Lay Off Là Gì? Mách Bạn 6 Cách Giải Quyết Triệt Để Nhất

Đánh giá post

Trong môi trường làm việc hiện đại, lay off là thuật ngữ ngày càng phổ biến và không còn xa lạ với nhiều người lao động. Vậy lay off là gì? Đây là quá trình cắt giảm nhân sự của doanh nghiệp, thường xảy ra trong bối cảnh thay đổi chiến lược, tái cấu trúc hoặc gặp khó khăn về tài chính. Cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm lay off và những tác động của nó đối với người lao động và công ty qua bài sau.

1. Lay Off Là Gì?

Lay off là gì / Laid off là gì? Lay off là thuật ngữ chỉ việc các công ty, doanh nghiệp đình chỉ hoặc buộc người lao động thôi việc tạm thời, vĩnh viễn. Nguyên nhân của điều này có thể đến từ bối cảnh của thị trường như khủng hoảng kinh tế hay do bản thân doanh nghiệp tiến hành tái cấu trúc, mua bán, sáp nhập công ty.

Lay off nghĩa là gì?
Lay off nghĩa là gì?

2. Thuật Ngữ Lay Off Được Sử Dụng Khi Nào?

Thuật ngữ lay off được sử dụng trong bối cảnh doanh nghiệp cho nhân viên nghỉ việc tạm thời hoặc vĩnh viễn, thường do các lý do liên quan đến tình hình kinh doanh. Đây không phải lỗi của nhân viên mà chủ yếu xuất phát từ các yếu tố như:

  • Tái cấu trúc doanh nghiệp: Khi công ty thực hiện tái cơ cấu tổ chức, sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp khác. Trong giai đoạn này, việc cắt giảm nhân sự là cần thiết để tối ưu hóa bộ máy và tránh trùng lặp vị trí.
  • Khó khăn về tài chính: Doanh nghiệp gặp khủng hoảng tài chính, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng hoặc thua lỗ kéo dài. Việc cắt giảm nhân sự giúp giảm chi phí vận hành và duy trì hoạt động của công ty.
  • Thay đổi công nghệ: Khi công ty áp dụng công nghệ mới, tự động hóa quy trình làm việc, dẫn đến việc một số vị trí trở nên dư thừa hoặc không còn phù hợp với định hướng mới.
  • Thay đổi chiến lược kinh doanh: Doanh nghiệp điều chỉnh mô hình kinh doanh, rút khỏi một số thị trường hoặc ngừng một số dòng sản phẩm/dịch vụ, dẫn đến việc cắt giảm nhân sự ở các bộ phận liên quan.
  • Suy thoái kinh tế: Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, suy thoái chung của thị trường khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí thông qua việc giảm số lượng nhân viên.
  • Mùa vụ kinh doanh: Đối với các ngành nghề theo mùa vụ, công ty có thể thực hiện sa thải tạm thời trong thời gian thấp điểm và gọi nhân viên trở lại làm việc khi cao điểm.
  • Dư thừa nhân lực: Khi công ty nhận thấy số lượng nhân viên vượt quá nhu cầu thực tế, việc lay off được thực hiện để tối ưu hóa nguồn nhân lực và chi phí.
  • Di dời địa điểm kinh doanh: Khi công ty chuyển địa điểm hoạt động đến vùng khác, một số nhân viên có thể bị lay off do không thể di chuyển theo.
  • Thay đổi quy định pháp luật: Các thay đổi trong luật pháp hoặc quy định ngành nghề có thể buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh cơ cấu nhân sự.
  • Kết thúc dự án lớn: Sau khi hoàn thành các dự án quy mô lớn, công ty không còn nhu cầu duy trì số lượng nhân viên như trước đó.

Xem thêm: Bị cho nghỉ việc cuối năm: Nhân viên “không được việc” hay doanh nghiệp “chiêu trò”?

3. Thực Trạng Lay Off Năm 2025

Năm 2024 chứng kiến xu hướng sa thải nhân viên mạnh mẽ, đặc biệt là trong ngành công nghệ. Chỉ riêng trong tháng 1/2024, hàng nghìn nhân viên công nghệ trên toàn thế giới đã mất việc. Tình trạng này là hệ quả của những khó khăn tài chính, tái cấu trúc công ty và những thay đổi trong chiến lược kinh doanh.

Tại Việt Nam, ngành công nghệ cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của làn sóng sa thải toàn cầu. Mặc dù công nghệ là ngành có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhưng không ít công ty đã phải cắt giảm nhân sự do các yếu tố kinh tế và thay đổi mô hình hoạt động. Điều này đặt ra những thách thức đối với người lao động, đặc biệt là những người làm việc cho các tập đoàn quốc tế tại Việt Nam.

Ngoài ngành công nghệ, các lĩnh vực khác như ngân hàng cũng chứng kiến tình trạng sa thải. Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đã thực hiện việc cắt giảm nhân sự để tối ưu hóa chi phí và cải thiện hiệu quả công việc. Dự báo, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2024, điều này làm cho thị trường lao động thêm phần khó khăn.

