Ngành Sư phạm có được miễn học phí không? Có phải cứ theo học ngành Sư phạm là sẽ được hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí? Câu trả lời sẽ được JobsGO giải đáp trong bài viết hôm nay.
Mục lục
1. Sơ Lược Về Ngành Sư Phạm
Trước khi tìm hiểu “ngành Sư phạm có được miễn học phí không?”, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu đôi nét về ngành Sư phạm tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, ngành Sư phạm là một ngành đào tạo quan trọng nhằm chuẩn bị cho sinh viên kiến thức, năng lực cần thiết để có thể trở thành giáo viên có trình độ. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ biết cách thiết kế bài giảng, đồng thời phát triển các kỹ năng giảng dạy, quản lý lớp học,… Có nhiều chuyên ngành khác nhau trong ngành Sư phạm, bao gồm Sư phạm mầm non, Sư phạm tiểu học và chuyên ngành liên quan tới từng môn học như Sư phạm Toán, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Anh văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Vật lý,…
Ngành Sư phạm hiện đang phải đối mặt với không ít thách thức. Một trong những thách thức lớn nhất là vấn đề thiếu hụt giáo viên có trình độ. Cùng với đó, sự cạnh tranh từ các ngành nghề khác cũng làm cho việc thu hút và giữ chân giáo viên trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông cũng đang thay đổi cách mà giáo viên dạy học. Giáo viên cần phải cập nhật kiến thức, kỹ năng mới để có thể sử dụng công nghệ hiện đại trong quá trình giảng dạy, giúp tạo ra một môi trường học tập hiện đại và hấp dẫn hơn đối với học sinh.
Trong bối cảnh đó, ngành Sư phạm đang không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động. Việc cải thiện chất lượng đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy là mục tiêu hàng đầu của ngành. Bằng cách này, ngành Sư phạm có thể tiếp tục đóng góp vào việc xây dựng một hệ thống giáo dục chất lượng và giúp đất nước phát triển bền vững.
2. Ngành Sư Phạm Có Được Miễn Học Phí Không?
Theo điều 77, Luật Giáo dục năm 1998 và điều 89 của Luật Giáo dục 2005 quy định: “Học sinh, sinh viên Sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ Sư phạm không phải đóng học phí”.
Tuy nhiên, vào ngày 01/07/2020, Luật Giáo dục 2019 sửa đổi đã được thông qua. Quy định miễn học phí cho sinh viên Sư phạm chính thức được bãi bỏ (theo điều số 85, Luật giáo dục số 43/2019/QH14). Thay vì được miễn học phí, sinh viên Sư phạm sẽ được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ học tập khác như: học bổng khuyến học, trợ cấp xã hội theo quy định,…
Theo chính sách, sinh viên Sư phạm sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí bao gồm: học phí và sinh hoạt phí. Cụ thể, mức hỗ trợ học phí của Nhà nước sẽ bằng mức thu học phí của cơ sở giáo dục, đào tạo nơi sinh viên Sư phạm theo học. Bên cạnh đó, các “nhà giáo tương lai” sẽ nhận được tiền sinh hoạt phí là 3,63 triệu VNĐ/ tháng.
Ngành Sư phạm có được miễn học phí không? Từ thông tin mà JobsGO cung cấp ở trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng: hiện tại, ngành Sư phạm không được miễn học phí. Tuy nhiên sinh viên Sư phạm sẽ được hưởng nhiều ưu đãi để các bạn yên tâm theo học tại trường, đồng thời thu hút thêm nhiều sinh viên giỏi giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong tương lai.
3. Quy Định Hỗ Trợ Học Phí Và Sinh Hoạt Phí Cho Sinh Viên Sư Phạm
Theo quy định của Điều Nghị Định Số 116/2020/NĐ-CP, nhà nước hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí cho sinh viên Sư phạm như sau:
- Sinh viên Sư phạm sẽ được nhà nước hỗ trợ học phí theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên tại nơi họ đang theo học. Điều này đảm bảo rằng sinh viên có thể tiếp cận giáo dục chất lượng mà không phải lo lắng về khả năng tài chính.
- Sinh viên Sư phạm cũng sẽ được nhà nước hỗ trợ một khoản tiền sinh hoạt phí là 3,63 triệu đồng mỗi tháng. Khoản tiền này được cung cấp để giúp sinh viên chi trả các chi phí sinh hoạt và đi lại cần thiết trong quá trình học tập tại trường.
- Thời gian hỗ trợ không vượt quá 10 tháng trong mỗi năm học. Tuy nhiên, nhà trường có thể điều chỉnh mức hỗ trợ sao cho phù hợp với cơ cấu tổ chức giảng dạy và chương trình học của từng trường, cũng như các tín chỉ mà sinh viên phải hoàn thành trong năm học.
4. Các Trường Hợp Được Và Không Được Hỗ Trợ Học Phí Sư Phạm
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 116/2020/NĐ-CP, không phải cứ theo học các ngành Sư phạm thì sẽ được hưởng tiền hỗ trợ mà chỉ những người sau đây mới thuộc đối tượng được hỗ trợ của Nghị định này.
4.1. Trường Hợp Được Hỗ Trợ Học Phí Sư Phạm
Người theo học ngành Sư phạm thuộc một trong hai trường hợp dưới đây sẽ được nhận khoản tiền hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí.
- Sinh viên học trình đậu đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy.
- Sinh viên học văn bằng thứ 2 theo hình thức đào tạo chính quy trình đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng nhất đạt loại giỏi.
4.2. Trường Hợp Không Được Hỗ Trợ Học Phí Sư Phạm
Sinh viên hệ trung cấp chuyên ngành Sư phạm hoặc các học viên đào tạo trình độ thạc sĩ sẽ không được nhận các chính sách hỗ trợ trên.
Như vậy, mọi sinh viên ngành Sư phạm có được miễn học phí không? Không phải tất cả sinh viên học ngành Sư phạm đều được hỗ trợ sinh hoạt phí và học phí. Với hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 của Chính phủ, các trường đào tạo Sư phạm có căn cứ cụ thể thực hiện công tác tài chính áp dụng với sinh viên khóa tuyển sinh 2022.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về việc ngành Sư phạm có được miễn học phí không? JobsGO hy vọng bạn đọc yêu thích ngành Sư phạm có thể tham khảo thông tin, cân nhắc về quyết định theo nghiệp giáo của mình.
Câu hỏi thường gặp
1. Những Trường Nào Đào Tạo Ngành Sư Phạm?
Tại Việt Nam, có nhiều trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành Sư phạm, bao gồm nhưng không giới hạn:
- Đại học Sư phạm: Đây là các trường đại học chuyên sâu về ngành Sư phạm, bao gồm Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Thái Nguyên,...
- Các trường đại học khác: Nhiều trường đại học lớn khác tại Việt Nam cũng có ngành Sư phạm như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Huế, Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học Cần Thơ, Đại học Vinh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Tây Nguyên, Đại học Văn Lang,...
- Các trường cao đẳng: Ngoài các trường đại học, cũng có nhiều trường cao đẳng đào tạo ngành Sư phạm như Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang,...
Các trường này cung cấp các chương trình đào tạo Sư phạm ở nhiều cấp bậc khác nhau như Tiểu học, Mầm non cũng như các chuyên ngành cụ thể bao gồm Toán học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa Lý, Hóa học,...
2. Học Sư Phạm Thi Khối Nào?
Tổ hợp môn thi tuyển sinh cho ngành Sư phạm sẽ phụ thuộc vào ngành cụ thể mà sinh viên muốn theo học. Dưới đây là một số tổ hợp môn thi phổ biến cho một số ngành Sư phạm cụ thể:
Chuyên ngành | Tổ hợp tuyển sinh |
Sư phạm Mầm non |
|
Sư phạm Tiểu học |
|
Sư phạm Toán |
|
Sư phạm Anh văn |
|
Sư phạm Ngữ văn |
|
Sư phạm Sinh học |
|
3. Có Những Hình Thức Tuyển Sinh Ngành Sư Phạm Nào?
Có nhiều hình thức tuyển sinh cho ngành Sư phạm, bao gồm:
- Xét điểm chuẩn kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia: Đây là hình thức xét tuyển phổ biến nhất. Với hình thức này, thí sinh sẽ được xét tuyển dựa trên điểm số đạt được trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
- Thi tuyển: Thí sinh tự do có thể tham gia các kỳ thi tuyển để được nhận vào các trường đại học hoặc cao đẳng Sư phạm.
- Xét học bạ: Các trường có thể tuyển sinh dựa trên điểm trung bình học bạ của thí sinh trong suốt thời gian học THPT.
- Tuyển thẳng: Một số trường có thể tuyển sinh trực tiếp dựa trên các tiêu chí cụ thể mà thí sinh phải đáp ứng, như thành tích học tập, giải thưởng, hoặc các khóa học ngoại khóa.
Cần lưu ý rằng, môi trường có thể có quy định khác nhau về các hình thức xét tuyển.
4. Sư Phạm Học Mấy Năm?
Thời gian học trong ngành Sư phạm phụ thuộc vào hệ đào tạo mà sinh viên chọn:
- Đại học: Thời gian học phổ biến nhất là 4 năm. Tuy nhiên, các sinh viên xuất sắc có thể hoàn thành chương trình trong khoảng 3,5 năm.
- Liên thông lên Đại học: Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng có thể hoàn thành chương trình trong khoảng 1,5 năm. Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp có thể hoàn thành chương trình trong khoảng 2,5 năm.
Tùy thuộc vào từng trường và chương trình đào tạo cụ thể mà thời gian học có thể thay đổi.
5. Sinh Viên Sư Phạm Cần Làm Gì Để Được Miễn Học Phí?
Để có thể được hỗ trợ tiền học phí, sinh hoạt phí, theo Quyết định số 3223/QĐ-BGDĐT, sinh viên theo học các trường Sư phạm cần chuẩn bị các thủ tục như:
- Chuẩn bị hồ sơ: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm đơn đề nghị hưởng trợ cấp học phí, sinh hoạt phí và đơn cam kết bồi hoàn học phí, sinh hoạt phí (Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP).
- Thời hạn nộp hồ sơ: Trong vòng 30 ngày kể từ khi sinh viên nhận được thông báo trúng tuyển từ trường, sinh viên cần nộp hồ sơ tới cơ sở đào tạo.
- Cách nộp hồ sơ: Sinh viên có thể nộp hồ sơ thông qua những cách thức như:
- Nộp trực tiếp hồ sơ tại cơ sở đào tạo giáo viên.
- Nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện tới cơ sở đào tạo giáo viên.
- Nộp hồ sơ online qua cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ sở đào tạo giáo viên.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Kể từ thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đăng ký xét hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí, trong vòng 15 ngày sau đó, cơ sở đào tạo giáo viên sẽ thống nhất ý kiến với các bên liên quan rồi thông báo tới những sinh viên được hưởng chính sách hỗ trợ. Số tiền trợ cấp sẽ gửi về tài khoản ngân hàng của sinh viên.
6. Sinh Viên Sư Phạm Phải Bồi Hoàn Kinh Phí Hỗ Trợ Thế Nào Khi Không Đáp Ứng Điều Kiện?
Vậy, nếu không đáp ứng được những yêu cầu bắt buộc của chính sách hỗ trợ, sinh viên Sư phạm sẽ phải bồi hoàn kinh phí như thế nào? Cụ thể, theo Điều 8 Nghị định 116/2020/NĐ-CP:
- Sinh viên Sư phạm cần phải bồi hoàn 100% số tiền hỗ trợ đã nhận trong trường hợp không hoàn thành chương trình đào tạo của trường hoặc không làm việc, công tác trong ngành sau 2 năm tốt nghiệp.
- Sinh viên Sư phạm phải bồi hoàn lại 1 phần số tiền hỗ trợ đã nhận nếu công tác trong ngành Giáo dục không đủ thời gian tối thiểu theo quy định.
Về cách tính chi phí bồi hoàn, bạn có thể tham khảo công thức sau:
S = (F/T1) x (T1 - T2)</b |
Trong đó:
- S là chi phí mà sinh viên cần bồi hoàn lại cho nhà nước.
- F là khoản kinh phí mà nhà nước hỗ trợ sinh viên Sư phạm.
- T1 là thời gian cần làm việc trong ngành giáo dục theo quy định (tháng).
- T2 thời gian đã làm việc trong ngành giáo dục (tháng).
Tìm việc làm ngay!
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)