Ngành thiên văn học là gì? Thông tin tuyển sinh và cơ hội việc làm

Đánh giá post

Thiên văn học là một ngành không được quá nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi sự lo ngại cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Vậy thì trong bài viết hôm nay, JobsGO sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin liên quan đến ngành này, giải đáp thắc mắc ngành thiên văn học ra làm gì? Hãy cùng tham khảo để đưa ra quyết định phù hợp, đúng đắn về ngành học trong tương lai các bạn nhé.

Ngành thiên văn học là gì?

Ngành thiên văn học được biết đến là ngành nghiên cứu về khoa học, cụ thể là các thiên thể, hiện tượng tự nhiên, có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ.

Đối với ngành này, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý, sự chuyển động, các khí tượng học của vật thể vũ trụ hay sự hình thành của vũ trụ,…

ngành thiên văn học
Ngành thiên văn học là gì?

Còn theo định nghĩ của NASA thì ngành thiên văn học sẽ nghiên cứu về các ngôi sao, các hành tinh, không gian khác. Quá trình nghiên cứu thiên văn học được thực hiện trong đài quan sát, các phòng thí nghiệm tại Trung tâm Quốc gia hay trường đại học. Khi đó, các nhà thiên văn học sẽ thực hiện việc quan sát tại địa điểm được chọn, nằm ngoài ô nhiễm ánh sáng và thường nó sẽ ở vị trí rất cao/trong sa mạc.

👉 Xem thêm: Xã hội học ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành xã hội học

Chương trình đào tạo ngành thiên văn học như thế nào?

Theo học ngành thiên văn học, các bạn sẽ được tiếp cận với chương trình đào tạo bài bản gồm các chuyên ngành, môn học, kiến thức là:

Kiến thức về vũ trụ quan

Lĩnh vực này nghiên cứu tất cả  những vật thể trên bầu trời. Nó có mối quan hệ mật thiết với môn vật lý. Do đó khi học ngành này, bạn sẽ cần hiểu biết chuyên sâu về vật lý, các mối quan hệ trong vật lý.

Sinh vật tồn tại trong vũ trụ

Đây là lĩnh vực nghiên cứu về nguồn gốc, sự tiến hóa, vật thể sống trong vũ trụ (cả trên bề mặt và ngoài trái đất). Nó cũng bao gồm việc tìm kiếm những môi trường sống trong hệ mặt trời.

Kiến thức vật lý thiên văn

Lĩnh vực này liên quan đến vật lý và thuộc tính của các vật thể trên bầu trời như hành tinh, hệ ngân hà, sao. Đây là một trong những chuyên ngành thú vị nhất của thiên văn học. Nó bao gồm việc khám phá thuộc tính của vật chất tối, năng lượng tối, các hố đen cùng thời gian chúng di chuyển, hình thành,…

Nghiên cứu về hệ mặt trời

Chuyên ngành này nghiên cứu đặc tính, hành vi của mặt trời, sử dụng kiến thức đó để hiểu về các sao, hệ thống khác. Nghiên cứu về vật lý mặt trời là việc rất quan trọng, được cho là sẽ thay đổi bầu không khí trong hệ mặt trời. Mặt khác, hoạt động của hệ mặt trời lại có tác động chính đến khí hậu trên trái đất.

Nghiên cứu địa chất các hành tinh

ngành thiên văn học là gì
Chương trình đào tạo ngành thiên văn học như thế nào?

Lĩnh vực này sử dụng những nghiên cứu về địa chất để tìm hiểu thành phần, hành vi của các hành tinh, mặt trăng, sao chổi, tiểu hành tinh,…

Ngành này dễ làm bạn liên tưởng đến ngành địa lý học trên trái đất. Các chương trình học thuộc chuyên ngành bao gồm nhiều bài học liên quan đến định luật trong vật lý như Newton, khái niệm về điện từ, từ trường, nguyên tử,…

Ngành thiên văn học thi khối nào?

