Hành vi nịnh bợ có đáng bị ghét bỏ không?

Đánh giá post

Chắc hẳn khi nghe đến hai từ nịnh bợ, trong đầu các bạn đều nảy sinh 1001+ suy nghĩ không mấy thiện cảm phải không? Thế nhưng hiện nay, vấn đề này lại thường xuyên xảy ra không chỉ trong cơ quan nhà nước mà còn cả môi trường công sở.

1. Nịnh bợ – Góc nhìn xưa cũ

Theo góc nhìn xưa, nịnh bợ là một thuật ngữ mang ý nghĩa tiêu cực. Đó là sự ngợi khen quá đáng hay hoang tưởng nảy sinh từ lợi ích, quyền lợi riêng tư; là cử chỉ đáng khinh bỉ, xấu xa của những kẻ hợm hĩnh,…

Nịnh bợ
Nịnh bợ – hành vi xấu xa theo góc nhìn xưa cũ

Trong quá khứ, nịnh bợ thường xảy ra chủ yếu ở công chức nhà nước. Các đối tượng này hầu như ai cũng thấy, từ nịnh một cách lộ liễu đến hành động tinh vi. Người không có năng lực muốn thăng quan tiến chức nhanh chóng, thuận lợi thì luôn nắm bắt thời cơ để làm vừa lòng lãnh đạo. Họ tâng bốc, xu nịnh, tặng quà,… với mục đích mong được cân nhắc trong công việc. Nhà lãnh đạo mà yếu kém về năng lực, thiếu cứng rắn trong quản lý thì rất dễ bị rơi vào “bẫy”, bị cấp dưới lợi dụng. Thậm chí, nhiều lãnh đạo dù biết rõ ai quen thói nịnh trên nạt dưới nhưng vì bản thân họ cũng thích được nịnh nên cứ thế làm ngơ.

Vấn đề này cũng được đưa vào Đề án văn hóa công vụ năm 2019 với nội dung; “Công chức không được nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì mục đích không trong sáng” và nhận về rất nhiều ý kiến từ cư dân mạng.

2. Nịnh bợ – Một góc nhìn khác

Bàn luận về chủ đề “nịnh bợ”, cư dân mạng chia thành 2 phe. 1 bên đồng tình cần phải loại bỏ thói xấu này. Bên còn lại cho rằng, người nịnh bợ chưa hẳn đã xấu, đặc biệt là trong môi trường công sở hiện nay. Vậy bạn hãy cùng JobsGO phân tích, mổ xẻ vấn đề để xem tại sao lại xuất hiện suy nghĩ, quan điểm có phần tích cực về nịnh bợ này nhé.

2.1 Nịnh bợ giỏi cũng là kỹ năng

Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng cần phải đấu tranh để đạt được thành công trong sự nghiệp. Thế nhưng, chỉ có năng lực thôi là chưa đủ, bạn còn cần phải có kỹ năng.

Và không ít cư dân mạng thẳng thắn cho rằng “nịnh bợ giỏi cũng là một kỹ năng”. Bởi người ưa nịnh chắc chắn sẽ có tài ăn nói, năng lực về giao tiếp cao. Họ sống hướng ngoại, thích phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong công ty, nhất là cấp trên. “Nhất quan hệ, nhì tiền tệ” mà, phải có quan hệ, con đường sự nghiệp mới dễ dàng đi lên.

Không những vậy, người hay nịnh bợ còn biết cách tính toán, lên kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho bản thân, vạch ra hướng đi rõ ràng để đạt được mục tiêu họ muốn. Họ chủ động, có tư duy trong tất cả mọi việc. Thực tế, đây là một loại kỹ năng mà bất kỳ nhân viên nào cũng cần phải có nếu muốn phát triển sự nghiệp.

kẻ nịnh bợ
Nịnh giỏi cũng là một kỹ năng

Dưới đây là tổng hợp một số ý kiến, quan điểm được cư dân mạng chia sẻ về vấn đề nịnh bợ, bạn hãy cùng xem họ nói gì nhé!

  • Công ty càng lớn, sếp sẽ càng thích được nịnh. Mà nịnh ở đây phải có kỹ năng, chứ không phải ai muốn nịnh là được đâu.
  • Người hay nịnh là người có năng lực xã giao, kỹ năng giao tiếp tốt. Thực tế mà nói, kỹ năng này lại rất quan trọng đối với con người dù trong hoàn cảnh nào.
  • Đúng là đi làm rồi mới thấy, nịnh bợ, thảo mai cũng là một loại năng lực mà không phải ai cũng có, cũng học được đâu nhé.

2.2 Người hay nịnh, không có nghĩa là không có năng lực

Nếu cứ mải chạy theo quan niệm xưa cũ, chúng ta sẽ chỉ nhìn thấy những điểm xấu, tiêu cực về người hay “nịnh bợ”. Thế nhưng đâu phải ai cũng như vậy? Không hẳn ai cứ hay nịnh thì đều không tài giỏi, năng lực yếu kém.

Người ta có câu “người vừa giỏi nịnh, vừa có năng lực – đắc thượng”. Có những cá nhân rất xuất sắc, họ giỏi cả về chuyên môn, kiến thức lẫn kỹ năng. Họ vừa biết cách làm việc hiệu quả, vừa khéo léo trong ứng xử với cấp trên. Đó là sự khôn khéo, thông minh và các nhà lãnh đạo thường rất thích người như vậy. Do đó, chúng ta không thể đánh đồng tất cả những người ưa nịnh là không có năng lực.

3. Sống ở đời, ưa nịnh cũng được, nhưng phải có nguyên tắc

Xã hội ngày càng phức tạp, xu hướng nịnh bợ không chỉ diễn ra trong các cơ quan nhà nước mà còn khá phổ biến tại môi trường công sở. Dù rằng, những người ưa nịnh thường rất hay bị ghét, song nói đi thì cũng phải nói lại, họ “khéo ăn khéo nói” nên dễ “có được thiên hạ”. Có một kiểu người rất ngốc, năng lực không quá giỏi nhưng lại nói không với quyền lực, thậm chí còn cố tình giữ khoảng cách, ngại chạm mặt, làm việc với cấp trên.

những đứa nịnh bợ
Ưa nịnh cũng được, nhưng cần có nguyên tắc

Thực tế, sống ở đời, sẽ luôn có lúc nọ, lúc kia. Con người khi đối nhân xử thế cũng vậy, nên linh hoạt một chút, đừng lúc nào cũng cứng nhắc mà đánh mất cơ hội tốt của bản thân. Bạn ưa nịnh cũng được, khôn khéo cũng chẳng sao, nhưng làm gì cũng cần có nguyên tắc. Khen thì khen cho đúng nơi, đúng chỗ, bạn đừng bất chấp hoàn cảnh mà sa đà vào xu nịnh, trở thành cái gai trong mắt đồng nghiệp xung quanh.

Giống như đồng xu ngày xưa, bên ngoài tròn trịa, bên trong vuông thành sắc cạnh. Con người mà quá tròn thì khiến người ta thấy giảo hoạt, quá vuông lại dễ làm tổn thương bản thân. Vậy nên, ngoài tròn trong vuông là phương pháp đối nhân xử thế phù hợp, khéo léo nhất.

Có thể thấy, nịnh bợ không phải lúc nào cũng xấu. Nếu bạn biết cách “nịnh” khéo léo, kết hợp với chứng minh năng lực của bản thân thì đây sẽ là bước đệm, cơ hội để phát triển bản thân.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: