Sản xuất ô tô là ngành công nghiệp đang trong giai đoạn phát triển tại Việt Nam. Với những thành quả bước đầu, đây là ngành học đầy tiềm năng trong tương lai. Nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành học này, hãy cùng JobsGo tham khảo ngay những thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
1. Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô là gì?
Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành học tổng hợp các kiến thức, công nghệ sản xuất, khai thác và sử dụng dịch vụ kỹ thuật ô tô. Đây là ngành học đào tạo đầy đủ các kiến thức và kỹ thuật nghiệp vụ trong ngành sản xuất và kinh doanh ô tô.
Kiến thức của ngành học này tập trung và toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Ở một số trường đại học, ngành học này có tên là Kỹ thuật ô tô.
2. Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô học gì?
Ngành học này tuyển sinh 4 khối chính là A, B, C,và D. Ngoài ra còn có khối A1, D7 và D90. Kiến thức của ngành học này sẽ được truyền tải qua những môn học chính sau:
Kiến thức đại cương bậc đại học
Gồm các môn học đại cương được quy định, giảng dạy ở bậc đại học. Các môn học này phổ biến hầu hết giống nhau ở các trường.
Kiến thức Khoa học tự nhiên đại cương
- Toán cao cấp
- Vật lý đại cương
- Hóa học đại cương
Kiến thức cơ sở ngành
- Các môn học về cơ khí, kỹ thuật điện tử, nguyên vật liệu máy
- Công nghệ chế tạo máy
- Hình họa – Vẽ kỹ thuật
Kiến thức ngành
- Kiến thức về động cơ ô tô
- Kiến thức về chế tạo, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô
- Kỹ thuật chế tạo, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô
- Tin học ứng dụng kỹ thuật ô tô
- Thực hành cơ bản
Kiến thức chuyên ngành
- Kiến thức kỹ thuật chuyên sâu về các khía cạnh trong ngành công nghệ ô tô
- Thực hành nâng cao
- Thực tập
- Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài ra, ngành học còn trang bị các kiến thức về kinh tế, pháp luật trong ngành kinh doanh ô tô, công nghệ ô tô.
3. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại Việt Nam
Là ngành học đang được đầu tư phát triển, cơ hội việc làm của sinh viên ngành học này tương đối tiềm năng với mức lương ổn định.
Một số vị trí nghề nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
- Kỹ sư thiết kế: Người thiết kế hệ thống vận hành ô tô
- Kỹ sư vận hành hệ thống: Người chịu trách nhiệm điều phối, vận hành hệ thống sản xuất
- Kỹ sư ô tô: Người thực hiện các dịch vụ về sửa chữa, bảo dưỡng ô tô
- Kỹ sư tư vấn: Người phối hợp tư vấn cho các phòng sản xuất, thiết kế hoặc phát triển hệ thống kỹ thuật ô tô
- Kỹ sư sản phẩm: Người chịu trách nhiệm kiểm tra sản phẩm ô tô, linh kiện,… đã sản xuất
- Kỹ sư phát triển: Người phát triển, chế tạo các dòng sản phẩm mới
- Kiểm định viên: Nhân viên cơ quan nhà nước về công tác kiểm định các vấn đề thuộc ngành kinh doanh, sản xuất ô tô.
- Giảng viên tại các trường đại học chuyên ngành
Mức lương phổ biến ngành công nghệ kỹ thuật ô tô
- Sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm: 5-8 triệu/tháng
- Thợ cứng, kỹ sư có kinh nghiệm 1-3 năm: 9-15 triệu/tháng
- Kỹ sư kinh nghiệm trên 5 năm, cấp quản lý: mức lương thường lên đến 25 triệu/tháng.
4. Cần những kỹ năng gì khi theo đuổi ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô?
Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô cũng giống như nhiều ngành khác. Ngành học, ngành nghề đều có những yêu cầu kỹ thuật, khả năng nhất định.
Khả năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá vấn đề
Đây là một số kỹ năng cần thiết cho hầu hết khối ngành kỹ thuật. Khi làm việc liên quan đến máy móc, thiết bị, hệ thống cơ khí phức tạp, khả năng phân tích, đánh giá vấn đề là vô cùng cần thiết. Đối với những ngành chế tạo, khả năng nghiên cứu nắm vai trò cốt lõi nhất.
Khả năng xử lý thông tin nhanh
Các vấn đề về máy móc liên quan rất nhiều đến môi trường hoàn cảnh. Sẽ có nhiều vấn đề bất ngờ xảy ra và người kỹ sư cần nhanh chóng nắm bắt được chúng. Đây cũng là kỹ năng cần thiết cho những ai làm việc về ngành kỹ thuật.
Sáng tạo, linh hoạt
Luôn hướng đến nâng cấp, chế tạo ra những mẫu ô tô mới, người kỹ sư cần có khả năng sáng tạo. Sự sáng tạo đó không chỉ là tạo ra cái mới mà còn là ứng dụng chúng vào thực tế. Vậy nên bên cạnh sự sáng tạo, kỹ thuật ô tô cũng yêu cầu sự linh hoạt của người kỹ sư trong từng tình huống.
Làm việc nhóm tốt
Sản xuất hay kinh doanh ô tô đều có dây chuyền và yêu cầu làm việc nhóm khá nhiều. Yêu cầu đối với các kỹ sư là cần có kỹ năng làm việc nhóm. Điều đó giúp gia tăng hiệu quả công việc nhanh chóng.
Cần cù, tỉ mỉ
Cần cù, tỉ mỉ thì bất kỳ ngành nghề nào cũng cần. Với ngành nghề liên quan đến nhiều công đoạn phức tạp như kỹ thuật ô tô thì điều đó càng cần thiết hơn.
Chịu áp lực tốt từ công việc và môi trường làm việc.
Môi trường làm việc của các kỹ sư kỹ thuật ô tô khá đặc thì và nhiều vất vả. Vậy nên họ cần có khả năng chịu áp lực tốt. Điều này cũng cần nhiều đam mê với nghề.
5. Học Công nghệ kỹ thuật ô tô ở đâu?
Là một ngành đang được đầu tư phát triển, công nghệ kỹ thuật ô tô đã được giảng dạy ở khá nhiều trường đại học. Dưới đây là một số cơ sở đào tạo tiêu biểu:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Thành Đô
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học thái Nguyên
Khu vực miền Trung:
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Đại Học Vinh
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
Khu vực miền Nam:
- Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Dân lập Lạc Hồng
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Lạc Hồng
- Đại học Nam Cần Thơ
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)