Tín dụng doanh nghiệp là thuật ngữ khá quen thuộc trong giới doanh nghiệp. Vậy tín dụng doanh nghiệp là gì? Công việc của một nhân viên tín dụng như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được JobsGO giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Tín dụng doanh nghiệp là gì?
Tín dụng là gì? Tín dụng được hiểu đơn giản là sự vay mượn, là mối quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Có 2 hình thức tín dụng chính là tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp.
Khái niệm tín dụng doanh nghiệp
Tín dụng doanh nghiệp là khoản cho vay tài chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mục đích của các doanh nghiệp thường là bổ sung vốn lưu động, mua thiết bị máy móc, hoặc đầu tư khác.
Do là doanh nghiệp nên các khoản cho vay tương đối lớn và tùy thuộc vào quy mô và mục đích sử dụng mà doanh nghiệp sẽ được vay các khoản vay từ phía tổ chức tài chính tín dụng khác nhau. Do đó, quá trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp cũng sẽ càng kỹ hơn và cần nhiều giấy tờ hơn nếu vay các khoản vay lớn.
Cách chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là gì? Đây là công cụ giúp đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính, khoản nợ ngân hàng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này giúp các đối tác định đầu tư, nhà cung cấp hoặc đối thủ cạnh tranh ra quyết định kinh doanh một cách hiệu quả, giảm thiểu tối đa rủi ro khi hợp tác.
Chẳng hạn như việc chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp BIDV được chia thành các hạng A, B, C, D. Trong đó “AAA” là mức xếp hạng tín dụng cao nhất. Vậy xếp hạng tín dụng AAA là gì? Nghĩa là khi tổ chức, doanh nghiệp phát hành được xếp hạng này sẽ có khả năng rất cao trong việc chi trả nghĩa vụ tài chính.
👉 Xem thêm: Nhân viên tư vấn tín dụng là gì? Một số rủi ro thường gặp trong công việc
Mô tả công việc của nhân viên tín dụng
Dưới đây là bản mô tả công việc chi tiết của nhân viên tín dụng doanh nghiệp:
Tìm kiếm khách hàng
Đây là nhiệm vụ quan trọng để bạn có thể tăng doanh số. Vì thế bạn cần khoanh vùng và lên danh sách những đối tượng khách hàng tiềm năng để giới thiệu và tư vấn dịch vụ.
Tiếp cận và tư vấn cho khách hàng
Khi đã có danh sách khách hàng tiềm năng thì bạn cần tiếp cận và tư vấn dịch vụ của mình. Đối với khách hàng là doanh nghiệp họ thường sử dụng dịch vụ vay vốn. Do đó, hãy chọn lọc những thông tin quan trọng để đưa ra dịch vụ phù hợp nhất với khách hàng của mình.
Thẩm định tín dụng doanh nghiệp
Thẩm định là bước vô cùng quan trọng để xác minh thông tin của khách hàng. Bạn sẽ thẩm định mọi thông tin xem có đúng sự thật không, từ đó chẩn đoán khả năng sinh lời, trả lãi như thế nào. Nếu doanh nghiệp đó khả thi thì mới thực hiện các hoạt động tiếp theo.
Hỗ trợ khách hàng làm thủ tục
Khi đã thẩm định hồ sơ xong thì bạn sẽ hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng về những thủ tục cần chuẩn bị để vay vốn. Những điều khoản thỏa thuận cần được thể hiện rõ ràng, cụ thể để tránh gây tranh cãi sau này.
Theo dõi, giám sát hiệu quả sử dụng vốn
Khi đã giải ngân thì nhân viên tín dụng cần theo dõi tình trạng sử dụng vốn. Nếu phát hiện điều bất thường cần thông báo ngay cho cấp trên và khách hàng để có hướng xử lý tốt nhất.
Hoàn tất hợp đồng theo kỳ hạn
Khi khách hàng thanh toán hết các khoản nợ thì nhân viên tín dụng cần quyết toán hợp đồng, xóa bỏ giao dịch. Trong trường hợp, khách hàng có dấu hiệu bất thường xảy ra nguy cơ nợ xấu thì thực hiện biện pháp chuyển đổi nhóm nợ, hoặc khởi kiện.
👉 Xem thêm: Tư vấn tài chính là gì? Kỹ năng cần có của chuyên viên tư vấn tài chính?
Mức lương của nhân viên tín dụng doanh nghiệp như thế nào?
Hiện nay mỗi đơn vị sẽ có chính sách lương thưởng khác nhau để thu hút nhân tài. Theo khảo sát của JobsGo thì mức lương của nhân viên tín dụng doanh nghiệp thường dao động từ 10 – 25 triệu đồng hoặc có thể cao hơn.
Ngoài mức lương cứng thì nhân viên tín dụng còn được tính thêm % hoa hồng dựa trên hiệu quả công việc đạt được. Hơn thế, các đơn vị cũng có các chính sách nhằm điều chỉnh tăng lương cho những nhân viên làm lâu năm.
Kỹ năng cần có của nhân viên tín dụng doanh nghiệp
Ngoài những kiến thức chuyên môn thì nhân viên tín dụng giỏi cần trang bị cho bản thân những kỹ năng sau:
Kỹ năng giao tiếp
Khi có khả năng giao tiếp tốt thì bạn có thể dễ dàng tạo dựng và phát triển những mối quan hệ khách hàng, từ đó nâng cao cơ hội ký kết hợp đồng. Ngoài ra, nhân viên tín dụng cần phải sẵn sàng tham gia các hoạt động quan hệ công chúng, sự kiện cộng đồng.
Nhiệt huyết, năng động
Về bản chất thì nhân viên tín dụng cũng giống như nhân viên kinh doanh. Họ phải tìm kiếm khách hàng để tư vấn về dịch vụ của mình. Vì thế, bạn cần phải là người nhiệt huyết, năng động và tận tâm với nghề thì mới có thể gắn bó lâu dài được.
Cẩn thận trong công việc
Cẩn thận là kỹ năng quan trọng cần có đối với người làm việc trong lĩnh vực tiền tệ, khi tất cả các giao dịch đều liên quan tới tiền bạc, nên bạn cần tỉ mỉ, thận trọng tuyệt đối. Bởi chỉ có một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường mà bạn không thể lường trước được.
Chịu áp lực công việc
Mức lương cao cũng đồng nghĩa với việc áp lực công việc cũng cao, bạn cần phải quan tâm tới việc tìm kiếm khách hàng để đạt được mục tiêu về doanh số. Dù đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng nó cũng là động lực để giúp bạn thể hiện được năng lực của bản thân trong công việc.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Giám đốc khách hàng doanh nghiệp
Chắc hẳn với những thông tin chia sẻ trên bạn đã hiểu rõ “Tín dụng doanh nghiệp là gì?” rồi phải không. Vì thế, hãy trang bị cho bản thân những tố chất và kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên tín dụng giỏi. Và cũng đừng quên ghé thăm website của JobsGO để tìm kiếm hàng ngàn cơ hội cho công việc tín dụng doanh nghiệp nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)