Công việc của người làm tuyển dụng không hề dễ dàng. Họ làm việc trong một môi trường đầy áp lực với khách hàng và ứng viên. Họ phải tìm hiểu và xây dựng nên những tiêu chuẩn để có thể nắm bắt, định lượng nhu cầu của hai bên sao cho kết hợp được đúng người với đúng vị trí. Có những thời điểm, thời gian 8 tiếng trong ngày chỉ đủ để tổ chức và tham gia các buổi phỏng vấn, còn tìm kiếm, trò chuyện, thuyết phục ứng viên là câu chuyện tăng ca, làm thêm giờ thậm chỉ là cả nửa đêm.
Vậy làm thể nào để nhà tuyển dụng có thể hoàn thành tốt các công việc trên? Những điều gì làm nên một nhà tuyển dụng giỏi?
Mục lục
1. Có tố chất của mọi nghề
Carol Schultz ERE đã từng nói “Những nhà tuyển dụng thành công nhất là người có trong mình một phần nhân viên bán hàng, người tư vấn nghề nghiệp, nhà cố vấn, người phân tích, nhà khảo cổ và bác sĩ tâm lý”.
Nói cách khác, họ làm đủ mọi thứ, dành hết thời gian cần thiết để khám phá ra mong muốn, nhu cầu và mối quan tâm của cả ứng viên lẫn khách hàng. Kết quả là sau mỗi vị trí tuyển được là một quá trình trải nghiệm và học hỏi giúp nhà tuyển dụng không những hiểu rất rõ về các vị trí công việc, sản phẩm, dịch vụ trong công ty mà còn nắm bắt được thông tin thị trường về lĩnh vực đó.
2. Đón trước xu hướng
Số lượng ứng viên tìm kiếm việc làm bằng thiết bị di động đăng tăng lên từng ngày, và có một trang web được tối ưu hóa cho điện thoại di động là một yêu cầu buộc phải có trong thế giới di động ngày nay, nhưng hiện chỉ có khoảng một nửa số các công ty nhân sự quan tâm. Các nhà tuyển dụng thành công nhận ra rằng, khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhằm giúp ứng viên thông qua thiết bị di động tìm thấy cơ hội của họ là đã thành công một phần trong việc tạo nên trải nghiệm cho ứng viên.
3. Khả năng giao tiếp hiệu quả
Khả năng giao tiếp hiệu quả bao gồm cả giao tiếp trực tiếp (đối thoại, phỏng vấn) và gián tiếp (email, điện thoại, chat). Thử thách lớn nhất trong vấn đề giao tiếp là làm sao có thể trao đổi được cùng ngôn ngữ với từng nhóm ứng viên. Giao tiếp với anh làm Kỹ thuật phải khác với chị làm Marketing, giao tiếp với một bạn mới ra trường phải thật khác với một anh Giám đốc chuyên môn.
Để có được kỹ năng này đòi hỏi nhà tuyển dụng phải thực hành thường xuyên với nhiều người thuộc nhiều nhóm ngành nghề khác nhau. Đồng thời cũng cần hiểu rõ tính chất công việc, các thuật ngữ chuyên môn của từng ngành nghề.
4. Khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ
Theo một số thông kê thì nguồn tuyển dụng hiệu quả nhất hiện tại là nguồn giới thiệu từ các mối quan hệ (bạn bè, đồng nghiệp hiện tại, đồng nghiệp cũ và bạn học…). Chính vì vậy bạn càng có nhiều mối quan hệ thì khả năng bạn tìm được nhân tài càng nhanh.
5. Chịu áp lực tốt
Người làm tuyển dụng sẽ phải chịu áp lực ít nhất từ 3 phía: Bộ phận có nhu cầu tuyển dụng, Cấp trên trực tiếp của bạn và Ứng viên. Bạn phải thường xuyên giao tiếp, ứng xử khéo léo để “được lòng” cả 3 bên là câu chuyện không hề đơn giản. Bộ phận có ngân sách hạn hẹp nhưng đòi người thật giỏi, Ứng viên thì lúc nào cũng muốn tăng lương ít nhất 20% khi nhảy việc còn sếp thì KPI, deadline,…
6. Luôn học hỏi để phát triển bản thân
Nhà tuyển dụng thành công luôn nổi bật bởi họ không chỉ sắp xếp, bố trí việc làm mà họ còn tạo ra những phép màu. “Hãy tìm ra những thời điểm trong quá trình làm việc mà bạn có thể thêm vào đó những bất ngờ tích cực hoặc vài điều đáng chú ý”, Gregg gợi ý. “Thỉnh thoảng hãy khiến cho khách hàng phải hoàn toàn ngạc nhiên về mình, doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển tốt hơn nữa.”
Đăng ký nhận tư vấn tuyển dụng từ JobsGO: employer.jobsgo.vn
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)