Trước tình hình này, người lao động cần chủ động nâng cao kỹ năng cá nhân, tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp mới và chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những thay đổi trong môi trường lao động.

Thực Trạng Lay Off Năm 2025
Thực Trạng Lay Off Năm 2025

4. Những Ảnh Hưởng Của Lay Off

4.1 Đối Với Cá Nhân

Layoff không đơn thuần là mất đi một công việc, nó là một cú sốc lớn, tác động đa chiều lên cá nhân người bị ảnh hưởng. Đầu tiên và dễ thấy nhất là tác động về tài chính. Mất đi nguồn thu nhập ổn định sẽ đặt người lao động vào tình thế khó khăn, đặc biệt nếu họ có các khoản chi tiêu cố định, các khoản nợ hoặc gia đình phụ thuộc. Điều này không chỉ gây căng thẳng về mặt kinh tế mà còn tạo ra những lo lắng thường trực về khả năng chi trả các nhu cầu cơ bản.

Tiếp theo, tác động tâm lý là một khía cạnh không kém phần quan trọng. Việc bị sa thải có thể làm tổn thương lòng tự trọng, khiến người lao động cảm thấy mình bị đánh giá thấp hoặc không đủ năng lực. Sự bất an về tương lai, cảm giác mất kiểm soát và nỗi sợ hãi về việc tìm kiếm một công việc mới có thể dẫn đến stress, lo âu, thậm chí là trầm cảm. Layoff cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân. Áp lực tài chính và sự căng thẳng có thể gây ra mâu thuẫn trong gia đình.

Ngoài ra, việc mất đi mạng lưới đồng nghiệp quen thuộc có thể tạo cảm giác cô đơn và mất mát. Cuối cùng, layoff có thể tác động đến sự nghiệp của người lao động. Bạn phải đối mặt với một thị trường lao động cạnh tranh, có thể phải bắt đầu lại từ đầu ở một vị trí thấp hơn hoặc chuyển sang một lĩnh vực khác. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt, khả năng thích ứng và một tinh thần kiên trì để vượt qua giai đoạn khó khăn.

4.2 Đối Với Tổ Chức, Thị Trường Lao Động

Layoff, dù thường được coi là một biện pháp giải quyết khó khăn của doanh nghiệp, lại mang đến những hệ lụy đáng kể cho cả tổ chức và thị trường lao động. Đối với tổ chức, việc cắt giảm nhân sự có thể tạo ra những xáo trộn. Mặc dù có thể mang lại lợi ích trước mắt về mặt tài chính bằng việc giảm chi phí lương thưởng, nhưng nó có thể làm giảm tinh thần làm việc của những nhân viên còn lại. Bạn có thể cảm thấy bất an về công việc của mình, mất động lực và giảm năng suất.

Những Ảnh Hưởng Của Lay Off
Những Ảnh Hưởng Của Lay Off

Bên cạnh đó, việc mất đi những nhân tài có kinh nghiệm và kỹ năng cũng có thể gây ra những tổn thất lâu dài về chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc tái cơ cấu lại đội ngũ, tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới cũng tốn kém cả thời gian và chi phí.

Đối với thị trường lao động, layoff tạo ra một làn sóng thất nghiệp. Điều này có thể gây ra sự mất cân bằng cung cầu, làm tăng sự cạnh tranh và giảm cơ hội tìm việc cho người lao động. Số lượng người thất nghiệp gia tăng có thể làm giảm tổng cầu của nền kinh tế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng và phát triển.

Hơn nữa, những đợt layoff lớn, đặc biệt trong các ngành công nghiệp quan trọng, có thể gây ra những bất ổn xã hội và tạo ra tâm lý lo ngại về sự an toàn của thị trường lao động nói chung.

Xem thêm: Định biên nhân sự là gì? Công thức tính định biên nhân sự

5. Nên Đối Mặt Với Tình Trạng Lay Off Như Thế Nào?

Việc lay off là điều mà cả người sử dụng lao động lẫn người lao động đều không mong muốn. Tuy nhiên, nếu chẳng may bị công ty buộc thôi việc, bạn nên đối mặt như thế nào? Tham khảo ngay qua nội dung dưới đây nhé!

5.1 Đảm Bảo Quyền Lợi Của Bản Thân

Trong trường hợp bị doanh nghiệp buộc thôi việc bởi những lý do xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, bạn sẽ được nhận những khoản trợ cấp từ công ty hay tổ chức khác, chẳng hạn như: trợ cấp thất nghiệp hay trợ cấp thôi việc… Vậy nên, bạn hãy tìm hiểu kỹ và hoàn tất những thủ tục cần thiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho bản thân nhé!

5.2 Quản Lý Chi Tiêu

Đột ngột bị sa thải sẽ khiến khả năng tài chính của bạn suy giảm. Vậy nên, bạn cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý để đảm bảo có thể duy trì cuộc sống cho tới lúc tìm kiếm được công việc khác.

Xem thêm: 3 bước giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

5.3 Tận Dụng Thời Gian Để Tìm Kiếm Các Mối Quan Hệ Mới

Tận Dụng Thời Gian Để Tìm Kiếm Các Mối Quan Hệ Mới
Tận Dụng Thời Gian Để Tìm Kiếm Các Mối Quan Hệ Mới

Trong thời gian bị nghỉ việc, bạn có thể dành thời gian để tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ mới thông qua việc tham gia các hoạt động xã hội hay câu lạc bộ, lớp học kỹ năng… Những mối quan hệ mà bạn tạo dựng có thể mang lại cho bạn rất nhiều cơ hội trong công việc cũng như cuộc sống.

5.4 Học một kỹ năng mới để phục vụ cho công việc

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trau dồi thêm kỹ năng liên quan đến công việc để nâng cao năng lực của bản thân, giúp bạn mở rộng cơ hội tìm việc sau này. Khi bạn thành thạo càng nhiều kỹ năng thì nhà tuyển dụng sẽ càng đánh giá cao bạn và sẵn sàng chi trả mức lương, chế độ đãi ngộ hấp dẫn để chiêu mộ bạn về công ty của họ.

5.5 Bắt đầu tìm một công việc khác

Khi tâm trạng bạn đã ổn định sau khi bị sa thải bất ngờ, bạn hãy bắt tay vào tìm một công việc khác. Bạn cần nhanh chóng cập nhật CV, portfolio… và ứng tuyển vào vị trí phù hợp trên Website của công ty hay thông quay các Website tuyển dụng như JobsGO.

5.6 Chăm sóc bản thân

Khi doanh nghiệp tiến hành lay off và bạn là một trong số nhân viên bị sa thải thì cũng đừng tự ti vì điều này không phải lỗi ở bạn. Vậy nên, bạn hãy gác lại tâm trạng buồn tủi, chán nản ở phía sau để mạnh mẽ tiến về những cơ hội ở phía trước.

6. Lay Off Có Đáng Sợ Không?

Mặc dù việc bị lay off có thể tạo ra cảm giác lo lắng và bất an, nhưng không hẳn đó là một điều tồi tệ. Đây là một tình huống không ai mong muốn, nhưng lại có thể là cơ hội để bạn nhìn nhận lại bản thân và tìm kiếm cơ hội mới.

Mất việc có thể khiến bạn lo lắng về tài chính và khả năng tìm công việc mới, nhưng nhiều khi quyết định lay off lại không phải là do lỗi của bạn mà là do các yếu tố khách quan như tái cơ cấu công ty hoặc tình hình kinh tế khó khăn.

Quan trọng hơn, đây là cơ hội để bạn đánh giá lại kỹ năng của mình, học hỏi thêm và tìm kiếm những công việc phù hợp hơn. Thay vì sợ hãi, hãy xem đây là bước đệm để phát triển sự nghiệp và tìm kiếm những cơ hội tốt hơn trong tương lai.

Tóm lại, lay off là gì và những ảnh hưởng của nó đối với người lao động và doanh nghiệp là một vấn đề cần được hiểu rõ. Mặc dù là một tình huống không mong muốn, nhưng việc nắm bắt và chuẩn bị cho khả năng bị lay off có thể giúp người lao động vượt qua thử thách và mở ra cơ hội mới trong sự nghiệp.

Câu hỏi thường gặp

1. Sa thải và buộc thôi việc khác nhau thế nào?

Sa thải và buộc thôi việc là 2 khái niệm khác nhau. Chúng được áp dụng ở những đơn vị khác nhau. Sa thải được sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, người lao động được quyền sa thải nhân viên sa thải nhân viên do những lý do chủ quan từ doanh nghiệp. Buộc thôi việc áp dụng trong phạm vi cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng khác nhau thế nào?

Sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng có sự khác biệt về đối tượng áp dụng. Đối với hình thức sa thải, doanh nghiệp áp dụng đối với nhân viên trong công ty, khi doanh nghiệp không còn nhu cầu cho vị trí đó hoặc do khủng hoảng kinh tế hay do công ty muốn sáp nhập… Đối với hình thức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, cả người sử dụng lao động và người lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi không có mong muốn tiếp tục làm việc, hợp tác với đối phương.

3. Bị sa thải có được nhận lương không?

Nếu người lao động bị sa thải bởi những lý do xuất phát từ doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ lương cho người lao động. Đồng thời, người lao động có thể được nhận thêm phần trợ cấp, phần đền bù từ doanh nghiệp như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc…

4. Bị sa thải có được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Người lao động dù kết thúc hợp đồng lao động do bị sa thải, xin nghỉ việc hay bất kỳ lý do nào khác vẫn được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên, người lao động cần đáp ứng điều kiện là thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm.

5. Sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Câu trả lời là có, nhưng tùy thuộc vào lý do sa thải và việc đáp ứng các điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định pháp luật.

6. Bị sa thải có khó xin việc lại không?

Không, bị sa thải không đồng nghĩa với việc sẽ khó khăn trong việc tìm việc làm mới, nhưng điều này phụ thuộc vào lý do sa thải và cách nhân viên xử lý tình huống khi tìm công việc tiếp theo.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: