Tìm kiếm và theo đuổi đam mê không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhiều người thậm chí không thể trả lời được câu hỏi “Đam mê của bạn là gì?”. Chúng ta thường làm những công việc chiếm rất nhiều thời gian và năng lượng. Ngay cả khi biết đó không phải là điều mình yêu thích, nhưng chúng ta vẫn cuốn theo vòng quay hối hả của cuộc sống mà quên đi mất việc tìm kiếm và theo đuổi đam mê. Vậy đam mê là gì?
Mục lục
- 1. Đam Mê Là Gì?
- 2. Ý Nghĩa Của Đam Mê Đối Với Mỗi Người
- 3. Bí Quyết Giúp Bạn Tìm Kiếm Đam Mê Của Bản Thân
- 3.1. Ghi Lại Những Hoạt Động Bạn Thường Làm Mỗi Ngày
- 3.2. Hãy Viết Ra Những Giá Trị Mà Bạn Coi Trọng
- 3.3. Hãy Để Ý Đến Những Tài Lẻ Hay Những Việc Bạn Có Năng Khiếu
- 3.4. Tìm Ra Những Chủ Đề Bạn Quan Tâm
- 3.5. Tìm Lại Những Đam Mê Thời Thơ Ấu
- 3.6. Trải Nghiệm
- 3.7. Lắng Nghe Tiếng Lòng
- 3.8. Học Hỏi Từ Người Khác
- 3.9. Kiên Nhẫn
- 4. Làm Sao Để Luôn Giữ Được Đam Mê?
- Câu hỏi thường gặp
1. Đam Mê Là Gì?
Niềm đam mê là gì? Đam mê là một cảm giác mạnh mẽ, sâu sắc của hứng thú và sự quan tâm đặc biệt đối với một hoạt động, một môn học, một sở thích hoặc một mục tiêu nào đó. Đây là một loại năng lượng tích cực, thú vị và động viên mà bạn cảm thấy khi mình làm điều gì đó yêu thích.
Đam mê thường đi kèm với sự cam kết và sự cống hiến. Nó cũng có thể tạo ra động lực mạnh mẽ để theo đuổi và thành công trong các mục tiêu cá nhân hoặc sự nghiệp. Đối với nhiều người, đam mê còn là nguồn cảm hứng lớn nhất, giúp thúc đẩy bản thân và phát triển trong các lĩnh vực quan tâm.
Theo đuổi đam mê là quá trình tập trung, dành thời gian, nỗ lực vào việc phát triển và thực hiện những hoạt động hoặc mục tiêu mà bạn yêu thích. Điều này bao gồm việc xác định và khám phá những sở thích, kỹ năng, mục tiêu cá nhân mà bạn có hứng thú. Sau đó, bạn sẽ dành thời gian và nỗ lực để phát triển, hoàn thiện chúng, cũng như tạo ra kế hoạch, hành động cụ thể để đạt được những mục tiêu mà bạn đã đặt ra.
Xem thêm: 5 bước tìm lại ước mơ và khơi dậy đam mê
2. Ý Nghĩa Của Đam Mê Đối Với Mỗi Người
2.1. Để Thực Sự Tận Hưởng Cuộc Sống
Việc theo đuổi đam mê cũng giống như bạn đang theo đuổi mục đích sống của mình vậy. Đam mê thường là những điều bạn thực sự yêu thích và nó sẽ khiến bạn luôn tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết trong công việc. Từ đó bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán mà luôn có động lực phấn đấu, tinh thần lạc quan và luôn hướng về phía trước để theo đuổi đam mê của mình.
Đôi khi, chỉ cần theo đuổi đam mê bạn sẽ không suy nghĩ quá nhiều đến những vấn đề như tiền bạc, địa vị. Từ đó bạn cũng giảm bớt áp lực, stress và làm việc với tinh thần thoải mái nhất. Được làm điều mà mình thích, đam mê chính là cách để bạn tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.
2.2. Làm Việc Hiệu Quả Và Sáng Tạo Hơn
Điều hiển nhiên là khi làm việc mà mình thích, hiệu suất làm việc của bạn chắc chắn sẽ cao hơn so với khi bạn làm các công việc khác. Làm công việc mà mình đam mê giúp bạn luôn thoải mái, tự tin và không ngừng sáng tạo trong thế giới của riêng bạn. Bạn sẽ đắm chìm trong công việc đó với sự tập trung, nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả như bạn mong muốn. Ngoài ra bạn dễ sẽ dễ có những ý tưởng sáng tạo và độc đáo hơn khi làm công việc mà bạn đam mê.
2.3. Giúp Bạn Đạt Thành Công Nhanh Hơn
Đây là điều mà nhiều người đã phải công nhận. Khi bạn phải làm công việc mà bạn không thực sự yêu thích hay đam mê sẽ rất khó để bạn tập trung và phát huy toàn bộ năng lực của bản thân. Ngược lại, với công việc bạn đam mê bạn sẽ dễ phát huy tất cả điểm mạnh của bản thân và bạn sẽ biết cách đúng đắn để đạt được mục tiêu mà bạn đặt ra. Qua đó sự nghiệp của bạn sẽ phát triển nhanh hơn và con đường tới thành công với bạn được rút ngắn hơn nhiều so với khi bạn phải làm những công việc khác.
Ví dụ đơn giản chúng ta có thể đưa ra là một người có năng khiếu, đam mê ca hát nếu như phải làm việc trong môi trường công sở gò bó với 8 tiếng mỗi ngày chắc hẳn họ sẽ khó mà làm việc hiệu quả. Ngược lại, nếu họ được sống với đam mê ca hát, họ sẽ thỏa sức sáng tạo và có thể tạo ra những tác phẩm tuyệt vời, từ đó dần trở thành những ca sĩ hay nhạc sĩ thành công. Tuy nhiên, không có gì là dễ dàng và dù cho có làm việc với đam mê của mình, bạn vẫn cần chăm chỉ, nỗ lực hết mình cùng với một chút may mắn để đạt được kết quả như bạn mong muốn.
2.4. Mang Lại Niềm Vui, Hạnh Phúc
Khi bạn làm điều mình yêu thích, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, hứng thú và thỏa mãn với chính những kết quả đó. Đam mê giúp bạn giải tỏa căng thẳng, giảm bớt lo âu và mang lại cho bạn cảm giác bình yên, hạnh phúc.
2.5. Phát Triển Bản Thân
Đam mê giúp bạn khám phá tiềm năng của bản thân, phát triển những kỹ năng mới và nâng cao kiến thức chuyên môn. Bởi vì để thực hiện những mục tiêu, bạn liên tục phải cập nhật kiến thức mới, luôn luôn hành động để đạt được cái mình muốn. Từ đó, nó sẽ giúp bạn trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Xem thêm: Phát triển bản thân là gì?
2.6. Tạo Ra Giá Trị
Đam mê có thể giúp bạn tạo ra những điều mới mẻ, độc đáo, có giá trị cho bản thân và cả cộng đồng. Nó giúp bạn đóng góp cho xã hội và để lại dấu ấn của mình trong xã hội. Bạn sẽ nhận ra rằng mình đang làm điều có ích, từ đó lại càng có động lực để phấn đấu và theo đuổi sở thích hơn.
2.7. Giúp Kết Nối Mọi Người
Niềm đam mê sẽ giúp bạn kết nối với những người có chung sở thích và mục tiêu đó. Nó sẽ là cầu nối để bạn xây dựng, phát triển, mở rộng mối quan hệ mới có ích cho công việc hay cuộc sống.
3. Bí Quyết Giúp Bạn Tìm Kiếm Đam Mê Của Bản Thân
3.1. Ghi Lại Những Hoạt Động Bạn Thường Làm Mỗi Ngày
Hãy dành vài phút để suy nghĩ về các hoạt động mà bạn thường tham gia và viết chúng ra một tờ giấy. Điều này có thể bao gồm những thứ như sở thích của bạn, nhiệm vụ công việc của bạn hoặc bất cứ điều gì khác khiến bạn hạnh phúc. Lời khuyên cho bạn là hãy chú ý đến các hoạt động khiến bạn dành nhiều thời gian vì điều đó thường có nghĩa là bạn đang thích thú khi làm việc đó.
- Hãy thử hỏi bạn bè và thành viên gia đình của bạn về những chủ đề bạn hay nói đến. Nếu bạn thường xuyên đưa ra các hoạt động cụ thể, bạn có thể đang có một niềm đam mê nhất định về chủ đề đó.
- Hãy ghi nhớ những khía cạnh trong sự nghiệp của bạn mà bạn cũng thấy bổ ích. Ví dụ như bạn đam mê với việc làm việc với các con số, phân tích tài liệu rất có thể bạn có niềm đam mê với các công việc nghiên cứu thị trường hay phân tích tài chính đấy.
- Nếu như bạn muốn tìm kiếm niềm đam mê trong nghề nghiệp của mình, hãy nghĩ về những nhiệm vụ hàng ngày mang lại cho bạn sự hứng thú và nhiệt huyết làm việc nhất.
3.2. Hãy Viết Ra Những Giá Trị Mà Bạn Coi Trọng
Những giá trị là điều cốt lõi khiến bạn cảm thấy hài lòng trong cuộc sống và trở thành một phần tính cách của bạn. Khi bạn muốn tìm ra niềm đam mê của mình, việc tìm kiếm thứ gì đó phù hợp với giá trị của bạn sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và viên mãn hơn. Bạn hãy thử nghĩ về những điều mà bạn cho là quan trọng trong cuộc sống của bạn. Qua đó, bạn sẽ dần tìm ra các hoạt động, sở thích hoặc nghề nghiệp phù hợp với những giá trị mà bạn quan tâm.
3.3. Hãy Để Ý Đến Những Tài Lẻ Hay Những Việc Bạn Có Năng Khiếu
Nếu bạn có những khả năng nào đó nổi trội hay đơn giản là năng khiếu trong một bộ môn, lĩnh vực nào đó, đó sẽ là gợi ý để bạn tìm ra niềm đam mê của bản thân. Ví dụ như bạn có năng khiếu chụp ảnh, mỹ thuật hay có khả năng tính toán, quan sát tốt hơn bạn bè, đó có thể là những bước đầu cho hành trình tìm ra niềm đam mê của bạn. Đôi khi những tài năng của bạn ấn giấu và bạn rất có thể sẽ bỏ qua chúng, vì vậy hãy chú ý đến những điều mà người khác đánh giá cao hay ấn tượng về bạn.
Đam mê là việc mà bạn hứng thú, hạnh phúc khi làm điều đó và không đồng nghĩa với việc bạn phải quá giỏi trong việc đó. Quan trọng là bạn tìm ra đam mê, duy trì nhiệt huyết và luôn theo đuổi đam mê đó đến cùng.
3.4. Tìm Ra Những Chủ Đề Bạn Quan Tâm
Mặc dù không phải tất cả các sở thích của bạn đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng chúng có thể được kết nối bởi một niềm đam mê ẩn giấu mà bạn có thể không nhận ra ngay lập tức. Hãy thử xem xét những cuốn sách bạn thích đọc, những sở thích, việc làm khiến bạn hứng thú và những món đồ bạn dành thời gian và tiền bạc để xem chúng có điểm nào chung hay không. Liệu tất cả chúng có đều nói về một chủ đề cụ thể hay chúng có chia sẻ bất kỳ điểm chung nào không. Ví dụ như nếu bạn thích đọc sách về khoa học và thích quan sát bầu trời đêm, bạn có thể có niềm đam mê với thiên văn học đấy.
3.5. Tìm Lại Những Đam Mê Thời Thơ Ấu
Steve Jobs – CEO của Apple từng có một câu nói rất hay: “Hãy cứ ước mơ, hãy cứ dại khờ”.
Câu nói đó của ông rất phù hợp khi đề cập đến những ước mơ thời thơ ấu của bạn. Khi còn nhỏ đôi khi chúng ta thường có ước mơ như trở thành tiểu thuyết gia, diễn viên hay ước mơ bay vào vũ trụ. Đơn giản hơn là những nét vẽ, hay những món đồ hay những trò chơi mà bạn từng làm hồi bé, tất cả chúng đều ắt hẳn có một ý nghĩa nào đó. Vì vậy, hãy thử hồi tưởng về những ước mơ thuở nhỏ bói biết đâu, bạn sẽ tìm thấy cho mình niềm đam mê thật sự đấy.
3.6. Trải Nghiệm
- Tham gia các hoạt động mới: Hãy thử tham gia các hoạt động mới mà bạn chưa từng làm trước đây. Bạn có thể tham gia các khóa học, các câu lạc bộ hoặc các hội nhóm để khám phá những sở thích mới.
- Bước ra khỏi vùng an toàn: Đừng ngại thử những điều mới mẻ, ngay cả khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi. Vượt qua vùng an toàn của bạn có thể giúp bạn khám phá những đam mê mới.
- Tìm kiếm cơ hội để thực hiện đam mê: Nếu bạn đã có ý tưởng về đam mê của mình, hãy tìm kiếm cơ hội để thực hiện nó. Ví dụ, nếu bạn đam mê viết lách, hãy bắt đầu viết blog hoặc tham gia các cuộc thi viết.
3.7. Lắng Nghe Tiếng Lòng
- Chú ý đến cảm xúc của bạn: Khi bạn làm điều gì đó, hãy chú ý đến cảm xúc của mình nhiều hơn. Bạn có cảm thấy vui vẻ, hứng thú, hay nhàm chán, mệt mỏi? Cảm xúc của bạn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có đam mê với điều đó hay không.
- Hãy trung thực với bản thân: Đừng cố gắng ép buộc bản thân phải thích một điều gì đó mà bạn không thực sự thích. Bạn cần phải trung thực với bản thân và theo đuổi những điều mà bạn thực sự khao khát.
- Tin tưởng vào bản năng của bạn: Hãy tin tưởng vào bản năng của bạn, nếu bạn cảm thấy có hứng thú với một điều gì đó, hãy theo đuổi nó ngay lập tức.
3.8. Học Hỏi Từ Người Khác
- Tìm kiếm những người có chung đam mê: Bạn có thể tìm kiếm những người có chung đam mê với bạn và học hỏi từ kinh nghiệm của họ. Bằng cách này bạn sẽ đúc rút cho mình nhiều bài học thực tiễn hơn.
- Tham gia các cộng đồng: Tham gia các cộng đồng trực tuyến dành cho những người có chung đam mê. Đây cũng là một trong những cách hiệu quả giúp bạn định hình rõ hơn về sở thích thật sự của mình.
- Đọc sách và xem phim về những người thành công: Đọc sách và xem phim về những người thành công trong lĩnh vực mà bạn quan tâm có thể giúp bạn tìm kiếm đam mê của mình.
3.9. Kiên Nhẫn
- Tìm kiếm đam mê cần có thời gian: Đừng vội vàng tìm kiếm đam mê của bạn mà hãy dành thời gian để khám phá bản thân và thử nghiệm những điều mới mẻ.
- Đừng nản lòng: Nếu bạn chưa tìm được đam mê của mình thì cũng đừng vội nản lòng. Bạn hãy cố gắng trải nghiệm và tìm hiểu nhiều hơn một chút nhé.
- Tin tưởng rằng bạn sẽ tìm thấy đam mê của mình: Hãy tin tưởng rằng bạn sẽ tìm thấy đam mê của mình. Niềm tin là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
4. Làm Sao Để Luôn Giữ Được Đam Mê?
Đọc hiểu đam mê là điều cần thiết để thành công, nhưng giữ lửa cho đam mê cũng không phải điều dễ dàng. Trải qua những khó khăn, thử thách, có thể bạn sẽ dần nản lòng và đánh mất đi ngọn lửa nhiệt huyết ban đầu. Vậy làm thế nào để giữ lửa cho đam mê của mình?
4.1. Nhớ Về Lý Do Bạn Bắt Đầu
Khi mệt mỏi, muốn bỏ cuộc, bạn hãy nhớ lại lý do khiến bạn say mê với điều đó ngay từ đầu. Niềm vui, sự hứng khởi và những giá trị mà bạn muốn đạt được là nguồn động lực mạnh mẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn. Bạn hãy viết ra những lý do này và dán ở nơi dễ dàng nhìn thấy để thường xuyên nhắc nhở bản thân.
4.2. Lên Kế Hoạch Và Hành Động
Bạn đừng chỉ ôm ấp đam mê trong suy nghĩ, hãy biến nó thành những mục tiêu cụ thể và thực hiện từng bước một. Bạn cần phải chia nhỏ mục tiêu thành những nhiệm vụ nhỏ, dễ thực hiện để bạn không cảm thấy quá tải. Đồng thời bạn hãy lập kế hoạch chi tiết cho từng bước, theo dõi tiến độ và điều chỉnh khi cần thiết.
4.3. Vượt Qua Thử Thách
Thất bại và khó khăn là điều không thể tránh khỏi trên hành trình theo đuổi đam mê. Thay vì nản lòng và bỏ cuộc, bạn hãy xem đây là cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân. Bạn cần kiên trì, nỗ lực và không ngừng tìm kiếm giải pháp để vượt qua những thử thách.
Xem thêm: Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn
4.4. Tin Tưởng Vào Bản Thân
Bạn cần phải có niềm tin vào khả năng của bản thân. Nó sẽ là yếu tố then chốt để giữ lửa cho đam mê, đừng so sánh bản thân với người khác. Điều bạn cần làm là hãy tập trung vào hành trình của riêng bạn và tự tin vào những gì mình đang làm.
4.5. Cân Bằng Cuộc Sống
Đừng để đam mê chi phối toàn bộ cuộc sống của bạn. Bạn cũng nên dành thời gian cho gia đình, bạn bè và những sở thích khác để duy trì sự cân bằng. Khi bạn có một cuộc sống hài hòa, bạn sẽ có thêm năng lượng để theo đuổi đam mê.
4.6. Tìm Kiếm Sự Hỗ Trợ
Để giữ lửa đam mê, bạn hãy chia sẻ nhiều hơn với những người có chung sở thích, tham gia các cộng đồng trực tuyến để nhận được sự động viên, khích lệ. Cũng từ đó, bạn học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, việc hoàn thành mục tiêu sẽ dễ dàng hơn.
4.7. Thưởng Cho Bản Thân
Khi bạn đạt được một mục tiêu, bạn hãy tự thưởng cho bản thân một món quà hoặc một hoạt động, ngày nghỉ. Đây là cách để ghi nhận nỗ lực của mình và tiếp thêm động lực để bạn vững bước cho hành trình tiếp theo.
Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng JobsGO tìm hiểu xong đam mê là gì? Có 9 cách để khám phá ra đam mê của bản thân. Bạn hãy nhanh chóng chọn một phương pháp phù hợp để áp dụng nhé.
Câu hỏi thường gặp
5.1. Trong Công Việc Có Cần Thiết Phải Có Đam Mê?
Khi làm một công việc nào đó bạn cũng nên xác định rõ đam mê của bản thân ở vị trí này như thế nào. Nó sẽ là nguồn động lực, cổ vũ bạn vượt qua khó khăn, hỗ trợ bạn thăng tiến trong sự nghiệp.
5.2. Biểu Hiện Của Đam Mê Là Gì?
Khi đã đam mê với một lĩnh vực, khía cạnh nào đó, phần lớn chúng ta sẽ có những biểu hiện sau:
- Luôn suy nghĩ về nó
- Dành nhiều thời gian cho việc đó hơn
- Sẵn sàng đầu tư cho nó
- Luôn tìm kiếm cơ hội để theo đuổi
- Cảm thấy hạnh phúc, thỏa mãn khi đã hoàn thành
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)