Ngành Sinh Học Ra Trường Làm Gì? Triển Vọng Nghề Nghiệp Như Thế Nào?

Đánh giá post

Ngành Sinh học là ngành học hấp dẫn và có tính ứng dụng cao vào các lĩnh vực nông nghiệp, y dược, môi trường,… Hiện nay, ngành sinh học được rất nhiều bạn trẻ ham mê học hỏi quan tâm đến. Vậy, ngành sinh học ra trường làm gì, lương bao nhiêu cùng JobsGO tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Ngành Sinh Học Là Gì?

ngành sinh học ra trường làm gì
Ngành Sinh Học Là Gì?

Ngành sinh học là ngành khoa học tự nhiên, nghiên cứu về sinh vật sống, bao gồm những vấn đề về sự sống và tự nhiên. Ngành sinh học cung cấp những kiến thức về nguồn gốc, cấu trúc, quá trình hình thành, phát triển, sinh sản,… của các đối tượng sinh học cụ thể bao gồm động thực vật, vi sinh vật,…

Bên cạnh đó, sinh học là ngành phân tích sâu sắc các mối quan hệ giữa các đối tượng sinh học cũng như những thay đổi về hình thái, sinh hóa, sinh lý, trao đổi chất, di truyền, sinh học phân tử,… của các sinh vật.

2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Sinh Học

Chương trình đào tạo ngành Sinh học tại các trường đại học, cao đẳng hướng đến trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp sinh viên phát triển bản thân và thành công trong sự nghiệp. Mục tiêu đào tạo cụ thể của ngành như sau:

  • Phát triển chuyên sâu kiến thức về ngành học: Sinh viên nắm được những kiến thức nền tảng vững chắc về các lĩnh vực như di truyền học, sinh thái học, vi sinh vật học và sinh học phân tử. Điều này giúp các bạn sinh viên phát triển năng lực nghiên cứu, phân tích một cách chuyên sâu, từ đó mang lại những đóng góp ý nghĩa cho cộng đồng khoa học.
  • Tăng cường kỹ năng ứng dụng thực tế: Không chỉ tập trung vào khía cạnh lý thuyết mục tiêu đào tạo ngành sinh học chú trọng việc trang bị cho sinh viên kỹ năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế thông qua khuyến khích tham gia các dự án nghiên cứu thực tế và thực tập tại các công ty, tổ chức nghiên cứu hoặc các viện nghiên cứu uy tín.
  • Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới: Mục tiêu đào tạo ngành Sinh học hướng tới thúc đẩy những đóng góp mang tính sáng tạo và đổi mới vào các lĩnh vực chuyên môn nhằm phục vụ việc thiết kế dược phẩm,điều trị y học, ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường hay các giải pháp phát triển bền vững.

3. Ngành Sinh Học Học Những Gì?

học kỹ thuật sinh học ra làm gì
Ngành Sinh Học Học Những Gì?

Khi trở thành một sinh viên ngành sinh học, bạn sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng dưới đây:

  • Kiến thức tổng quát về Toán học, Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
  • Kiến thức sinh học nền tảng và ứng dụng về sinh hóa, sinh học phân tử, sinh học tế bào, di truyền, vi sinh, thực vật học, động vật học, sinh thái học, tiến hóa, đa dạng sinh học, an toàn sinh học, đạo lý sinh học, ứng dụng thống kê trong nghiên cứu sinh học. Bên cạnh đó là kỹ năng đào sâu, mở rộng kiến thức để thiết kế, thực hiện, phân tích và đánh giá kết quả thí nghiệm chuyên sâu trong các lĩnh vực trên.
  • Kỹ năng thực hiện các thí nghiệm cơ bản trong sinh học.

4. Ngành Sinh Học Thi Khối Nào?

Các trường Đại học/Cao đẳng xét tuyển ngành Sinh học và các ngành liên quan ở một số tổ hợp như:

  • A00 (Toán, Lý, Hoá)
  • B00 (Toán, Hoá, Sinh học)
  • B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

5. Ngành Sinh Học Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?

Dưới đây là bảng điểm chuẩn một số trường đào tạo các ngành Sinh học năm 2023 mà bạn có thể tham khảo:

Khu vực miền Bắc

Trường Đại học/Cao đẳng Điểm chuẩn năm 2023
Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 19
Đại Học Sư Phạm Hà Nội 19,63 – 20,71
Đại Học Bách Khoa Hà Nội 21 – 24,6
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội 23

Khu vực miền Trung

Trường Đại học/Cao đẳng Điểm chuẩn năm 2023
Đại Học Đà Lạt 15 – 20
Đại học Tây Nguyên 15 – 24
Đại học Khoa học – Đại học Huế 16 – 21

Khu vực miền Nam

Trường Đại học/Cao đẳng Điểm chuẩn năm 2023
Đại Học Quy Nhơn 20 – 28
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM 21,5
Đại Học Cần Thơ 23,3 – 25

6. Ngành Sinh Học Có Được Ưa Chuộng?

Hiện nay, ngành Sinh học thu hút ngày càng nhiều bạn trẻ quan tâm. Bản chất đây là ngành học thú vị và có tính ứng dụng cao. Các chuyên ngành của Sinh học có thể kể đến như: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật sinh học, Sư phạm sinh học,… Bên cạnh đó, ngành học này còn là nền tảng cốt lõi cho sự phát triển của các ngành liên quan như Y dược, Y sinh,… Vì vậy, các lĩnh vực thuộc ngành Sinh học mở ra vô vàn cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên sau khi ra trường.

Tại Việt Nam, có đến khoảng 30 – 40 trường Đại học đào tạo các chuyên ngành của ngành Sinh học. Với mức điểm chuẩn tăng qua từng năm, ngành học này đang ngày càng khẳng định vị thế và tiềm năng phát triển trong tương lai gần.

học ngành công nghệ sinh học ra làm gì
Ngành Sinh Học Có Được Ưa Chuộng?

7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Sinh Học

Khi học ngành Sinh học, có một số tố chất, kỹ năng quan trọng mà bạn nên có hoặc phát triển để thành công và thúc đẩy sự nghiệp trong lĩnh vực này:

7.1 Sự Tò Mò Và Đam Mê

Sự tò mò là động lực quan trọng để khám phá và hiểu biết về sự sống. Những thắc mắc rất đỗi đời thường về sinh vật và môi trường xung quanh cũng có thể là yếu tố thúc đẩy bạn tìm tòi, khám phá nhiều hơn, từ đó, khơi gợi niềm yêu thích đối với ngành sinh học.

Bên cạnh sự tò mò, niềm đam mê cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn tự động nghiên cứu và tiếp cận với những vấn đề phức tạp trong Sinh học. Không riêng gì Sinh học, bất kỳ một lĩnh vực nào cũng cần phải có đam mê mới có thể nghiên cứu sâu sắc và cho ra những ý tưởng sáng tạo.

7.2 Năng Lực Phân Tích Và Tư Duy Logic

Khả năng phân tích dữ liệu, đặc biệt là trong các phương pháp thống kê và phân tích số liệu sinh học là rất cần thiết. Khi theo học ngành này, bạn cần nâng cao khả năng thống kê, đánh giá những yếu tố xuất hiện trong nghiên cứu và ứng dụng để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập.

Kết hợp với năng lực phân tích, tư duy logic sẽ giúp bạn suy luận, giải quyết các vấn đề phức tạp trong nghiên cứu sinh học, liên kết nguồn gốc, sự hình thành, phát triển hay suy tàn xảy ra trong quá trình nghiên cứu và tổng hợp thông tin.

7.3 Kỹ Năng Quan Sát 

Kỹ năng quan sát chi tiết giúp bạn phát hiện ra các quy luật, quan hệ, sự tương tác trong các hệ sinh thái và cơ chế sinh học. Đặc điểm của ngành sinh học là sự liên kết và đánh giá dựa trên quá trình, vì vậy, khả năng quan sát tốt sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về các đối tượng sinh học cũng như mối quan hệ giữa chúng.

8. Học Ngành Sinh Học Ra Trường Làm Gì?

Câu hỏi học ngành sinh học ra làm gì, hay học công nghệ sinh học, kỹ thuật sinh học ra làm gì vẫn còn là băn khoăn của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, khác với suy nghĩ của nhiều người rằng học các ngành về sinh học chỉ có thể làm nghiên cứu thì cử nhân ngành Sinh học sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc hấp dẫn do đây là ngành học đào tạo tổng hợp những kiến thức và kỹ năng của các ngành liên quan như Công nghệ sinh học, Sư phạm sinh học hay Kỹ thuật sinh học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội công tác tại một số vị trí dưới đây:

ngành sinh học ra trường làm gì
Học Ngành Sinh Học Ra Trường Làm Gì?

