Người cố vấn
INTJ – Nhà khoa học ISFP – Người nghệ sĩ ESFJ – Người quan tâm
ESTP – Người thực thi ESTJ – Người giám hộ ENFP – Người truyền cảm hứng
ENFJ – Người cho đi ENTP – Người nhìn xa ENTJ – Người điều hành

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: