Ngành quản trị kinh doanh học những môn gì? Cơ hội nghề nghiệp sau ra trường

Đánh giá post

Quản trị kinh doanh hiện đang là ngành học hot bởi cung cấp khối lượng kiến thức lớn cùng hàng loạt các cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi tốt nghiệp. Với ngành học đầy hứa hẹn như vậy, sinh viên ngành quản trị kinh doanh học những môn gì? Theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời bạn nhé.

ngành quản trị kinh doanh học những môn gì
Ngành quản trị kinh doanh những môn gì?

1. Giới thiệu chung về ngành quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh là ngành học đặc biệt khai thác tiềm năng quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh, sản xuất,… Đây là ngành học dành cho những bạn năng động, yêu thích kinh tế và làm giàu một cách chính đáng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có nhiều cơ hội phát triển ở mọi quốc  gia trên thế giới.

Chương trình ngành Quản trị kinh doanh hệ Đại học tại Việt Nam hiện nay là hệ cử nhân với thời gian đào tạo từ 3,5 – 4 năm.

2. Ngành quản trị kinh doanh học những môn gì?

Mã ngành Quản trị Kinh doanh theo phân loại của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam là 7340101 Quản trị kinh doanh.

Đối với ngành học này, sinh viên sẽ học các môn nền tảng, môn học cơ bản, môn học bổ trợ và các các môn học chuyên sâu. Cụ thể như sau:

học quản trị kinh doanh ra làm gì
Ngành quản trị kinh doanh học những môn gì?

2.1 Các môn nền tảng cần có

  • Ngoại ngữ

Đây là môn học quan trọng với sinh viên hầu hết các ngành, đặc biệt là kinh tế. Tại hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sẽ được học 3 cấp độ tiếng Anh căn bản, 3 cấp độ tiếng Anh nâng cao và 4 cấp độ tiếng anh Thương mại.

  • Tin học

Mặc dù là môn học Đại cương nhưng tin học lại vô cùng cần thiết đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. Việc thành thạo các kỹ năng tin học không chỉ giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp mà còn dễ dàng thăng tiến hơn trong tương lai.

2.2 Các môn học cơ bản đối với ngành Quản trị kinh doanh

  • Kiến thức cơ sở khối ngành

Đây là nhóm các môn học nền tảng bắt buộc đối với sinh viên Quản trị kinh doanh. Có thể điểm qua một vài môn học cơ bản như: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học và Giao tiếp kinh doanh.

  • Kiến thức cơ sở ngành

Kiến thức cơ sở ngành là các kiến thức nền tảng riêng của một ngành học trong khối ngành chung. Các môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành của sinh viên Quản trị kinh doanh bao gồm: Nhập môn Quản trị kinh doanh, Môi trường kinh doanh quốc tế, Tiếp thị căn bản và Quan hệ kinh tế quốc tế.

  • Kiến thức ngành

Khi đã có được nền tảng kiến thức Kinh tế và Quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành như Thống kê trong kinh doanh, Nguyên lý kế toán, Quản trị dự án, Quản trị sự kiện, Thương mại điện tử, Quản trị chất lượng và Quản trị tiếp thị.

2.3 Các môn học bổ trợ có liên quan đến ngành Quản trị kinh doanh

Người học ngành Quản trị kinh doanh sẽ học các môn bổ trợ có liên quan sau đây:

  • Ngoại ngữ
  • Luật kinh tế
  • Thị trường chứng khoán
  • Thanh toán quốc tế
  • Kế toán chính trị

2.4 Các môn học chuyên sâu ngành Quản trị kinh doanh

Các kiến thức chuyên sâu là các môn học riêng biệt, phù hợp với tính chất và nhiệm vụ của ngành học:

  • Quản trị dự án
  • Đạo đức kinh doanh
  • Hệ thống sản xuất tinh gọn
  • Quản trị nguồn nhân lực
  • Quản trị tài chính
  • Quản trị marketing
  • Giao tiếp kinh doanh
  • Hành vi tổ chức
  • Quản trị chất lượng
  • Nghiên cứu thị trường
  • Quản trị rủi ro
  • Quản trị chiến lược