8.1 Nghiên Cứu Viên Và Phát Triển Sản Phẩm

Cử nhân tốt nghiệp ngành sinh học có thể trở thành nghiên cứu viên tại một số cơ sở như:

  • Viện Công nghệ sinh học
  • Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng
  • Viện Sinh học nhiệt đới (ITB)
  • Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học (Đại học Bách Khoa Hà Nội)
  • Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Sự sống (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

8.2 Kỹ Thuật Viên/Phân Tích Viên Phòng Thí Nghiệm

Hẳn có nhiều người từng thắc mắc học kỹ thuật sinh học ra làm gì, cơ hội việc làm của ngành này như thế nào thì vị trí kỹ thuật viên và phân tích viên phòng thí nghiệm chính là câu trả lời. Với vị trí này, cử nhân ngành Sinh học có thể công tác tại các cơ sở như:

  • Trung tâm/Viện nghiên cứu tại các trường Đại học có ngành liên quan như Đại học Phenikaa, Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội,…
  • Các công ty/doanh nghiệp có phòng nghiên cứu, kiểm chuẩn, đo lường
  • Kỹ thuật viên tại các cơ sở nghiên cứu và phát triển Nhà nước

8.3 Kỹ Thuật Viên Xét Nghiệm Y Học 

Nếu bạn thắc mắc: học công nghệ sinh học y dược ra làm gì thì đây chính là câu trả lời. Cử nhân các chuyên ngành trong Sinh học có thể tham gia vào quá trình xét nghiệm y học tại các cơ sở y tế ở các mảng như hỗ trợ sinh sản, tế bào gốc, xét nghiệm di truyền – sinh học phân tử, xét nghiệm vi sinh – sinh hóa,…

8.4 Nhân Viên Kinh Doanh, Marketing, Tư Vấn, Tiếp Thị 

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí khác nhau trong kinh doanh sản phẩm liên quan đến lĩnh vực sinh học như: máy móc, hóa chất, thuốc, phân bón, dụng cụ y tế,…

8.5 Giảng Dạy Tại Các Cơ Sở Giáo Dục Hoặc Trung Tâm Đào Tạo

Cử nhân ngành Sinh học có thể học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy môn Sinh học tại các trường bậc THCS hoặc THPT hoặc học lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ để giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng.

8.6 Tự Kinh Doanh 

Khởi nghiệp cũng là một hướng đi khác cho các sinh viên tốt nghiệp ngành Sinh học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự lập trang trại, công ty riêng như trại nấm, giống cây trồng, thiết bị trồng rau sạch, trồng rau tự động,…

Như vậy, JobsGO đã giúp bạn giải đáp câu hỏi học ngành sinh học ra trường làm gì cùng những vướng mắc về ngành học còn khá mới mẻ này. Nếu bạn đam mê nghiên cứu và tìm tòi về thế giới xung quanh thì đây chính xác là ngành học phù hợp với bạn. Cùng với đó, cơ hội việc làm đầy hứa hẹn cũng sẽ nâng bước bạn trong quá trình theo đuổi ngành sinh học.

Câu hỏi thường gặp

1. Mức Lương Sau Khi Tốt Nghiệp Ngành Sinh Học Là Bao Nhiêu?

Tuỳ vào công việc và trình độ chuyên môn, mức lương trong ngành sinh học có sự khác biệt. Mức lương trung bình dao động từ 7 đến 9 triệu đồng một tháng cho các công việc ở vị trí nhân viên phân tích, kiểm định hoặc nhà khoa học cấp thấp tại các cơ sở, trung tâm, viện, công ty nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong lĩnh vực sinh học. Đối với trình độ và vị trí cao hơn, mức lương có thể lên đến vài chục đến hàng trăm triệu đồng.

2. Ngành Sinh Học Và Chuyên Ngành Công Nghệ Sinh Học Khác Nhau Như Thế Nào?

Ngành sinh học là ngành nghiên cứu về nguồn gốc, cấu trúc, quá trình hình thành, phát triển, sinh sản,… của các đối tượng sinh học. Công nghệ sinh học là chuyên ngành ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào các sản phẩm, giải pháp sinh học. Nhiều học sinh khi lựa chọn chuyên ngành còn phân vân học ngành công nghệ sinh học ra làm gì. Câu trả lời là chuyên ngành công nghệ sinh học sẽ đào tạo bạn trở thành các nghiên cứu viên, chuyên gia pháp y, kỹ thuật viên,...có khả năng ứng dụng công nghệ vào các khía cạnh của lĩnh vực sinh học.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: