Ngành Kinh tế đầu tư là một trong những ngành học cực hot, hiện đang thu hút sự quan tâm từ rất nhiều học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh. Ngành này mang đến cho người lao động cơ hội việc làm rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn.
Mục lục
- 1. Ngành Kinh Tế Đầu Tư Là Gì?
- 2. Ngành Kinh Tế Đầu Tư Học Những Gì?
- 3. Ngành Kinh Tế Đầu Tư Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
- 4. Học Ngành Kinh Tế Đầu Tư Ra Làm Gì?
- 5. Mức Lương Ngành Kinh Tế Đầu Tư Cao Không?
- 6. Ngành Kinh Tế Đầu Tư Có Được Ưa Chuộng?
- 7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Kinh Tế Đầu Tư
- 8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Kinh Tế Đầu Tư Như Thế Nào?
- Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Kinh Tế Đầu Tư Là Gì?
Ngành Kinh tế đầu tư là lĩnh vực tập trung vào việc quản lý và tối ưu hóa các hoạt động đầu tư. Ngành này nghiên cứu về cách huy động, sử dụng vốn một cách hiệu quả trong các hoạt động đầu tư, bao gồm cả đầu tư vào các dự án kinh doanh, bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, và các loại tài sản tài chính khác.
Các chuyên gia trong ngành Kinh tế đầu tư thường phân tích các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và mang lại lợi nhuận. Họ sử dụng các công cụ và phương pháp như phân tích tài chính, dự báo thị trường, đánh giá rủi ro để định rõ các cơ hội và thách thức trong việc đầu tư. Ngoài ra, ngành Kinh tế đầu tư cũng nghiên cứu về các chính sách và chiến lược quản lý tài chính, bao gồm cả quản lý rủi ro, quản lý danh mục đầu tư,…
2. Ngành Kinh Tế Đầu Tư Học Những Gì?
Khung đào tạo ngành Kinh tế đầu tư tại mỗi trường đại học sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, chương trình học thường bao gồm các nhóm kiến thức cơ bản sau:
- Kiến thức chung: Đây là những môn học mà tất cả sinh viên phải hoàn thành, không phân biệt ngành học. Chẳng hạn như: Triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh (nhằm phát triển tư duy, ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của sinh viên); Ngoại ngữ (thường là tiếng Anh, cho phép sinh viên đọc tài liệu, cập nhật thông tin quốc tế); Giáo dục thể chất (giúp duy trì sức khỏe để học tập, làm việc); Giáo dục quốc phòng (phát triển ý thức bảo vệ đất nước);…
- Kiến thức ngành: Sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về hệ thống kinh tế; quản lý tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính, quản lý rủi ro tài chính; phương pháp phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, đánh giá rủi ro trong các quyết định đầu tư; các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh;….
- Kỹ năng: Ngoài những kiến thức liên quan đến kinh tế, tài chính, đầu tư; sinh viên ngành Kinh tế đầu tư còn được trang bị các kỹ năng quan trọng như: phân tích và đánh giá tình huống, giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, tư duy chiến lược, quản lý thời gian,… Đây đều là những kỹ năng cần thiết để người lao động ngành Kinh tế đầu tư có thể hoàn thành tốt công việc được giao và gặt hái thành công.
3. Ngành Kinh Tế Đầu Tư Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Ngành Kinh tế đầu tư học trường nào? Ngành Kinh tế đầu tư UEH (Đại học Kinh tế TPHCM) bao nhiêu điểm? Ngành Kinh tế đầu tư NEU (Đại học Kinh tế Quốc dân) bao nhiêu điểm? Bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu nhé!
Tên trường | Tổ hợp môn | Điểm chuẩn | Ghi chú |
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân | A00, B00, A01, D01 | 27.5 | Tốt nghiệp THPT |
Đại Học Công Nghiệp Hà Nội | A00, A01 | 24.45 | Toán >8.40; Toán = 8.40 và TTNV <=3; Tốt nghiệp THPT |
Đại học Kinh tế TP.HCM | A00; A01; D01; D07 | 25.94 | Tốt nghiệp THPT |
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên | A00; A01; C04; D01 | 16 | Tốt nghiệp THPT |
Đại Học Dân Lập Duy Tân | A00, D01, C01, C02, XDHB | 18 | Học bạ |
4. Học Ngành Kinh Tế Đầu Tư Ra Làm Gì?
Ngành Kinh tế đầu tư ra trường làm gì? Cử nhân Kinh tế đầu tư có thể làm việc cho nhiều vị trí khác nhau. Dưới đây là một số công việc phổ biến mà những người tốt nghiệp ngành này có thể phụ trách.
4.1. Chuyên Viên Phân Tích Tài Chính
Sau khi học Ngành Kinh tế đầu tư, sinh viên có thể trở thành chuyên viên phân tích tài chính. Với kiến thức sâu về kinh tế và quản lý đầu tư, người làm việc tại vị trí này có khả năng phân tích, đánh giá các yếu tố tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả. Công việc của chuyên viên phân tích tài chính bao gồm phân tích dữ liệu tài chính, dự báo xu hướng thị trường, đưa ra các đề xuất đầu tư dựa trên những thông tin này.
4.2. Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính
Trong vai trò một chuyên viên tư vấn tài chính, cử nhân ngành Kinh tế đầu tư sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng cá nhân hoặc khách hàng doanh nghiệp trong việc quản lý, tối ưu hóa các hoạt động đầu tư. Chuyên viên tư vấn tài chính thường tư vấn về việc lập kế hoạch tài chính, đầu tư vào các loại tài sản và quản lý rủi ro tài chính.
4.3. Quản Lý Danh Mục Đầu Tư
Một lựa chọn nghề nghiệp phổ biến cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đầu tư là trở thành quản lý danh mục đầu tư. Người làm việc tại vị trí này chịu trách nhiệm quản lý và tối ưu hóa danh mục đầu tư của các tổ chức hoặc cá nhân.
Công việc của quản lý danh mục đầu tư bao gồm lựa chọn các loại tài sản, điều chỉnh danh mục đầu tư theo tình hình thị trường, đánh giá hiệu suất đầu tư. Vị trí này thường xuất hiện trong các công ty quản lý tài sản hoặc quỹ đầu tư.
4.4. Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đầu tư cũng có thể trở thành nhà đầu tư cá nhân, tức là tự quản lý và quyết định đầu tư cho bản thân mình. Với kiến thức vững về tài chính và kinh tế, các nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia vào hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu,… để gia tăng tài sản của bản thân.
4.5. Quản Lý Đầu Tư Doanh Nghiệp
Cử nhân ngành Kinh tế đầu tư cũng có thể trở thành quản lý đầu tư trong các doanh nghiệp. Trong vai trò này, người lao động chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định đầu tư chiến lược cho doanh nghiệp, quản lý các dự án đầu tư và đảm bảo rằng các hoạt động đầu tư mang lại lợi ích tối đa cho tổ chức. Quản lý đầu tư doanh nghiệp thường làm việc trong các doanh nghiệp quy mô lớn hoặc các công ty quản lý đầu tư.
5. Mức Lương Ngành Kinh Tế Đầu Tư Cao Không?
Không có một con số cụ thể nào được đưa ra để nói về mức lương của những người lao động ngành Kinh tế đầu tư. Số tiền mà một người được nhận hàng tháng có thể cao hoặc thấp hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, điển hình như kinh nghiệm, năng lực, vị trí làm việc, quy mô công ty,…
Tuy nhiên, nếu xét trong bối cảnh thị trường lao động tại Việt Nam, thì những người làm việc liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, đầu tư thường được trả mức lương từ trung bình tới cao.
Dưới đây là mức lương tham khảo của một số vị trí làm việc phổ biến trong ngành Kinh tế đầu tư.
Vị trí làm việc | Mức lương trung bình (tháng) | Khoảng lương phổ biến (tháng) |
Chuyên viên phân tích tài chính | 20.8 triệu đồng | 14 – 29 triệu đồng |
Kiểm soát tài chính | 24 triệu đồng | 15 – 32 triệu đồng |
Chuyên viên phân tích đầu tư | 23.8 triệu đồng | 17 – 30 triệu đồng |
Nhân viên tư vấn đầu tư | 14.9 triệu đồng | 10 – 20 triệu đồng |
Chuyên viên đầu tư | 19.4 triệu đồng | 13 – 26 triệu đồng |
Giám đốc đầu tư | 43.9 triệu đồng | 31 – 65 triệu đồng |
6. Ngành Kinh Tế Đầu Tư Có Được Ưa Chuộng?
Ngành Kinh tế đầu tư đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều sinh viên. Với sự phát triển của nền kinh tế, cũng như thị trường tài chính, nhu cầu về các chuyên gia có kiến thức sâu về quản lý và đầu tư vốn ngày càng tăng.
Ngành này cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực như phân tích tài chính, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính, quản lý đầu tư doanh nghiệp,… Bên cạnh đó, việc làm trong ngành này cũng mang lại mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội thăng tiến cao. Tất cả những yếu tố này khiến Kinh tế tài chính trở thành một trong những ngành được ưa chuộng hiện nay.
7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Kinh Tế Đầu Tư
Để theo học Kinh tế đầu tư, sinh viên cần sở hữu một loại những tố chất, kỹ năng khác nhau, điển hình như sau.
7.1. Tư Duy Logic
Tư duy logic là một trong những tố chất quan trọng nhất để học Ngành Kinh tế đầu tư. Sinh viên cần có khả năng suy luận và phân tích logic để hiểu, cũng như áp dụng các nguyên lý kinh tế, tài chính vào thực tế. Tư duy logic giúp người học nhận diện và giải quyết các vấn đề phức tạp trong quản lý, đầu tư vốn.
7.2. Khả Năng Phân Tích Tốt
Khả năng phân tích tốt cho phép sinh viên ngành Kinh tế đầu tư có thể nắm bắt và phân tích dữ liệu tài chính, thị trường, kinh tế để đưa ra các quyết định đầu tư thông minh. Tố chất này cho phép người học đánh giá rủi ro và cơ hội một cách chính xác, từ đó đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả.
7.3. Khả Năng Ra Quyết Định
Trong ngành Kinh tế đầu tư, sinh viên sẽ phải đối mặt với nhiều tình huống và quyết định đầu tư khó khăn. Người học tập, làm việc trong ngành này cần đánh giá nhiều sự lựa chọn, xác định rủi ro, đưa ra quyết định dựa trên những dữ liệu đã có. Có thể khẳng định rằng, khả năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác là tố chất cực kỳ quan trọng với những người muốn theo học Kinh tế đầu tư.
7.4. Không Ngại Khó, Không Sợ Khổ
Ngành Kinh tế đầu tư đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự chăm chỉ, sẵn lòng đối mặt với những thách thức và áp lực. Sinh viên theo học ngành này cần sở hữu tinh thần không ngại khó, không sợ khổ để có thể vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và làm việc, từ đó gặt hái được thành công.
7.5. Ham Học Hỏi
Ham học hỏi là một yếu tố quan trọng giúp sinh viên tiếp tục cập nhật và phát triển kiến thức, kỹ năng trong ngành Kinh tế đầu tư. Việc không ngừng học hỏi, tìm hiểu về các xu hướng mới, công nghệ mới, phương pháp mới sẽ giúp những người theo học ngành này nâng cao khả năng cạnh tranh và thành công trong sự nghiệp.
7.6. Sẵn Sàng Chịu Trách Nhiệm Với Các Quyết Định Của Mình
Trong lĩnh vực tài chính, kinh tế, mỗi quyết định có thể mang đến cho một cá nhân, một doanh nghiệp nguồn lợi nhuận khổng lồ; nhưng đôi khi nó cũng dẫn tới những khoản lỗ nghiêm trọng. Việc chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình dù kết quả ra sao cho phép người làm việc trong ngành này xây dựng uy tín, tạo lòng tin với đồng nghiệp, khách hàng,…
8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Kinh Tế Đầu Tư Như Thế Nào?
Cơ hội việc làm trong ngành Kinh tế đầu tư rất đa dạng và phong phú. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể tìm được việc làm tại nhiều tổ chức, cơ quan khác nhau, điển hình như:
- Các tổ chức và cơ quan nhà nước như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Đầu Tư thuộc Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,… đều cần nhân sự có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực đầu tư để xây dựng, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế.
- Các quỹ đầu tư và tổ chức tài chính cũng cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho những người có kiến thức sâu về đầu tư, quản lý tài chính.
- Các viện nghiên cứu kinh tế cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực Kinh tế đầu tư để thực hiện các dự án nghiên cứu, phát triển chiến lược kinh tế.
- Các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước đều cần nhân sự ngành Kinh tế đầu tư để cung cấp dịch vụ tư vấn cho các tổ chức và cá nhân về quản lý, đầu tư tài chính.
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đầu tư cũng có thể trở thành giảng viên giảng dạy trong các trường đại học để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho thế hệ sinh viên sau này.
Hãy tìm hiểu thêm về ngành Kinh tế đầu tư nếu bạn yêu thích kinh tế, tài chính và muốn có một sự nghiệp rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn nhé!
Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Kinh tế đầu tư Tiếng Anh Là Gì?
Ngành Kinh tế đầu tư tiếng Anh là "Economic Investment".
2. Ngành Kinh tế đầu tư Tài Chính Là Gì?
Kinh tế đầu tư tài chính là một chuyên ngành thuộc ngành Kinh tế đầu tư; chuyên đào tạo sinh viên kiến thức, kỹ năng và các nghiệp vụ đầu tư tài chính chuyên nghiệp.
3. Tìm Việc Làm Ngành Kinh tế đầu tư Bằng Cách Nào?
Để tìm việc làm trong ngành Kinh tế đầu tư, ứng viên có thể sử dụng các công cụ tìm việc trực tuyến như website/ứng dụng JobsGO; tham gia các sự kiện chuyên ngành; tìm kiếm thông tin qua trường đại học; cũng như tận dụng mối quan hệ để tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)