Trong bối cảnh dân số toàn cầu ngày càng tăng và biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp, các ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với thách thức to lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ môi trường sinh thái. Để giải quyết những vấn đề đó, sự phát triển của khoa học, ngành Nông học hiện đại ứng dụng công nghệ cao đang trở thành miền đất hứa, mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Cùng JobsGO khám phá Nông học là gì, ra làm nghề gì,… thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Ngành Nông Học Là Gì?
- 2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Nông Học
- 3. Ngành Nông Học Học Những Gì?
- 4. Ngành Nông Học Thi Khối Gì?
- 5. Ngành Nông Học Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
- 6. Ngành Nông Học Có Được Ưa Chuộng?
- 7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Nông Học
- 8. Học Ngành Nông Học Ra Làm Gì?
- Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Nông Học Là Gì?
Nông học (tiếng Anh là Agronomy) là ngành khoa học nghiên cứu về đa dạng khía cạnh như di truyền học, sinh lý thực vật, khoa học đất trồng, sinh hoá, khí tượng học,… nhằm ứng dụng các nguyên lý, lý thuyết vào thực tiễn việc cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng.
Bên cạnh đó, ngành Nông học đào tạo ra những kỹ sư có khả năng nghiên cứu và áp dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể trong phát triển giống cây trồng, kiểm soát dịch bệnh, phân loại đất, thuỷ lợi, luân canh cây trồng,…
2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Nông Học
Chương trình đào tạo ngành Nông học đào tạo ra những kỹ sư có kiến thức về ba chuyên ngành chính: cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản. Đội ngũ được đào tạo đảm bảo về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề, có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức, sức khoẻ tốt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và kinh tế của đất nước trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ngành học hướng đến trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng chuyên môn để có thể đảm nhận vai trò kỹ sư, chuyên gia trong việc tổ chức, thực hành và huấn luyện các kỹ thuật canh tác cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản, thú y. Sinh viên tốt nghiệp ngành Nông học đủ năng lực để làm việc tại các cơ quan của nhà nước như Sở Nông nghiệp các tỉnh, trung tâm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, trại chăn nuôi,…
3. Ngành Nông Học Học Những Gì?
Khi theo học ngành Nông học, sinh viên sẽ được tiếp cận các khối kiến thức cơ sở ngành đến chuyên ngành về ba lĩnh vực cây trồng, chăn nuôi và thuỷ sản:
- Di truyền học: Nội dung di truyền học cung cấp kiến thức về cơ sở, quy luật di truyền, các hiện tượng sinh lý cũng như hoạt động biến dưỡng ở động vật và thực vật liên quan đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản.
- Khối kiến thức chuyên ngành khoa học cây trồng: Sinh viên được học về các loại cây trồng phổ biến, đặc tính cây trồng, kỹ thuật canh tác và sản xuất hợp lý từng giống cây trên các mô hình canh tác tại những vùng sinh thái khác nhau. Bên cạnh đó, chương trình học dạy cho sinh viên cách nhận diện và đưa ra biện pháp phòng trừ dịch bệnh có hại cho cây trồng.
- Khối kiến thức chuyên ngành chăn nuôi: Chương trình học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng trong tổ chức sản xuất chăn nuôi, áp dụng mô hình chăn nuôi, thú y, quản lý trang trại, phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
- Khối kiến thức chuyên ngành thuỷ sản: Ngành Nông học cũng nghiên cứu về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, biện pháp phòng, trị bệnh khi nuôi trồng thuỷ sản, ứng dụng công nghệ cao vào trong quá trình tổ chức sản xuất ở quy mô trang trại và nông hộ.
4. Ngành Nông Học Thi Khối Gì?
Ngành Nông học tuyển sinh một số khối thi sau đây:
- A00 (Toán, Hoá, Tiếng Anh)
- B03 (Toán, Sinh học, Ngữ văn)
- B04 (Toán, Sinh học, Giáo dục công dân)
- B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
- C01 (Toán, Ngữ văn, Vật lý)
- D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)
- D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
- D90 (Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên)
5. Ngành Nông Học Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Ngành Nông học có mức điểm chuẩn trung bình và khá ít biến động qua các năm. Dưới đây là bảng điểm chuẩn mới nhất bạn có thể tham khảo:
Trường Đại học | Điểm chuẩn năm 2023 |
Đại học Vinh | 17 |
Đại học Nông Lâm TP HCM | 17 |
Đại học Đà Lạt | 16 |
Đại học Đồng Tháp | 15 |
Đại học Quy Nhơn | 15 |
Đại học Nông Lâm – Đại học Huế | 15 |
Đại học Cửu Long | 15 |
Đại học Cần Thơ | 15 |
Đại học Tây Bắc | 15 |
Đại học Hồng Đức | 15 |
6. Ngành Nông Học Có Được Ưa Chuộng?
Ngành Nông học hiện nay chưa thực sự được nhiều bạn học sinh lựa chọn do vẫn còn những hiểu lầm về công việc đồng áng vất vả, thu nhập thấp,… từ nền nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, thực tế ngành học này lại đang có nhiều triển vọng phát triển. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nông nghiệp đang chuyển mình theo hướng công nghệ cao, thông minh hơn, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên tốt nghiệp ngành Nông học.
Trong tương lai, nhu cầu về lương thực, thực phẩm an toàn ngày càng tăng cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành. Các chuyên gia nông nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Bên cạnh đó, xu hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới mẻ, thu hút cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực này.
Hiểu được Nông học là gì, học những gì sẽ giúp bạn giải đáp những hiểu lầm về ngành Nông học và tự tin hơn khi lựa chọn ngành học này vì triển vọng nghề nghiệp và mức lương trong ngành hấp dẫn hơn rất nhiều so với các vị trí trong ngành nông nghiệp truyền thống.
7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Nông Học
Ngành Nông học yêu cầu sinh viên cần có niềm đam mê và những tố chất khác để có thể phát triển, thành công trong các lĩnh vực cây trồng, chăn nuôi, thuỷ sản.
7.1 Giỏi Các Môn Tự Nhiên
Giỏi các môn tự nhiên như Toán, Hóa, Sinh là lợi thế lớn khi theo đuổi ngành Nông học. Người giỏi các môn tự nhiên sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức chuyên ngành về di truyền học, sinh lý động-thực vật, biến đổi gen,…. và có khả năng nghiên cứu sâu về các vấn đề kỹ thuật trong nông nghiệp. Nhớ đó, bạn có thể trở thành những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nông nghiệp chính xác, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành nông nghiệp hiện đại.
7.2 Sáng Tạo
Ngành Nông học đòi hỏi khả năng tư duy linh hoạt, sẵn sàng thử nghiệm những phương pháp mới trong canh tác, chọn tạo giống, sản xuất và chăn nuôi. Người mạnh về sáng tạo sẽ có khả năng đưa ra các giải pháp độc đáo cho những thách thức trong nông nghiệp như biến đổi khí hậu, sâu bệnh kháng thuốc, phát triển các kỹ thuật canh tác tiên tiến, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp,…
7.3 Yêu Thiên Nhiên
Người yêu thiên nhiên thường có khả năng quan sát tinh tế, nhận biết những thay đổi nhỏ nhất trong môi trường canh tác, nuôi trồng trong nông nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp cho cây trồng, vật nuôi hay thuỷ sản. Cùng với kiến thức chuyên môn về nông nghiệp, tình yêu thiên nhiên sẽ thúc đẩy bạn tìm kiếm các giải pháp các phương pháp canh tác hữu cơ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, những người yêu thiên nhiên sẽ có động lực mạnh mẽ để tìm kiếm các giải pháp nông nghiệp bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
7.4 Thích Các Hoạt Động Ngoài Trời
Sự hứng thú và thoải mái khi làm việc trong môi trường tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng khi theo đuổi ngành Nông học. Những người thích hoạt động ngoài trời thường có sức khỏe tốt và sức chịu đựng cao, đây là những yếu tố cần thiết khi làm việc trong các trang trại, vườn ươm hay khu thí nghiệm nông nghiệp.
Hơn nữa, niềm đam mê với hoạt động ngoài trời thường đi kèm với khả năng quan sát tinh tế và sự nhạy cảm với môi trường xung quanh. Những người yêu thích hoạt động ngoài trời có thể nhanh chóng nhận ra những thay đổi nhỏ nhất trong điều kiện sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, sự xuất hiện của sâu bệnh hay những biến đổi trong chất lượng đất, nước, khí hậu,…
8. Học Ngành Nông Học Ra Làm Gì?
Không chỉ canh tác nông nghiệp và chăn nuôi, ngành nông mở ra đa dạng các vị trí việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, từ kỹ thuật, nghiên cứu đến giảng dạy hay kinh doanh.
8.1 Kỹ Sư Phụ Trách/Chỉ Đạo Sản Xuất Nông Học
Các kỹ sư Nông học, kỹ sư phụ trách/chỉ đạo sản xuất có thể làm việc tại các công ty nông nghiệp, trang trại quy mô lớn hay cơ quan quản lý nông nghiệp như Sở Nông nghiệp các tỉnh, thành phố, trung tâm khuyến nông, chi cục bảo vệ thực vật, chi cục thú y, trung tâm sản xuất giống cây trồng,…
Với vai trò này, công việc của bạn là giám sát quy trình sản xuất và tối ưu hóa năng suất cây trồng thông qua nghiên cứu mô hình cây trồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm hay nuôi trồng thuỷ sản; phát triển và ứng dụng công nghệ vào phục vụ tăng sản lượng, phòng trừ dịch bệnh và cải thiện giống,…
Mức lương khởi điểm trong ngành khoảng 10-15 triệu đồng/tháng. Với xu hướng mới trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vị trí kỹ sư Nông học đang được săn đón bởi nhiều cơ sở, doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
8.2 Nhân Viên Kinh Doanh/Marketing Trong Lĩnh Vực Nông Học
Kinh doanh trong lĩnh vực Nông học cũng là một điểm sáng trong thời điểm hiện nay. Sau khi tốt nghiệp, bạn cũng có thể phụ trách xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho sản phẩm nông nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty phân phối nông sản, cung cấp vật tư nông nghiệp.
Đây là vị trí rất phù hợp với những người yêu thích Nông học và kinh tế. Bạn có thể trở thành một nhà kinh doanh giỏi trong chính lĩnh vực nghiên cứu của mình nếu bạn sở hữu đầu óc kinh doanh và sự cởi mở, duyên dáng để có thể dễ dàng đàm phán với đối tác, khách hàng.
Mức lương dành cho nhân viên kinh doanh, marketing trong lĩnh vực Nông học thường dao động từ 8 – 12 triệu đồng/tháng.
8.3 Nghiên Cứu Viên Về Nông Học
Nếu là người yêu thích học thuật và có khả năng nghiên cứu tốt, bạn cũng có thể làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật hay bộ phận nghiên cứu tại một số nhà máy, doanh nghiệp về Nông học. Nghiên cứu viên đảm nhận vai trò nghiên cứu, phát triển giống cây trồng mới, cải tiến kỹ thuật canh tác, đưa ra các giải pháp ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, canh tác cây trồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
8.4 Giảng Viên
Cử nhân ngành Nông học cũng có thể giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành nông nghiệp, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài, dự án về lĩnh vực Nông học. Mức lương của giảng viên có thể dao động từ 10 triệu đồng trở lên tùy theo học hàm, học vị. Với xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, những cán bộ giảng viên có kiến thức chuyên sâu về nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao hiện đại sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Thông qua việc phát triển các phương pháp canh tác, nuôi trồng thông minh và bền vững, ngành Nông học không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Với những bước tiến vượt bậc trong khoa học và công nghệ, tương lai của ngành Nông học hứa hẹn sẽ mang lại những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia và thế giới. Hiểu được Nông học là gì, học những gì,… JobsGO tin rằng nó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt những hành trang trước khi lựa chọn theo đuổi ngành học đầy tiềm năng này.
Câu hỏi thường gặp
1. Học Ngành Nông Học Có Cần Giỏi Toán Không?
Toán học được sử dụng khá nhiều trong ngành Nông học, đặc biệt trong thống kê và phân tích dữ liệu. Kiến thức toán học cơ bản là rất cần thiết để có thể theo đuổi ngành này.
2. Sinh Viên Ngành Nông Học Thực Tập Ở Đâu?
Khi học ngành Nông học, bạn sẽ có cơ hội thực tập tại các trang trại, trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp nông nghiệp.
3. Học Phí Ngành Nông Học?
Mức học phí có thể khác nhau tùy trường và hệ đào tạo, mức học phí trung bình của ngành Nông học khoảng từ 11 – 12 triệu đồng/năm.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)