Công nghệ giáo dục là một ngành học tuy mới nhưng được dự đoán sẽ phát triển với tốc độ siêu tốc trong tương lai. Vậy ngành công nghệ giáo dục là gì? Điểm chuẩn cao không? Lý do nào khiến ngành học này trở được nhận định như vậy? Có những cơ hội việc làm nào cho sinh viên ngành Công nghệ giáo dục sau khi tốt nghiệp, hãy theo dõi toàn bộ bài viết để có được câu trả lời bạn nhé!
Mục lục
- 1. Ngành Công Nghệ Giáo Dục Là Gì?
- 2. Ngành Công Nghệ Giáo Dục Học Những Gì?
- 3. Ngành Công Nghệ Giáo Dục Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
- 4. Học Ngành Công Nghệ Giáo Dục Ra Làm Gì?
- 5. Mức Lương Ngành Công Nghệ Giáo Dục Cao Không?
- 6. Ngành Công Nghệ Giáo Dục Có Được Ưa Chuộng?
- 7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Công Nghệ Giáo Dục
- 8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Công Nghệ Giáo Dục Như Thế Nào?
- Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Công Nghệ Giáo Dục Là Gì?
Công nghệ giáo dục là ngành học nghiên cứu và cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên môn về vận dụng, khai thác, quản lý, thiết kế hệ thống giáo dục và áp dụng giảng dạy phương tiện truyền thông vào lĩnh vực giáo dục kỹ thuật mới.
Nhờ hệ thống kiến thức phong phú, đa dạng, sinh viên ngành Công nghệ giáo dục sau khi tốt nghiệp có khả năng áp dụng công nghệ chuyên sâu vào lĩnh vực giáo dục và truyền thông. Từ đó đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền giáo dục hiện đại nước nhà.
2. Ngành Công Nghệ Giáo Dục Học Những Gì?
Ngành Công nghệ giáo dục chắc hẳn là băn khoăn của phần lớn các bạn trẻ quan tâm đến ngành học này. Về cơ bản, chương trình học ngành Công nghệ giáo dục có nhiều môn học mới mẻ, thiết thực, đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ vào nghiên cứu chuyên sâu và quản lý giáo dục.
Trước khi đi sâu vào chuyên môn, sinh viên ngành Công nghệ giáo dục sẽ được trang bị khối kiến thức Lý luận chính trị, Giáo dục thể chất và khối kiến thức Toán và Khoa học cơ bản. Hoàn thành xong các học phần kể trên, sinh viên sẽ được học các môn cơ sở và cốt lõi ngành, Kiến thức bổ trợ và Tự chọn theo định hướng ứng dụng có sự liên hệ mật thiết với công việc sau này như:
- Công nghệ dạy học.
- Thiết kế dạy học.
- Quản trị dự án.
- Giáo dục người lớn.
- Các công nghệ giáo dục tiên tiến.
- E -learning.
- Khai thác thông tin đa phương tiện.
- Thiết kế và lập trình web.
- Mô phỏng trong giáo dục.
- Thực tế ảo.
3. Ngành Công Nghệ Giáo Dục Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Ở nước ta hiện nay, Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị tiên phong giảng dạy ngành Công nghệ giáo dục. Dưới đây là điểm chuẩn ngành học này của trường trong các năm gần đây, bạn có thể tham khảo:
Năm học | Tổ hợp xét tuyển | Điểm chuẩn |
2020 | A00, A01, D01 | 23,8 |
2021 | A00, A01, D01 | 24,8 |
2022 | A00, A01, D01 | 23,15 |
2023 | A00, A01, D01 | 24,55 |
4. Học Ngành Công Nghệ Giáo Dục Ra Làm Gì?
Công nghệ giáo dục là ngành học đặc biệt khi các công việc không chỉ dừng lại ở giảng dạy hay dạy học. Với ngành học tiềm năng này, sinh viên có vô vàn lựa chọn sau khi tốt nghiệp như:
4.1. Chuyên Gia Thiết Kế Khóa Học
Chuyên gia thiết kế khóa học là vị trí đang được các trường học, trung tâm giáo dục hay các công ty về giáo dục trực tuyến săn đón. Nhiệm vụ của bạn khi đảm nhiệm công việc này là tham gia thiết kế các khóa học, quản trị hệ thống giáo dục số,… đáp ứng nhu cầu học tập không giới hạn trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0.
4.2. Chuyên Gia STEAM
STEAM là phương pháp giáo dục liên ngành hiện đại trang bị cho người học kỹ năng tổng hợp từ 5 lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Là hình thức giảng dạy mới mẻ nhưng đem đến hiệu quả tích cực, STEAM đang trở nên phổ biến tại các trường tiểu học, trung học,… Nếu hứng thú, bạn có thể tham gia nghiên cứu phát triển hoặc giảng dạy STEAM tại các trường học.
4.3. Chuyên Gia Phát Triển Và Thiết Kế Học Liệu
Nhiệm vụ của chuyên gia phát triển và thiết kế học liệu là là nghiên cứu, tìm hiểu và kiểm soát quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ, công nghệ giáo dục hiện đại. Thông thường, các chuyên gia phát triển và thiết kế học liệu sẽ làm việc tại các đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên quan đến giáo dục công nghệ cao. Trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động có thể công tác trong phòng nghiên cứu của các trường đào tạo, cơ sở giáo dục,…
4.4. Giảng Dạy Tạo Các Trường Đào Tạo Liên Quan Đến Công Nghệ
Nếu đam mê chuyên ngành Công nghệ giáo dục và yêu thích việc giảng dạy, bạn có thể lựa chọn công tác tại các trường đào tạo liên quan đến công nghệ. Vừa được nghiên cứu chuyên sâu, lại được truyền tải kiến thức, động lực cho các thế hệ kế cận, đây chắc chắn là điều tuyệt vời nhất mà đa phần người làm Công nghệ giáo dục nào cũng mơ ước.
5. Mức Lương Ngành Công Nghệ Giáo Dục Cao Không?
Mức lương ngành Công nghệ giáo dục ở Việt Nam hiện nay khá tốt so với mặt bằng chung. Theo đó, với kiến thức, kỹ năng tích lũy được trong thời gian theo học tại các trường Đại học, các bạn sinh viên mới tốt nghiệp có thể nhận mức lương từ 7 – 10 triệu đồng tùy từng vị trí công việc. Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, mức lương cũng sẽ tăng cao hơn với khoảng lương phổ biến từ 15 – 25 triệu đồng.
6. Ngành Công Nghệ Giáo Dục Có Được Ưa Chuộng?
Ngành Công nghệ giáo dục ở Việt Nam hiện nay nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn học sinh, sinh viên. Với nhu cầu phát triển giáo dục đồng bộ, toàn diện đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế, ngành Công nghệ giáo dục được dự đoán sẽ soán ngôi nhiều ngành học “quốc dân” ở thời điểm hiện tại như Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Kiểm Toán,…
7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Công Nghệ Giáo Dục
Để học tốt ngành Công nghệ giáo dục, đồng thời có thể tìm kiếm được công việc chất lượng sau khi tốt nghiệp, các bạn trẻ cần có được những tố chất sau đây:
7.1. Am Hiểu Về Công Nghệ
Ngành Công nghệ giáo dục gắn liền với công nghệ cao nên việc am hiểu về công nghệ là điều kiện tiên quyết. Hiểu biết về ứng dụng công nghệ không chỉ giúp bạn học tập hiệu quả mà còn dễ dàng tìm kiếm việc làm sau này.
7.2. Yêu Thích Quản Lý, Thiết Kế Ứng Dụng
Giáo dục công nghệ cao không dừng lại ở việc giảng dạy thông thường. Người học theo đó cần hiểu biết và có sự đam mê với hoạt động quản lý, thiết kế ứng dụng phục vụ cho quá trình dạy học ứng dụng công nghệ cao.
7.3. Sáng Tạo, Chủ Động Và Biết Sắp Xếp Thời Gian
Công nghệ luôn thay đổi không ngừng, để thích ứng và vận dụng nhuần nhuyễn trong giảng dạy, bạn cần có được sự chủ động và sáng tạo. Ngoài ra, khả năng sắp xếp thời gian cũng là yếu tố quan trọng để việc học tập, nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn.
8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Công Nghệ Giáo Dục Như Thế Nào?
Ngành Công nghệ giáo dục hiện nay ở Việt Nam khá mới mẻ nhưng đã có được chỗ đứng nhất định. Ứng viên theo đó dễ dàng tìm được với năng lực và chuyên môn. Tuy vậy, mới chỉ có một số việc làm ngành Công nghệ giáo dục được phát triển đúng định hướng. Một số công việc liên quan đến nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao chưa thực sự được ưa chuộng do thiếu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Ngành Công nghệ giáo dục là ngành học tiềm năng trong tương lai. Nếu muốn đón đầu xu hướng giáo dục hiện đại, bạn hãy chuẩn bị kỹ càng ngay từ hôm nay nhé!
Câu hỏi thường gặp
1. Việc Làm Công Nghệ Giáo Dục Nào Phổ Biến Ở Việt Nam?
- Giảng viên ngành Công nghệ giáo dục tại các trường Đại học.
- Chuyên viên phát triển nội dung phòng kỹ thuật, sáng tạo nội dung khoa giáo dục tại Đài phát thanh, Đài truyền hình.
- Chuyên viên thiết kế học liệu tại các công ty công nghệ giáo dục.
- Chuyên gia STEAM, giáo viên giảng dạy mô hình STEAM tại các trường tiểu học, trung học.
2. Tìm Việc Làm Công Nghệ Giáo Dục Chất Lượng Ở Đâu?
JobsGO hiện là nền tảng hỗ trợ tuyệt vời cho ứng viên trong việc tìm kiếm việc làm Công nghệ giáo dục. Chỉ cần truy cập website, tìm kiếm việc làm mong muốn, chọn bộ lọc là bạn có thể tìm được công việc phù hợp. Mạng lưới kết nối trên JobsGO rộng lớn, quy trình kiểm duyệt thông tin chặt chẽ nên bạn chắc chắn có được trải nghiệm tuyệt vời nhất khi tìm việc.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)