Sĩ quan là gì ? So sánh sĩ quan quân đội và quân nhân chuyên nghiệp

4.5/5 - (2 votes)

Sĩ quan quân đội là một chức danh quen thuộc, thường được nhắc tới khi nói về Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu Sĩ quan là gì? Nhiệm vụ cũng như điều kiện tuyển chọn Sĩ quan ra sao?

Nếu bạn là học sinh cấp 3 và có mong muốn trở thành một phần của quân đội Việt Nam, đừng bỏ qua bài viết này.

Sĩ quan là gì?

Sĩ quan là gì? Theo điều 1, Chương I, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2019, Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng. Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu của Sĩ quan do Chính phủ quy định.

sĩ quan là gì
Khái niệm về Sĩ quan quân đội Việt Nam là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Sĩ quan quân đội là những người thuộc Lực lượng vũ trang của quân đội. Họ có nhiệm vụ chính là bảo vệ sự bình yên, an toàn và an ninh quốc gia. Họ có thể là những người thuộc các chức vị lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc là quân nhân thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp.

Ngoài ra, dựa vào tính chất nhiệm vụ, Sĩ quan quân đội được chia thành 2 ngạch chính là: Sĩ quan dự bị và Sĩ quan tại ngũ. Tại một số nước thì dưới cấp Sĩ quan sẽ có hạ Sĩ quan, thượng Sĩ quan, trung sĩ và hạ sĩ. Còn tại Việt Nam Sĩ quan quân đội có các cấp hàm như: Uý, Tá, Tướng.

Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là công dân Việt Nam như sau:

  • Họ là những người hoạt động trong lĩnh vực về quân sự.
  • Sĩ quan quân đội được nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá và cấp Tướng.
  • Họ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, thực hiện quản lý, hoặc đứng đầu chỉ huy hoặc cũng có thể là người trực tiếp tham gia vào một số nhiệm vụ được giao.
  • Họ là những người cán bộ Đảng viên gương mãi và luôn đi đầu trong công tác thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước.

👉 Xem thêm: Học viện Quân y ra trường làm gì?

Các nhóm ngành Sĩ quan quân đội

Bạn đang tò mò không biết Sĩ quan quân đội có mấy nhóm ngành? Cây trả lời cho bạn là 5, cụ thể:

  • Nhóm ngành Sĩ quan chỉ huy, tham mưu
  • Nhóm ngành Sĩ quan chính trị
  • Nhóm ngành Sĩ quan hậu cần
  • Nhóm ngành Sĩ quan kỹ thuật
  • Nhóm ngành Sĩ quan chuyên môn khác

Các bạn khi muốn trở thành Sĩ quan theo học tại các trường chuyên nghiệp, cần nắm được nhóm ngành để lựa chọn cho mình những lĩnh vực phù hợp với khả năng và mong muốn của bản thân.

sĩ quan quân đội là gì
Sĩ quan quân đội có mấy nhóm ngành và những ngành nào?

👉 Xem thêm: Học trường Sĩ quan Lục quân 2 ra làm gì?

Điều kiện trở thành Sĩ quan là gì?

Để trở thành Sĩ quan quân đội Việt Nam, các bạn cần đáp ứng điều kiện gì? Trong Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân sửa đổi 2019, tại điều 12 có quy định về tiêu chuẩn Sĩ quan cụ thể như sau:

1. Tiêu chuẩn chung:

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;

c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;

d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà Sĩ quan đảm nhiệm.

2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của Sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.

Thông tin thêm: Tuổi phục vụ tại ngũ của Sĩ quan

Tuổi phục vụ tại ngũ của Sĩ quan được quy định tại Điều 13, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2019.

Theo đó, hạn tuổi cao nhất của Sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:

  • Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
  • Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
  • Trung tá: nam 51, nữ 51;
  • Thượng tá: nam 54, nữ 54;
  • Đại tá: nam 57, nữ 55;
  • Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.

Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ điều kiện có thể kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ nhưng không quá 5 năm.

sĩ quan là gì 3
Điều kiện để trở thành Sĩ quan quân đội Việt Nam là gì?

👉 Xem thêm: [Cập nhật] Tiêu chuẩn sức khỏe thi quân đội 2021

Tiền lương, phụ cấp, nhà ở đối với Sĩ quan tại ngũ

Dưới đây là quy định tiền lương, phụ cấp, nhà ở và thông tin chi tiết về bảng lương Sĩ quan năm 2022.