3. Bí quyết học tốt các môn học ngành quản trị kinh doanh

Không chỉ với Quản trị kinh doanh mà với tất cả các ngành học, để tiếp thu và vận dụng kiến thức tốt, trước hết bạn cần định hướng cụ thể và rõ ràng. Cùng với đó, hãy luôn giữ ngọn lửa đam mê nhiệt huyết để theo đuổi đến cùng mục tiêu. Điều này giúp bạn dễ dàng xây dựng được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để “giữ phong độ” trong suốt hành trình học tập đầy vất vả. Có được các mục tiêu cụ thể, bạn có thể chủ động học và xác định mục tiêu với từng môn học.

Việc áp dụng các nguyên tắc này không chỉ giúp bạn tích lũy kiến thức vững chắc mà còn tiếp thêm động lực để đạt được những điều không tưởng. Bên cạnh đó, ngoài xác định mục tiêu, bạn cũng cần nghiên cứu để chọn những môn học phù hợp với khả năng tiếp thu của bản thân. Cụ thể, nếu là người có thiên hướng tư duy logic, hãy ưu tiên các môn như hệ thống thông tin, tài chính,… Ngược lại, nếu bạn giỏi phân tích, suy luận hay giao tiếp phán đoán thì có thể lựa chọn các môn học như luật, nhân sự, tiếp thị,…

Cuối cùng, để học tốt các kiến thức, môn học ngành Quản trị kinh doanh, bạn cần nắm bí quyết lựa chọn giảng viên theo học. Hãy tham khảo đánh giá, tham gia các buổi giảng dạy để tìm được giảng viên tâm huyết và truyền đạt kiến thức tốt.

quản trị kinh doanh
Bí quyết học tốt các môn học ngành quản trị kinh doanh

4. Tại sao nên học ngành quản trị kinh doanh?

Sau khi giải đáp được câu hỏi “Ngành quản trị kinh doanh học những môn gì?”, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tại sao nên theo đuổi ngành học này?

Quản trị kinh doanh là một ngành học rộng nên khá nhiều bạn trẻ dù yêu thích cũng không tránh khỏi việc mông lung trước khi đưa ra quyết định. Nếu bạn cũng đang ở trong tình huống tương tư, hãy cùng JobsGO điểm qua một vài lý do quan trọng dưới đây nhé:

4.1 Đảm đương nhiều vị trí trong công ty

Lợi ích đầu tiên chúng ta có thể thấy được khi lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh là khả năng đảm đương nhiều vị trí trong doanh nghiệp. Điều này khá dễ hiểu bởi đây là ngành học rộng, kiến thức đa dạng nên sinh viên vô cùng “đa nhiệm” và tài năng. Cộng thêm sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, kinh tế, văn hóa,… các công ty càng cần hơn những nhân sự có kiến thức quản trị để giúp họ đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Không chỉ các vị trí liên quan đến kinh doanh, người học ngành Quản trị kinh doanh có vô vàn lựa chọn công việc khác nhau như quản lý tài chính, quản lý Marketing, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất. Chưa dừng lại ở những vị trí hấp dẫn, bạn còn có được cơ hội thăng tiến nhanh chóng và gia tăng thu nhập nếu vận dụng tốt khả năng quản trị kinh doanh đã được đào tạo khi còn trên ghế nhà trường.

4.2 Con đường học vấn rộng mở

Như đã nói từ ban đầu, Quản trị kinh doanh là ngành học rộng mở và đa dạng. Theo đó, ngay từ khi bắt đầu, người học đã được làm quen với những kỹ năng tuyệt vời như quản lý sản xuất, tiếp thị, nhân sự, quản lý dự án, phân tích kinh doanh, quản trị chiến lược,… Nhờ vậy, bạn sẽ có được cái nhìn tổng thể và dễ dàng lựa chọn chuyên ngành mình yêu thích để nghiên cứu sâu hơn.

Ngoài ra, ngành học này cũng linh học trong cách thức giảng dạy nên bạn có thể lĩnh hội đồng thời được cả kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế. Việc này sẽ vô cùng hữu ích nếu bạn có dự định học chuyên sâu hoặc tiếp tục với một ngành học mới mẻ và thú vị hơn trong tương lai.

4.3 Hình thành tư duy khởi nghiệp từ sớm

Thời đại của Startup giúp chúng ta được chứng kiến hàng loạt những thương hiệu ấn tượng trên thị trường. Tuy nhiên, nền kinh tế khó khăn đã khiến không ít đơn vị sụp đổ và từ giã ước mơ khởi nghiệp.

Theo đuổi Quản trị kinh doanh lại khác, bạn được học hình thành tư duy khởi nghiệp từ sớm, có khả năng phân tích, phán đoán và đưa ra những quyết định đúng đắn vào thời điểm quan trọng. Đây là cơ hội tuyệt vời giúp sinh viên Quản trị kinh doanh có được bước đệm chắc chắn trước khi bước đi trên hành trình khởi nghiệp đầy thách thức.

5. Những tố chất cần có khi học ngành quản trị kinh doanh

Thành tích xuất sắc thôi là chưa đủ, để theo đuổi ngành học Quản trị kinh doanh, bạn cần có những tố chất sau:

5.1 Đam mê kinh doanh

Đam mê kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta thành công khi theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh. Bởi đây sẽ là động lực để bạn học tập, trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm cho tương lai. Đương nhiên, khi đã có đam mê, bạn sẽ thích thú và hào hứng với các chủ đề phức tạp như phân tích thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính,… Hơn hết, đam mê chính là thứ giúp bạn thích nghi với mọi thay đổi hay khó khăn thử thách trong ngành đầy biến động như Tài chính kinh doanh.

5.2 Yêu thích các con số

Trong ngành Quản trị kinh doanh, việc yêu thích tính toán hay các con số vừa là bước đầu để bạn bắt đầu, vừa là yếu tố cần thiết phục vụ cho công việc sau này. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời đơn giản là bởi chỉ khi yêu thích các con số, bạn mới có thể tiếp tục những công việc phức tạp “bao quanh” bởi đầy dãy số liệu như phân tích chỉ số tài chính, tính toán lợi nhuận, doanh thu, tỷ suất sinh lời,…

5.3 Không ngại làm việc nhóm

Làm việc nhóm là một trong những yếu tố cần thiết đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. Vì xét về bản chất ngành, với lượng kiến thức rộng lớn như vậy, dù có giỏi đến đâu bạn cũng không thể một mình đảm đương được hàng loạt công việc phức tạp như: kết nối khách hàng, lập chiến lược, đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh,…

5.4 Tư duy nhạy bén và thực tế

Tư duy nhạy bén và thực tế là một trong những tố chất quan trọng đối với người học ngành Quản trị kinh doanh. Sở hữu tư duy nhạy bén và thực tế, việc phân tích, đánh giá và tìm hiểu các tình huống kinh doanh, cũng như đưa ra những quyết định cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

5.5 Thích giao tiếp

Giao tiếp và kinh doanh có một sự kết nối vô cùng chặt chẽ. Bởi khả năng giao tiếp không chỉ giúp bạn trao đổi đơn thuần với khách hàng mà còn truyền tải thông tin chính xác, mở rộng quan hệ và phát triển hơn trong tương lai. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng giao tiếp trong kinh doanh vô cùng rộng lớn, không chỉ giới hạn ở trình bày mà còn lắng nghe, phân tích tâm lý, đàm phán, thuyết phục,…

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời được câu hỏi ngành quản trị kinh doanh học những môn gì? Từ các nội dung chia sẻ, chúng tôi mong bạn có được sự chuẩn bị thật tốt cho chặng đường học tập tương lai.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: