“Sứ mệnh của hoa hậu là chung tay bảo vệ cộng đồng, làm việc có ích cho xã hội” hay “sứ mệnh của doanh nghiệp là đem đến sản phẩm chất lượng tốt nhất cho người dùng”. Sứ mệnh là cụm từ được nhắc đến và được nghe rất nhiều. Thế nhưng khi hỏi rõ về khái niệm “sứ mệnh là gì?” thì không phải ai cũng hiểu đúng. Để làm rõ vấn đề này, bạn hãy cùng JobsGO phân tích nhé.
Mục lục
1. Tìm hiểu chung về sứ mệnh
1.1 Khái niệm sứ mệnh là gì?
Sứ mệnh là gì? Là từ chỉ căn cứ, mục đích, lý do của chủ thể đang tồn tại, phát triển. Chủ thể ở đây chính là con người, tổ chức, doanh nghiệp. Khi nhắc đến sứ mệnh tức là chúng ta đang nói đến những điều cần làm ở tương lai. Vì thế, ta xem nó là mục tiêu, là đích đến để cống hiến hết mình.
1.2 Sứ mệnh cá nhân là gì?
Sứ mệnh cá nhân được hiểu là những mục tiêu, lý do để con người sống và phát triển. Sứ mệnh sẽ bao gồm các tiêu chí như:
- Phải đầy đủ, cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu.
- Tại sao cá nhân lại phải đạt được mục đích đó?
- Tại sao mục đích lại giúp cá nhân phát triển?
- Có những định hướng phù hợp với riêng bản thân.
- Nắm bắt được cơ hội, vạch ra bước đi để đạt được mục tiêu.
Thế nhưng, để có thể đưa ra được sứ mệnh cụ thể cho từng cá nhân thì bạn phải xác định được các bước lập mục tiêu sứ mệnh.
- Tổng hợp toàn bộ mục đích, rút ra kinh nghiệm và giá trị cốt lõi của bản thân, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mình.
- Hiểu rõ mục tiêu là gì? Đây có thể là 1 trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến đời sống xung quanh bạn.
1.3 Ví dụ về sứ mệnh doanh nghiệp
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo một số sứ mệnh của các doanh nghiệp lớn như:
- Vinamilk: “Mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của doanh nghiệp với cuộc sống con người, xã hội và những hành động thiết thực của mình”.
- Viettel: “Sáng tạo vì con người, Viettel luôn coi mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt”.
2. Vai trò của sứ mệnh với doanh nghiệp
Sứ mệnh với mỗi doanh nghiệp đều có vai trò quan trọng, thiết thực, đặc biệt là khi họ đang trên con đường khẳng định thương hiệu. Cụ thể như:
- Sứ mệnh đóng vai trò cố định trong mục tiêu, hướng đến kết quả và tương lai. Khi điều này được xác định rõ từ đầu thì nhân viên cũng sẽ làm việc năng suất và hiệu quả hơn.
- Nhờ sứ mệnh, nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp,… có cái nhìn chắc chắn về tương lai, tìm ra cách huấn luyện nhân sự mới, hướng dẫn nhân viên cố gắng làm việc vì mục tiêu chung.
- Khi có sứ mệnh, các chiến lược, dự án của công ty cũng được sắp xếp nhân sự thực hiện tốt hơn, có tiêu chí rõ ràng cho những thành quả cần đạt được.
- Sứ mệnh giúp cho các kế hoạch, dự án không lệch phương hướng, có đích đến cụ thể.
- Sứ mệnh giống như một tiêu điểm để liên kết con người, doanh nghiệp với nhau để cùng hoạt động hiệu quả.
3. Phân biệt giữa tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Trên thực tế, có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Ở phần này, JobsGO sẽ phân biệt giúp bạn rõ 3 vấn đề này.
- Tầm nhìn là tiêu chuẩn giống như lý tưởng mà con người muốn hướng đến, đạt được nó trong tương lai. Nó cũng là một động lực để giúp cá nhân hay doanh nghiệp phát triển đúng hướng.
- Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được hiểu là những giá trị vô giá. Nó không thể bị đánh đổi bằng tiền hay vật chất. Đặc biệt nó còn là nền móng quan trọng hình thành nên nội quy, quy định của công ty.
- Sứ mệnh là mục đích, là lý do để chúng ta sống và phát triển hướng đến tương lai.
Nhìn chung, để một doanh nghiệp phát triển mạnh, vững chắc trong lòng khách hàng, đối tác thì buộc họ phải có cả 3 yếu tố này. Đây là những điều cần thiết và quan trọng, là tiền đề giúp công ty hoạt động đúng hướng, đi đúng đường.