Quy định về tiền lương, phụ cấp, nhà ở đối với Sĩ quan tại ngũ

Chế độ tiền lương, phụ cấp, nhà ở của Sĩ quan tại ngũ được quy định tại Điều 31, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2019. Theo đó:

  • Chế độ tiền lương và phụ cấp của Sĩ quan do Chính phủ quy định. Bằng lương của Sĩ quan căn cứ vào cấp bậc quân hàm, chức vụ được quy định phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội.
  • Thâm niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ.
  • Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự.
  • Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá 4 năm trở lên mà chưa được thăng quân hàm cấp Tướng thì được nâng lương theo chế độ tiền lương của Sĩ quan.
  • Nếu giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất.
  • Khi được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 của Luật này thì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ.
  • Khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới.
  • Được bảo đảm điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
  • Được hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

Bảng lương Sĩ quan năm 2022

Mức lương của Sĩ quan quân đội năm 2022 được tính theo công thức:

Lương = Hệ số lương x mức lương cơ sở

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở 2022 là 1,49 triệu đồng/tháng.
  • Hệ số lương Sĩ quan quân đội theo dõi trong bảng dưới đây.
Số TT Cấp bậc quân hàm Hệ số lương Mức lương năm 2022 (triệu đồng)
1 Đại tướng 10.4 15,496
2 Thượng tướng 9.8 14, 602
3 Trung tướng 9.2 13,708
4 Thiếu tướng 8.6 12,814
5 Đại tá 8.0 11,92
6 Thượng tá 7.3 10,877
7 Trung tá 6.6 9,834
8 Thiếu tá 6.0 8,94
9 Đại úy 5.4 8,046
10 Thượng úy 5.0 7,45
11 Trung úy 4.6 6,854
12 Thiếu úy 4.2 6,258

So sánh Sĩ quan quân đội và Quân nhân chuyên nghiệp

Sĩ quan quân đội và Quân nhân chuyên nghiệp là 2 chức danh hoàn toàn riêng biệt nhưng thường bị nhầm lẫn với nhau. Trong phần này, JobsGO sẽ cùng các bạn tìm hiểu điểm giống và khác giữa 2 lực lượng này nhé!

Điểm giống nhau giữa Sĩ quan quân đội và Quân nhân chuyên nghiệp

Sĩ quan quân đội và quân nhân chuyên nghiệp đều làm việc dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Sĩ quan quân đội và quân nhân chuyên nghiệp được hưởng phụ cấp thâm niên; phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện làm việc; Phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.

sĩ quan là gì 4
Điểm khác nhau của Quân nhân chuyên nghiệp và Sĩ quan quân đội là gì?

Điểm khác nhau giữa Sĩ quan quân đội và Quân nhân chuyên nghiệp

Sĩ quan quân đội Quân nhân chuyên nghiệp
Căn cứ pháp lý Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và biên chức quốc phòng năm 2015.
Định nghĩa Cán bộ Đảng viên hoạt động trong lĩnh vực về quân sự và được nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng. Công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.
Vị trí Là lực lượng nòng cốt của quân đội.

Thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ.

Lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật.
Chức năng Đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, đảm bảo cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý.

Sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác trong quân đội.

Cấp bậc quân hàm cao nhất Thượng tá. Đại tướng.
Điều kiện tuyển chọn
  • Công dân Việt Nam.
  • Đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời.
  • Có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự.

Thông tin chi tiết được quy định tại Điều 12, Luật Sĩ quan quân đội.

  • Công dân Việt Nam không phải Sĩ quan, Hạ Sĩ quan, Binh sĩ, Công nhân/Viên chức quốc phòng.
  • >18 tuổi.
  • Thường trú tại Việt Nam.
  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng.
  • Tự nguyện phục vụ quân đội.
  • Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp.

Thông tin chi tiết được quy định tại điều 4, Thông tin liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA và điều 10, TT số 263/2013/TT-BQP.

Thăng quân hàm Thăng quân hàm khi đủ điều kiện, tiêu chuẩn Sĩ quan.

Chi tiết tại Điều 17 – 18 Luật Sĩ quan QĐNDVN sửa đổi 2019.

Thăng cấp bậc quân hàm khi được nâng lương.

Kết luận:

Bạn đã hiểu Sĩ quan là gì chưa? Trở thành Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có phải là mục tiêu của bạn? Nếu đúng thế, bạn hãy tích cực học tập, rèn luyện cơ thể, nâng cao phẩm chất đạo đức,… nhé! JobsGO tin rằng, bạn sẽ hoàn thành được giấc mộng trở thành người quân nhân xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: