Ngành kinh tế ngoại thương đang được nhiều bạn trẻ quan tâm. Để giúp các bạn tự tin lựa chọn ngành học này, JobsGO sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Tìm hiểu chung về ngành kinh tế ngoại thương
- 2. Ngành kinh tế ngoại thương học những gì?
- 3. Lý do ngành kinh tế ngoại thương được ưa chuộng?
- 4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành kinh tế ngoại thương
- 5. Học kinh tế ngoại thương tại những trường nào?
- 6. Học ngành kinh tế ngoại thương ra trường làm gì?
- 7. Mức lương dành cho ngành kinh tế ngoại thương
1. Tìm hiểu chung về ngành kinh tế ngoại thương
Kinh tế ngoại thương là một ngành học thuộc nhóm ngành kinh doanh. Nó sẽ mang đến cho người học các kiến thức chuyên môn chính như: Kinh tế quản lý, nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu,.. Bên cạnh đó, ngành học này còn mang đến rất nhiều các kiến thức về kinh doanh quốc tế như: Bảo hiểm, luật kinh doanh quốc tế, Marketing, thương mại điện tử, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế, hải quan, thuế,..
Ngành kinh tế ngoại thương hiện nay được đào tạo ở rất nhiều các trường đại học trong cả nước. Mức điểm đầu vào ở các trường top đầu luôn cao, trong những năm gần đây nó thường dao động từ 25 – 29 điểm. Sau khi tốt nghiệp, bạn có cơ hội việc làm đa dạng tại nhiều môi trường khác nhau với mức lương hấp dẫn.
2. Ngành kinh tế ngoại thương học những gì?
Sinh viên của ngành kinh tế ngoại thương được đào tạo để có khối kiến thức nền tảng chuyên sâu về:
- Marketing căn bản, Marketing quốc tế
- Lý thuyết tài chính, tiền tệ
- Kinh tế học quốc tế
- Chuyển giao công nghệ quốc tế
- Luật thương mại quốc tế
- Kinh tế đối ngoại
- Tài chính quốc tế
- Kinh doanh quốc tế
- Kỹ thuật chuyên nghiệp vụ ngoại thương
- Thanh toán quốc tế
- Vận tải và bảo hiểm
- Quản trị tài chính
- Kinh tế tài nguyên và môi trường
- ….
Sinh viên không chỉ có khối kiến thức về chuyên môn mà còn được trang bị rất nhiều các kỹ năng quan trọng như:
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng ngoại ngữ, tiếng Anh chuyên ngành
- Kỹ năng tin học văn phòng
- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sự kiện
- Kỹ năng giải quyết tình huống trong kinh doanh
- Kỹ năng đàm phán và thương lượng với khách hàng, đối tác
- ….
Xem thêm: việc làm Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu
Từ nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc, sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế ngoại thương có được sự tin tự để hòa nhập với thị trường việc làm năng động, hiện đại và hội nhập.
3. Lý do ngành kinh tế ngoại thương được ưa chuộng?
Có rất nhiều lý do khiến kinh tế ngoại thương trở thành một ngành học được ưa chuộng hiện nay. Cụ thể:
- Thứ nhất, theo học ngành kinh tế ngoại thương, các bạn có cơ hội khám phá thế giới. Đặc biệt trong thời đại mở cửa hội nhập như hiện nay, các bạn có thể được làm việc tại nhiều môi trường khác nhau, từ các doanh nghiệp trong nước cho đến quốc tế.
- Thứ hai, ngành kinh tế ngoại thương cũng cấp cho sinh viên lượng kiến thức bổ ích và được cập nhật liên tục. Điều này giúp các bạn nâng cao khả năng hội nhập quốc tế.
- Thứ ba, bạn có nền tảng ngành kinh tế ngoại thương tốt, kết hợp thêm kỹ năng giúp bạn có thể trở thành những nhà lãnh đạo cao cấp trong công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Thứ tư, bạn có khả năng nhận về thu nhập cực hấp dẫn sau tốt nghiệp.
Bạn muốn theo học ngành kinh tế ngoại thương, nhưng không biết bản thân có phù hợp hay không? Bỏ túi ngay cách xác định trong phần tiếp theo nhé!
4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành kinh tế ngoại thương
Để xác định bạn có phù hợp với ngành kinh tế ngoại thương, hãy xem bạn có những tố chất và kỹ năng này không:
- Bạn là người năng động, tháo vát, mạnh mẽ, tự tin và luôn quyết đoán trước mọi vấn đề?
- Bạn là người tư duy logic, nhạy bén với sự biến đổi của xã hội?
- Bạn thích giao tiếp, có khả năng đàm phán, thuyết phục, thương lượng?
- Bạn thích ngành kinh tế, thích kinh doanh, không ngại làm việc trong môi trường có tính cạnh tranh cao?
- Bạn có khả năng chịu áp lực trong công việc tốt không?
- Bạn giỏi ngoại ngữ và luôn quan tâm đến sự biến động về kinh tế?
Nếu câu trả lời cho các vấn đề trên là có thì bạn chính là người phù hợp để theo học ngành kinh tế ngoại thương đó nhé!
5. Học kinh tế ngoại thương tại những trường nào?
Để theo học ngành kinh tế ngoại thương, bạn có thể lựa chọn rất nhiều trường đại học khác nhau. Dưới đây là bảng thông tin về các trường đào tạo ngành học này, kèm tổ hợp môn xét tuyển và điểm trúng tuyển các năm gần đây:
Tên trường | Tổ hợp môn xét tuyển | Điểm trúng tuyển 2022 | Điểm trúng tuyển 2021 | Điểm trúng tuyển 2020 |
Đại học Tôn Đức Thắng | A00, A01, D01 | 36.3 | 35.25 | 33 |
Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP HCM | A00, A01, C02, D01 | 29.5 | 26.25 | 25 |
Đại học Cần Thơ | A00, A01, C02, D01 | 29 | 25.75 | 22.25 |
Đại học Kinh tế quốc dân | A01, D01, D07 | 28.25 | 27.8 | 26.5 |
Học viện Ngoại giao | A00 | 27 | 27.5 | 25.1 |
Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng | A00, A01, D01, D90 | 26.75 | 26.75 | 24 |
Học viện Ngân hàng | A01, D01, D07, D09 | 26.75 | 25.3 | 22.5 |
Đại học Mở TP HCM | A00, A01, D01, D07 | 26.45 | 25.05 | 22.75 |
Đại học Tài Chính Marketing | A00, A01, D01, D96 | 26.4 | 25.8 | 23.7 |
Đại học Công nghiệp TP HCM | A01, C01, D01, D96 | 25.5 | 20 | 20.5 |
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | A00, A09, C04, D01 | 25.5 | 15.6 | 20 |
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM | A00, A01, D01, D10 | 23.5 | 20 | 18 |
Đại học Kinh Tế -Tài Chính TP HCM | A00, A01, C00, D01 | 23 | 23 | 19 |
Đại học Nam Cần Thơ | A00, A01, C04, D01 | 21 | 17 | – |
Đại học Kinh tế TP HCM | A01, D01, D07 | 27 | 27.5 | 25.1 |
Đại học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh – Đại học Thái Nguyên | A00, A01, C04, D01 | 16.5 | 15.5 | – |
Đại học Hoa Sen | A01, D01, D03, D09 | 16 | 17 | 16 |
Đại học Tài Chính Kế Toán | A01, A16, D01 | 15 | 15 | 15 |
Đại học Tây Đô | A00, A01, C04, D01 | 15 | 15 | – |
6. Học ngành kinh tế ngoại thương ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế ngoại thương, các bạn có rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau. Tiêu biểu như:
- Trở thành chuyên gia kinh doanh, cán bộ quản lý hoặc chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế.
- Trở thành chuyên gia về nghiên cứu thị trường kinh tế, Marketing quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng, xúc tiến thương mại hoặc nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế.
- Cơ hội trở thành nhân viên ngân hàng với khâu thanh toán quốc tế hoặc đảm nhận khâu khai báo hải quan.
- Cơ hội trở thành các chuyên gia làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, công ty xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế.
- Trở thành chuyên viên giao dịch thương mại quốc tế hoặc chuyên gia về lĩnh vực vận tải – bảo hiểm, hải quan, thanh toán – tín dụng quốc tế, thị trường chứng khoán.
Bạn có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau như: Các công ty hoạt động trong lĩnh vực Logistics, vận tải, giao nhận quốc tế; xuất nhập khẩu; ngân hàng thương mại; bộ công thương, sở công thương, bộ kế hoạch và đầu tư, các khu công nghiệp,….Trong đó, một trong những khía cạnh quan trọng mà bạn sẽ phải chú ý đến là cán cân xuất nhập khẩu, để đánh giá hiệu quả và sự ổn định của hoạt động thương mại quốc tế.
7. Mức lương dành cho ngành kinh tế ngoại thương
Mức lương dành cho ngành kinh tế ngoại thương luôn là vấn đề mà rất nhiều sinh viên quan tâm. Như có đề cập trong bài thì mức lương của ngành khá hấp dẫn nên được các bạn trẻ ưa chuộng. Vậy, mức lương là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào môi trường làm việc và vị trí mà bạn đảm nhận sẽ có mức lương khác nhau. Nhìn chung thì một sinh viên ngành kinh tế ngoại thương mới ra trường sẽ có mức thu nhập từ 8 – 10 triệu đồng. Sau khi bạn có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm, con số lên 12 – 15 triệu đồng/tháng. Nếu bạn có kinh nghiệm trên 3 năm thì thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu bạn có năng lực và sẵn sàng đương đầu với các thử thách của ngành, thu nhập sẽ không giới hạn đâu nhé!
>>>Có thể bạn quan tâm: Freight forwarding là gì?
Như vậy, bài viết trên của JobsGO đa giúp bạn có đầy đủ thông tin về ngành kinh tế ngoại thương. Đây sẽ là một ngành học thú vị với rất nhiều cơ hội việc làm rộng mở đang chờ đón các bạn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)