Để có thể theo đuổi ngành thiên văn học, tùy vào năng lực, kết quả học tập, thi cử mà các bạn sẽ lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển khác nhau.

ngành thiên văn học hiện nay là 7440101 với các tổ hợp môn như sau:

  • Khối thi A00 gồm các môn là Toán, Lý, Hóa.
  • Khối thi A01 gồm các môn thi là Toán, Lý, Anh.
  • Khối thi A02 gồm các môn thi là Toán, Lý, Sinh.
  • Khối thi A04 gồm các môn thi là Toán, Vật lý, Địa lý.

Về điểm chuẩn của ngành thiên văn học thì cũng không quá cao so với mặt bằng điểm chung. Bởi thực tế, đây vẫn chỉ là một ngành khá mới, không quá nổi, ít sự lựa chọn từ các bạn sinh viên. Do đó, mức điểm sẽ chỉ ở khoảng 17 – 18 điểm.

Trường nào có ngành thiên văn học?

Như đã nói ở trên, ngành thiên văn học còn khá mới ở Việt Nam, chủ yếu phát triển ở nước ngoài nên cũng không có nhiều cơ sở đào tạo. Theo thống kê thì chỉ có duy nhất 1 trường là Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đang có ngành này. Do đó, nếu bạn nào yêu thích, có mong muốn theo đuổi ngành thiên văn học thì hãy tìm hiểu thông tin tuyển sinh của trường này để nộp hồ sơ nhé.

ngành thiên văn học học trường nào
Trường nào có ngành thiên văn học?

Ngoài ra, các bạn cũng có thể chọn học khoa Vật lý (chuyên ngành Vật lý thiên văn, công nghệ vũ trụ và ứng dụng,…) ở một số trường đại học khác, bạn vẫn sẽ được tìm hiểu các kiến thức liên quan đến thiên văn học như:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Bách Khoa TPHCM
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM

👉 Xem thêm: Học Triết học ra làm gì? Cơ hội việc làm cho SV ngành Triết học

Trả lời câu hỏi: Ngành thiên văn học ra làm gì?

Ngành thiên văn học ra làm gì? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ hiện nay, nhất là những ai đang có ý định theo đuổi ngành thiên văn này.

Thực tế, khi học trong trường đại học, các bạn đã được đào tạo rất nhiều kiến thức, kỹ năng liên quan đến nghiên cứu, tìm hiểu về thiên văn học, vũ trụ. Dù đây là ngành không quá phổ biến, nhưng nếu thực sự giỏi, có sự cố gắng, cơ hội việc làm dành cho các bạn trong tương lai sẽ vô cùng rộng mở. Cụ thể như sau:

  • Làm các công việc có liên quan đến lập trình khoa học
  • Làm các công việc có liên quan đến điều hành kính thiên văn
  • Tham gia vào các nhóm nghiên cứu, làm trợ lý, nhà nghiên cứu khoa học, thiên văn học trong các trung tâm, viện, sở,…
  • Làm các công việc về công nghiệp quốc phòng
  • Nghiên cứu, giảng dạy về thiên văn học tại các trường đại học, cao đẳng
  • Trở thành nhà nghiên cứu, giáo sư, nhà khoa học hành tinh,…

Tố chất cần có để theo đuổi ngành thiên văn học

ngành thiên văn học ra làm gì
Tố chất cần có để theo đuổi ngành thiên văn học

Theo đuổi ngành thiên văn học không phải đơn giản, bên cạnh sự chăm chỉ, cố gắng, các bạn cũng cần phải có tố chất bẩm sinh thì mới bắt nhịp được với ngành này. Cụ thể, những tố chất cần có là:

  • Cần học thật tốt các môn về khoa học, tự nhiên, nhất là Toán và Vật lý.
  • Cần có niềm đam mê lớn với thiên văn học, khoa học vũ trụ.
  • Yêu thích, luôn tìm tòi, khám phá quy luật tự nhiên.
  • Yêu thích khoa học, luôn có hứng thú tìm hiểu tin tức liên quan đến khoa học, vũ trụ, thiên văn.
  • Là người có khả năng nghiên cứu, tổ chức công việc, đặc biệt là tự học.
  • Là người có suy nghĩ độc lập, sáng tạo.

👉 Xem thêm: [Góc review] Đông phương học là gì? Cơ hội việc làm ngành Đông phương học

Ngành thiên văn học ra làm gì?” – chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ rồi phải không nào? Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây, các bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được cho mình ngành học phù hợp để theo đuổi nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: