Tư duy tích cực là chìa khóa giúp mở bỏ tất cả những cánh cửa trên đường đi, đưa bạn đến với vinh quang. Vậy nên, hãy cùng JobsGO khám phá 10 cách rèn luyện tư duy tích cực trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1. Tư duy tích cực là gì?
- 2. Tại sao nên rèn luyện tư duy tích cực?
- 2.1 Tư duy tích cực giúp bạn có cái nhìn tích cực về thế giới và cả về chính bản thân mình
- 2.2 Tư duy tích cực giúp bạn tập trung vào mục tiêu
- 2.3 Tư duy tích cực còn giúp bạn cảm thấy bình tĩnh khi gặp khó khăn
- 2.4 Tư duy tích cực mang lại lợi ích về sức khỏe
- 2.5 Tư duy tích cực đem lại cho bạn sự tự tin
- 2.6 Tư duy tích cực giúp bạn giao thiệp tốt hơn trong các mối quan hệ
- 3. Tư duy tiêu cực ảnh hướng tới cuộc sống như thế nào?
- 4. Các cách rèn luyện tư duy tích cực
- 4.1 Luôn nghĩ đến sự thành công
- 4.2 Kết bạn với những người có suy nghĩ tích cực
- 4.3 Tích cực tham gia các hoạt động thực tế
- 4.4 Đừng bao giờ so sánh với kẻ thua cuộc
- 4.5 Thành công không nhờ vào sự may mắn
- 4.6 Tập trung tìm kiếm giải pháp
- 4.7 Tập trung vào các điểm mạnh của bản thân
- 4.8 Học tập những tấm gương
- 4.9 Liệt kê những điều tích cực trước khi ngủ
- 4.10 Thêm những điều tốt đẹp vào cuộc sống của một ai đó
1. Tư duy tích cực là gì?
Vậy tư duy tích cực là gì? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.
1.1 Khái niệm tư duy tích cực
Hiểu một cách đơn giản, tư duy tích cực là cách nhìn nhận vấn đề theo hướng lạc quan, vui vẻ, giúp tinh thần luôn thoải mái và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Tư duy tích cực nếu xét về mặt sinh học, thì đó là một hoạt động tạo ra những năng lượng tâm trí (Psycho Energy). Nó có tác dụng hoạt hóa các chất dẫn truyền thần kinh như Serotonin, dopamine (gây hưng phấn), oxytocin (gây khoái cảm tính dục) để gây ra kích thích cho mọi hoạt động trong cơ thể, trong đó có hoạt động về trí não. Nhờ vậy, con người trở nên sảng khoái, vui vẻ hơn.
Nếu xét về mặt tâm lý, tư duy tích cực là điều giúp cho con người có sự tự tin, để từ đó có thể khám phá ra những tiềm năng vô tận của bản thân. Nhờ vào các năng lượng nội lực bên trong mà con người có động lực để phát triển và vượt qua thách thức.
Ở phương diện xã hội, tư duy tích cực là nguồn sáng tạo trong mỗi con người. Mỗi người trong xã hội mang một tư duy tích cực sẽ góp phần hình thành một môi trường sống lành mạnh để phát triển mà nuôi dưỡng tài năng.
>> Xem thêm: Ngành streamer là gì? Streamer có cần phải có tư duy tích cực không?
1.2 Ví dụ về tư duy tích cực
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tư duy tích cực, JobsGO sẽ đến cho bạn ví dụ cụ thể. Chẳng hạn như khi gần hết ngày làm việc mà bạn vẫn chưa hoàn thành hết khối lượng công việc của một ngày, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, sợ sếp khiển trách. Thế nhưng, nếu bạn có tư duy tích cực thì bạn sẽ cố gắng tập trung để hoàn thành công việc còn thiếu trong khoảng thời gian còn lại. Bên cạnh đó, bạn có thể đưa ra các phương án khác như ở lại ngoài giờ hay dành chút thời gian buổi tối để làm. Như vậy, chắc chắn bạn sẽ có thể hoàn thiện công việc trong ngày nhờ vào sự nỗ lực của bản thân.
Hay một ví dụ khác là sếp giao cho bạn phải lên kế hoạch để làm việc với đối tác khó tính. Kế hoạch của bạn chưa đạt yêu cầu và phải sửa lại rất nhiều lần. Tuy nhiên, thay vì chán nản, bạn lại nghĩ đây là cách giúp bạn cải thiện kỹ năng, nâng cao trình độ cho bản thân. Đó chính là tư duy tích cực.
>> Xem thêm: Lối sống tối giản và lợi ích của nó
2. Tại sao nên rèn luyện tư duy tích cực?
Việc rèn luyện tư duy tích cực là rất cần thiết vì nó đem đến cho bạn nhiều lợi ích sau đây:
2.1 Tư duy tích cực giúp bạn có cái nhìn tích cực về thế giới và cả về chính bản thân mình
Bạn nên biết rằng, suy nghĩ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với các hành động mà bạn muốn thế hiện. Vậy tại sao bạn không tự tin vào chính bản thân mình. Điều này sẽ giúp cho bạn:
- Thể hiện ý tưởng, sáng kiến tốt hơn
- Tăng độ tự tin khi đưa ra quyết định
- Vượt qua stress tốt hơn
- Bớt cảm giác xấu hổ
- Giảm những cảm xúc tiêu cực
Đặc biệt người thuộc nhóm tính cách intp thể hiện tư duy tích cực rất nhiều trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
2.2 Tư duy tích cực giúp bạn tập trung vào mục tiêu
Tư duy tích cực giống như một người bảo mẫu luôn đôn đốc và động viên bạn thực hiện theo một mục tiêu đã định ra. Mỗi ngày suy nghĩ tích cực sẽ nhắc nhở bạn hành động cho đến khi thực hiện được mục tiêu.
2.3 Tư duy tích cực còn giúp bạn cảm thấy bình tĩnh khi gặp khó khăn
Hãy thử tưởng tượng bạn sắp có một cuộc phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn này cơ hội trúng tuyển có khả năng sẽ trao cho người nhà của nhà tuyển dụng. Nếu bạn suy nghĩ tiêu cực thì có khả năng bạn sẽ từ bỏ buổi phỏng vấn hoặc không mấy hào hứng với buổi phỏng vấn sắp tới. Tuy nhiên, bạn hãy nghĩ đến những điều sẽ nhận được sau buổi phỏng vấn để giúp cho tâm trạng của mình thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
2.4 Tư duy tích cực mang lại lợi ích về sức khỏe
Ngoài việc giữ cho tâm trí yên ổn, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng có nhiều lợi ích về sức khỏe mà tư duy tích cực có thể mang lại: Sống lâu hơn Giảm mức độ căng thẳng, stress Ít bị cảm cúm hơn Giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch Giải tỏa stress dễ dàng hơn.
2.5 Tư duy tích cực đem lại cho bạn sự tự tin
Ngoài ra, tư duy tích cực còn là động lực giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống. Việc luôn suy nghĩ tới những điều tốt đẹp sẽ là động lực giúp bạn thể hiện và chứng minh năng lực của bạn thân. Từ đó, mở ra cho bạn nhiều cơ hội gặt hái thành công trong cuộc sống.
2.6 Tư duy tích cực giúp bạn giao thiệp tốt hơn trong các mối quan hệ
Chắc hẳn, mỗi chúng ta đều bị thu hút bởi những người luôn vui vẻ và suy nghĩ tích cực. Vậy nên, việc rèn luyện tư duy tích cực sẽ giúp bạn truyền năng lượng cho những người xung quanh, tạo cảm giác thú vị cho cuộc trò chuyện của bạn. Điều này là yếu tố giúp các mối quan hệ của bạn trở nên tốt đẹp hơn.
3. Tư duy tiêu cực ảnh hướng tới cuộc sống như thế nào?
Nếu tư duy tích cực mang lại rất nhiều lợi ích trong công việc và cuộc sống thì tư duy tiêu cực cũng gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của mọi người.
3.1 Cản bước thành công
Tư duy tích cực luôn khiến bạn nghĩ rằng “Tôi không thể làm được”, “Tôi không giỏi như người ta”, “Tôi không thông minh”… Như vậy bạn sẽ bị chi phối và không dám thực hiện những mục tiêu đã đặt ra. Khi chính bản thân bạn không tin vào khả năng của bản thân thì bạn cũng rất khó để thuyết phục người khác tin tưởng bạn, giao cho bạn những trọng trách lớn.
3.2 Không thể tận hưởng cuộc sống
Khi luôn mang những suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ luôn cảm thấy trống rỗng, lo lắng, sợ hãi với mọi thứ xung quanh. Cuộc sống của bạn trở nên vô vị và không còn mới lạ. Như vậy, bạn sẽ bỏ lỡ những điều tuyệt vời trong cuộc sống của chính mình.
3.3 Sức khỏe giảm sút
Khi để cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực gặm nhấm tâm trí quá lâu thì bạn sẽ trở nên căng thẳng, mệt mỏi với cuộc sống xung quanh. Điều này không chỉ dẫn đến các vấn đề về tâm lý mà thể trạng sức khỏe cũng bị giảm sút nghiêm trọng. Thậm chí, nhiều người không tự mình vượt qua được những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến những hành động dại dột, tự hủy hoại chính mình.
4. Các cách rèn luyện tư duy tích cực
Phát triển tư duy tích cực là quá trình tái đào tạo não bộ để nó luôn suy nghĩ theo chiều hướng tích cực. Sự thay đổi này còn quan trọng hơn cả sự thay đổi của yếu tố môi trường bên ngoài. Khi bạn thay đổi tư duy, bạn thay đổi cuộc sống của bạn và bạn sẽ hấp dẫn thêm nữa những điều tích cực khác đến với bạn trong tương lai.
4.1 Luôn nghĩ đến sự thành công
Thành công hay thất bại là do bạn tự lựa chọn. Nếu bạn luôn nghĩ mọi việc thật khó khăn, quá sức của mình nghĩa là bạn đã chọn thất bại. Ngược lại, nếu bạn luôn thấy mọi thứ đều có hướng giải quyết và bạn sẽ có thể giải quyết được vấn đề, thì đó là một dấu hiệu của tư duy phản biện. Luôn nghĩ đến thành công chính là động lực tốt nhất giúp bạn vượt qua mọi khó khăn, trở ngại mà không cảm thấy mình đuối sức. Với những người như vậy, thành công luôn chờ họ ở cuối con đường.
4.2 Kết bạn với những người có suy nghĩ tích cực
Môi trường xung quanh sẽ có tác động khá lớn tới suy nghĩ của bạn. Vì vậy, thay vì kết bạn với những người chỉ biết than thở, tự trách bản thân, chưa làm đã nghĩ đến thất bại bạn hãy kết bạn với những người luôn có suy nghĩ, cách sống lạc quan, tích cực. Những người đó luôn sẽ luôn mang lại cho bạn niềm vui và niềm tin. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích khi bạn gặp khó khăn thay vì bàn lùi làm bạn mất ý chí, quyết tâm. Đừng nghĩ tâm lý không có hiện tượng lây lan, mà ngược lại nó còn có khả năng lây lan rất nhanh. Vì vậy, “hãy chọn bạn mà chơi”.
Có thể bạn quan tâm: Kiểm tra EQ – quản lý cảm xúc bản thân
4.3 Tích cực tham gia các hoạt động thực tế
Tham gia các hoạt động thực tế không chỉ giúp cho tinh thần và thể chất phát triển mà nó còn giúp cho bạn có cái nhìn thực tế hơn trong cuộc sống. Bạn sẽ học hỏi nhiều điều mới, tinh thần được thư giãn, thoải mái sau những căng thẳng của công việc.
4.4 Đừng bao giờ so sánh với kẻ thua cuộc
Thua cuộc có thể không phải do họ yếu kém, không có năng lực, quyết tâm mà do nhiều yếu tố khác tác động. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ so sánh mình với họ. Hãy coi thất bại của họ là bài học cho mình. Hãy tận dụng những lợi thế mà mình có và tránh những thất bại của người khác để tận dụng cơ hội về cho bản thân mình.
4.5 Thành công không nhờ vào sự may mắn
May mắn là một phần của sự thành công, nhưng nó không phải là tất cả. Vì thế, thay vì ngồi chờ đợi may mắn sẽ đến thì tại sao bạn tự tìm cơ hội cho riêng mình. Thành công không tự tìm đến với ai mà chúng ta phải tự đi tìm nó. Nhưng để tìm thấy nó, bạn phải là người luôn suy nghĩ tích cực, tin tưởng vào bản thân, lạc quan trước mọi khó khăn, thử thách. Việc này đòi hỏi một logic rõ ràng trong cách bạn lập kế hoạch và hành động. Đừng bao giờ bỏ cuộc hay than vãn; con đường chinh phục thành công không dành cho những người như vậy.
4.6 Tập trung tìm kiếm giải pháp
Những người sống có tư duy tích cực sẽ tập trung vào tìm kiếm giải pháp cho vấn đề họ gặp phải. Vậy nên, trong mọi hoàn cảnh, bạn hãy luôn bình tĩnh để nhìn nhận bức tranh tổng thể sau đó nghĩ hướng giải quyết cho khó khăn bản thân.
4.7 Tập trung vào các điểm mạnh của bản thân
“Mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vậy nên, để rèn luyện tư duy tích cực, bạn hãy tập trung phát triển thế mạnh của mình thay vì buồn rầu, chán nản với những điểm chưa hoàn hảo của bản thân. Để khám phá ra điểm mạnh mình có, bạn có thể dựa trên một số câu hỏi như “Nhận thức là gì?”, “Việc gì khiến bạn cảm thấy hứng thú và tràn trề năng lượng khi làm?”, “Việc gì bạn làm mà được mọi người xung quanh khen ngợi và công nhận?”…”
4.8 Học tập những tấm gương
Mỗi khi gặp phải những thất bại trong cuộc sống hay khi bạn làm điều gì đó chưa đúng với kỳ vọng của bản thân, bạn hãy học tập những tấm gương tốt để tạo động lực, để nhìn nhận mọi việc tích cực hơn. Bạn có thể lấy những tấm gương xung quanh mình như bố mẹ, anh chị hay những người nổi tiếng bạn hâm mộ để học hỏi và phấn đấu.
4.9 Liệt kê những điều tích cực trước khi ngủ
Trước khi ngủ, bạn hãy liệt kê những điều tích cực để tâm trí thoải mái và bớt căng thẳng hơn. Đây là cách hiệu quả giúp bạn rèn luyện tư duy tích cực. Bởi một giấc ngủ sâu sẽ đem đến cho bạn một tinh thần tràn trề năng lượng , từ đó, giúp bạn làm việc hiệu quả cao hơn.
4.10 Thêm những điều tốt đẹp vào cuộc sống của một ai đó
Cách bạn đối xử với người khác cũng sẽ phản ánh cách bạn đối xử với chính bản thân mình. Chính vì thế, hãy luôn dành những điều tích cực cho mọi người. Chẳng hạn như giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn hay sẵn sàng lắng nghe tâm sự của họ, dành cho họ một nụ cười, một cái ôm ấm áp khi họ cần…
Những lợi ích của tư duy tích cực đã được khoa học chứng minh. Tích cực giúp khỏe mạnh, hạnh phúc và quyến rũ hơn. Nó còn giúp gia tăng năng lượng, động lực và hiệu suất. Suy nghĩ tích cực từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu thêm tư duy tích cực là gì và cách rèn luyện tư duy tích cực. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về các loại mindset khác nhau cũng rất quan trọng để phát triển bản thân. Hãy đón đọc những kiến thức bổ ích khác trên trang JobsGO nữa nhé.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)