Kỹ thuật vận hành là ngành học đang phát triển mạnh mẽ cùng với nền công nghiệp hóa. Từ những doanh nghiệp sản xuất đến các tòa nhà chung cư, vị trí này luôn rất quan trọng. Nhu cầu nhân lực nhiều nhưng yêu cầu cũng rất cao cùng với tiềm năng rộng mở. Các bạn đã sẵn sàng thử thách mình với kỹ thuật vận hành chưa?
Mục lục
1. Kỹ thuật vận hành là ngành gì?
Kỹ thuật vận hành là ngành nghề nghiên cứu và thực hành kỹ thuật máy móc nói chung. Nhân lực ngành kỹ thuật vận hành là người thực hiện việc vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, tu sửa hệ thống máy móc tại cơ sở sản xuất, tòa nhà,…
Quá trình đào tạo và làm việc của một người hoạt động trong ngành kỹ thuật vận hành đòi hỏi chuyên môn cao. Vì phải vận hành một hệ thống lớn. kiến thức và kỹ năng của một kỹ sư vận hành cần đảm bảo đủ chuyên môn.
2. Nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật vận hành
Có thể nói, ngành kỹ thuật vận hành đang phát triển mạnh mẽ trong thầm lặng. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhu cầu nhân lực kỹ thuật vận hành cũng ngày một tăng cao. Chúng ta có thể luôn kỹ rằng đây là ngành nghề của công nghiệp sản xuất. Thế nhưng, ngày nay, thương mại và dịch vụ cũng cần nhân lực kỹ thuật. Các thiết bị máy móc mới được sáng tạo cho tất cả các ngành. Đó là lý do vì sao ngành nào cũng cần kỹ sư vận hành.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực kỹ thuật vận hành hiện nay chưa đảm bảo đủ về số lượng. Cũng như chất lượng nhân lực vẫn chưa đạt chuẩn diện rộng. Trước nhu cầu lớn, các nhà tuyển dụng cũng đưa ra mức lương vô cùng hấp dẫn. Ghi nhận trên website tuyển dụng JobsGO cho thấy: với 799 jobs kỹ thuật, mức lương trung bình ở các vị trí này khoảng 9 triệu/tháng, yêu cầu kinh nghiệm dưới 3 năm. Có thể thấy, khởi đầu của một cử nhân ngành kỹ thuật vận hành có lợi thế nhất định so với nhiều ngành nghề khác.
3. Kỹ thuật vận hành: Làm thợ hay làm kỹ sư?
Là một ngành đòi hỏi nhân lực cao, hầu hết các doanh nghiệp tuyển dụng cả lao động phổ thông và lao động đại học trở lên. Mỗi nguồn nhân lực lại có một lợi thế khác nhau.
Đối với lao động phổ thông, họ có kiến thức cơ bản và kinh nghiệm thực tế khi ứng tuyển. Đó là điều mà rất nhiều nhà tuyển dụng ưu thích. Hầu hết nhân lực nhóm này đều đã có kỹ năng cơ bản và kinh nghiệm về ngành điện. Họ học hỏi nhanh và dễ dàng đào tạo theo hình thức làm việc đặc trưng của doanh nghiệp.
Ngược lại, lao động đại học trở lên có kiến thức chuyên môn sau. Họ hiểu rõ vấn đề về hệ thống máy móc cũng như những kiến thức phức tạp. Ngược lại, họ lại thiếu kinh nghiệm thực tế hơn. Nhóm lao động này cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi các kiến thức hàn lâm nên cần thời gian hòa nhập với cách làm việc của doanh nghiệp.
Dựa vào nhu cầu của từng hệ thống, các nhà tuyển dụng sẽ có sự lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, nhân lực có bằng cấp vẫn được ưu tiên hơn vì họ đủ chuyên môn. Lao động phổ thông để ứng tuyển cần là người có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực. Kinh nghiệm là yếu tố đảm bảo mạnh nhất thay cho bằng cấp.
4. Yêu cầu đối với nhân lực kỹ thuật vận hành
Ngành kỹ thuật vận hành yêu cầu cao cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Trên thực tế, đây là ngành nghề ảnh hưởng rất lớn đến mô hình hoạt động doanh nghiệp. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản dành cho nhân lực kỹ thuật vận hành:
Kiến thức và kỹ năng
Làm việc với một hệ thống phức tạp, nhân lực kỹ thuật vận hành cần là người có cả kiến thức và kỹ năng. Bất kỳ yếu tố nào cũng quan trọng đối với công việc này. Kiến thức sẽ cho kỹ sư vận hành cái nhìn tổng quát về hệ thống máy móc. Đây cũng là nền tảng để người vận hành hệ thống quan sát và xử lý các vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, kỹ năng đóng vai trò thực tiễn hơn. Là công cụ để thực hiện công việc của nhân lực kỹ thuật vận hành.
Sự cẩn thận, chú ý tiểu tiết
Dù hệ thống lớn đến đâu cũng đều được tạo nên từ những chi tiết nhỏ. Sự sai sót từ những tiểu tiết có thể làm sụp đổ cả một hệ thống. Đó chính là vấn đề nan giải của ngành kỹ thuật vận hành. Vậy nên, kỹ sư vận hành cần là người cẩn thận và chú ý tiểu tiết. Các tính cách này sẽ giúp quá trình giám sát hệ thống được thực hiện hoàn hảo hơn.
Khả năng xử lý tình huống linh hoạt
Làm việc với hệ thống của một doanh nghiệp, các kỹ sư vận hành không chỉ đối mặt với vấn đề chuyên môn mà còn là các quy định pháp luật và yêu cầu doanh nghiệp. Vậy nên, các vấn đề kỹ thuật cần được xử lý một cách tốt nhất dựa vào hoàn cảnh. Nhân viên vận hành cần là người vững chuyên môn cũng như linh hoạt trong hoàn cảnh khác nhau.
Kỹ năng làm việc nhóm
Ngành kỹ thuật vận hành rất ít khi làm việc riêng lẻ. Mọi người thường làm việc theo nhóm và phải kết hợp với nhiều bộ phận liên quan khác. Vậy nên kỹ năng làm việc nhóm của một kỹ sư vận hành cần được rèn luyện trong thực tế. Nếu là người có kỹ năng làm việc nhóm tốt, bạn sẽ dễ dàng hòa nhập nhanh với môi trường làm việc.
5. Học Kỹ thuật vận hành ở đâu để làm nghề?
Việt Nam là một trong những quốc gia đào tạo kỹ thuật thuộc nhóm khá tốt. Môi trường đào tạo cũng ngày một nâng cao nhằm phục vụ tốt hơn cho thực tế hiện nay. Một số trường đào tạo kỹ thuật vận hành hàng đầu Việt Nam gồm có:
- Đại học Bách Khoa
- Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Đại học Kỹ thuật công nghiệp
- Đại học Giao thông vận tải
- Đại học Công nghiệp
- Đại học Điện lực,…
Xem thêm: Sinh viên học ngành kỹ thuật ra trường làm gì?
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)