4. Mục đích của một bản tuyên bố sứ mệnh
Có thể thấy, tuyên bố sứ mệnh là công cụ rất quan trọng mỗi khi doanh nghiệp đang suy nghĩ về tương lai của mình. Mục đích của việc này chính là giúp mỗi cá nhân hiểu rõ hơn về mục tiêu chung, từ đó xác định công việc dễ dàng hơn, có động lực cống hiến hơn. Đồng thời, người lãnh đạo cũng có thể xây dựng cơ cấu tổ chức ổn định ngay từ đầu. Không chỉ vậy, nó còn thúc đẩy nhân viên hành động nhanh, dứt khoát để hoàn thành nhiệm vụ.
Tuyên bố sứ mệnh còn là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của công ty. Dựa vào đó, khách hàng, đối tác cũng có thể đánh giá độ tin cậy của thương hiệu.
5. Làm sao để xác định sứ mệnh cho doanh nghiệp?
5.1 Xác định thị trường
Trước tiên bạn phải đặt mình vào trong vị trí của khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân, mấu chốt vấn đề và lôi kéo họ về với mình. Bạn cần phải cố gắng hình dung, tìm hiểu nhu cầu cần thiết của khách hàng để đánh đúng vào vấn đề này. Điều này sẽ giúp cho bạn định hướng sứ mệnh công ty sẽ hướng vào đối tượng cụ thể nào.
5.2 Xác định những gì doanh nghiệp làm cho khách hàng
Điều quan trọng không thể bỏ qua chính là xác định xem mình sẽ làm được gì cho khách hàng, để từ đó tập trung vào từng đặc điểm nổi bật của công ty. Khi xây dựng sứ mệnh, bạn không cần quá khiêm tốn nhưng cũng không được phô trương, thể hiện khoe khoang.
Nếu như công ty có thể góp phần xây dựng xã hội giàu đẹp hơn thì hãy ghi nó vào sứ mệnh. Nó sẽ giúp doanh nghiệp có hình ảnh đẹp trong mắt mọi người và vô hình chung lôi kéo được khách hàng.
5.3 Xác định những gì doanh nghiệp làm cho nhân viên
Chế độ phúc lợi, đãi ngộ cho nhân viên, người nhà của nhân viên, lương thưởng là điều mà doanh nghiệp không thể quên. Khi tuyên bố về sứ mệnh bạn cũng cần phải lôi kéo được nguồn nhân lực tiềm năng.
Bạn cần ghi rõ về những lợi ích cho nhân viên như: Môi trường chuyên nghiệp, lành mạnh, tôn trọng ý tưởng, sáng tạo của nhân viên, tiếp thu đóng góp của nhân viên,…
5.4 Bổ sung những gì doanh nghiệp làm cho chủ sở hữu của nó
Cùng với việc nâng cao giá trị doanh nghiệp thì bạn còn phải đẩy mạnh giá trị cổ phần. Nó sẽ giúp công ty có tiếng hơn trên thị trường. Bạn hãy cho các cổ đông thấy lợi ích họ có thể nhận được nếu mua cổ phần của công ty. Khi có nguồn đầu tư ổn định thì việc phát triển lâu dài cho công ty cũng rất thuận lợi.
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay khi xây dựng sứ mệnh chỉ chú ý đến khách hàng mà quên mất đi nguồn lực từ cổ đông. Vì thế mà bạn hãy tự xây dựng sứ mệnh bao gồm cả điều này để thu hút nhiều đối tượng hơn.
5.5 Thảo luận, xem xét, sửa đổi
Sau khi đã hoàn tất các bước trên thì bạn cần phải xem xét, sửa đổi lại sứ mệnh để nó ngắn gọn và súc tích.
Trước hết hãy xem nó có thể dùng cho nội bộ doanh nghiệp và thị trường không để xây dựng bản chung hoặc bản riêng. Tiếp theo về phần nội dung, bạn cần đảm bảo tôn trọng sự thật. Bạn có thể thể hiện nó hoa mỹ một chút để thu hút nhưng đừng quá đà nhé. Bởi khách hàng sẽ không chấp nhận sứ mệnh xa vời sự thật đâu.
6. Nên tạo sứ mệnh hay tầm nhìn trước?
Nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết mình phải tạo sứ mệnh hay tầm nhìn trước? Trên thực tế, việc triển khai hai vấn đề này sẽ phụ thuộc vào công ty đó mới hay cũ, đã hoạt động hay chưa?
Nếu như doanh nghiệp mới thì cần có tầm nhìn trước. Từ đó nó sẽ hình thành sứ mệnh, đưa các kế hoạch vào đúng mục tiêu mà tầm nhìn đã đặt ra trước đó.
Còn nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động lâu mà chưa có tầm nhìn thì sứ mệnh sẽ cần phải có ở thời điểm này. Khi đó, sứ mệnh sẽ giúp đưa ra tầm nhìn và thực hiện kế hoạch trong tương lai để đạt mục tiêu.
Sứ mệnh là điều vô cùng quan trọng không thể thiếu của các doanh nghiệp. Nó còn là kim chỉ nam cho mọi hành động của họ. Rất hy vọng qua bài viết này của JobsGO bạn đã hiểu “sứ mệnh là gì?”
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)