4 phong cách lãnh đạo phổ biến cho nhà quản lý

Đánh giá post

Đối với một nhà quản lý, phong cách lãnh đạo là điều bắt buộc phải có và đây là yếu tố vô cùng quan trọng dẫn đến sự hình thành và phát triển của một doanh nghiệp.Trong bài viết dưới đây, JobsGO xin giới thiệu đến bạn 4 phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay, mời bạn tham khảo:

4 phong cách lãnh đạo là những hệ thống các phương pháp được chủ thể sử dụng để tác động đến nhân viên của mình
4 phong cách lãnh đạo là những hệ thống các phương pháp được chủ thể sử dụng để tác động đến nhân viên của mình

Phong cách lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định. Ảnh hưởng này có thể chính thức hoặc không chính thức. Ảnh hưởng chính thức khi cá nhân giữ một vị trí quản lý nào đó trong tổ chức. Vị trí này có kèm theo một số thẩm quyền nhất định. Ảnh  hưởng không chính thức xuất hiện khi cá nhân là người có uy tín trong một nhóm.

Phong cách lãnh đạo đề cập đến các hành vi đặc trưng của nhà lãnh đạo khi chỉ đạo, động viên, hướng dẫn và quản lý các nhóm người. Các nhà lãnh đạo vĩ đại có thể truyền cảm hứng cho các phong trào chính trị và thay đổi xã hội. Họ cũng có thể thúc đẩy người khác thực hiện, sáng tạo và đổi mới.

? Xem thêm: Các cách “trị” nhân viên lười biếng hiệu quả mà các lãnh đạo cần biết

4 phong cách lãnh đạo phổ biến cho nhà quản lý

Có rất nhiều lý thuyết khác nhau về các phong cách lãnh đạo. Kurt Lewin – nhà tâm lý học dẫn đầu trong việc xác định các phong cách lãnh đạo chia phong cách lãnh đạo thành 3 nhóm: độc tài – dân chủ – tự do. Lý thuyết của ông đã đặt nền tảng để các nhà khoa học mô tả thêm nhiều hình thức lãnh đạo đặc trưng khác. Tại Việt Nam, người ta thường chia phong cách lãnh đạo thành 4 nhóm như sau:

Phong cách lãnh đạo chỉ đạo

Phong cách chỉ đạo thích hợp áp dụng cho nhân viên mới vào nghề hay với những người thực hiện công việc chưa tốt
Phong cách chỉ đạo thích hợp áp dụng cho nhân viên mới vào nghề hay với những người thực hiện công việc chưa tốt

Đây là phong cách lãnh đạo mà người lãnh đạo phải hướng dẫn nhân viên của mình để họ có thể hoàn thành công việc. Bên cạnh đó là luôn kiểm tra chặt chẽ các hoạt động của nhân viên và đưa ra mọi quyết định về công việc, định hướng phát triển của công ty. 

Cấp dưới sẽ luôn phải nhận những chỉ đạo từ cấp trên mà làm theo như những gì cấp trên yêu cầu. Vì vậy nếu chỉ sử dụng phong cách lãnh đạo này thì người lãnh đạo sẽ trở nên độc đoán và không có nhiều cơ hội được tiếp xúc với nhân viên của mình.

>>>Tìm hiểu thêm: Quản lý sản xuất là gì?

Phong cách lãnh đạo hỗ trợ

Đối với phong cách lãnh đạo này, người lãnh đạo sẽ không phải chỉ đạo nhiều mà sẽ trên tinh thần là giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên để họ hoàn thành công việc của mình. Như vậy sẽ tạo nên một không khí làm việc vô cùng thoải mái, mọi người cùng bàn luận, chia sẻ, góp ý thẳng thắn với nhau về một vấn đề nào đó và đi đến một quyết định thống nhất. 

Phong cách này thích hợp khi nhân viên là người đã có chút kinh nghiệm tuy nhiên họ vẫn chưa tự tin về khả năng của mình khi giải quyết một công việc nào đó.

? Xem thêm: Phân biệt lãnh đạo và quản lý – tưởng không khác mà khác không tưởng

Phong cách lãnh đạo tự do

Bạn có thể áp dụng phong cách lãnh đạo tự do khi nhân viên có năng lực
Bạn có thể áp dụng phong cách lãnh đạo tự do khi nhân viên có năng lực

Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách lãnh đạo mà người chủ ít sử dụng đến quyền lực để quản lý công việc cũng như nhân sự của mình. Có nghĩa là người lãnh đạo sẽ cho phép nhân viên của mình có quyền tự đưa ra quyết định của họ nhưng họ cũng sẽ là người phải chịu mọi trách nhiệm đối với quy định mà học đưa ra. Vì vậy, phong cách lãnh đạo này thì cần đòi hỏi nhân viên phải có năng lực, dám nghĩ dám làm và tầm nhìn xa trông rộng.

>>>Đọc thêm: Những quy tắc để quản lý dự án hiệu quả.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách lãnh đạo mà người quản lý cho phép nhân viên tham gia đóng góp, xây dựng ý kiến trong các cuộc họp. Tuy nhiên đến cùng thì người lãnh đạo sẽ là người tổng hợp, phân tích ý kiến để có thể đưa ra được quyết định cuối cùng. 

Với phong cách này, nhà lãnh đạo sẽ kích thích sự hứng thú của mọi người để họ hưởng ứng và cùng xây dựng, đóng góp cho công ty, doanh nghiệp. Qua đó, cũng tạo được sự gắn kết giữa tất cả mọi người, phần nào giúp mọi người hiểu nhau nhiều hơn.

Tuy nhiên, có quá nhiều ý kiến như vậy sẽ làm cho nhà quản lý mất nhiều thời gian suy nghĩ nên không thể đưa ra kết quả cuối cùng một cách nhanh chóng và dứt khoát.

? Xem thêm: Làm thế nào để trở thành một leader giỏi?

Kết

Trên đây là 4 nhóm phong cách lãnh đạo đặc trưng. Hi vọng những thông tin này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về phong cách lãnh đạo và lựa chọn cho mình một phong cách phù hợp.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: