Mạng xã hội và các thiết bị điện tử ngày càng phát triển, thời gian con người ở trên mạng xã hội ngày càng tăng cũng đã dẫn đến tình trạng Cyberbullying. Vậy Cyberbullying là gì? Làm sao để tránh trở thành đối tượng của Cyberbullying? Nạn nhân của Cyberbullying phải làm cách nào mới có thể thoát ra được? Tất cả sẽ được JobsGO giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Cyberbullying Là Gì?
Cyberbullying (bạo lực mạng) đề cập đến hành vi gửi, đăng hoặc chia sẻ nội dung tiêu cực, sai sự thật , lạm dụng, đe dọa, nhạo báng hay lăng mạ người khác trên các nền tảng mạng xã hội thông qua các thiết bị tiện điện tử. Kẻ bạo lực sẽ có các hành vi như gửi tin nhắn đe dọa, đăng ảnh hoặc video nhạy cảm của nạn nhân, lập các trang web hoặc tài khoản mạo danh, cũng như thực hiện các cuộc “tấn công” khác trên không gian mạng.
2. Cyberbullying Gây Ra Những Ảnh Hưởng Gì?
Cyberbullying có thể xảy ra với mỗi người sử dụng mạng xã hội bất kể khoảng thời gian nào. Điều gây tác động xấu lâu dài, ảnh hưởng vào cuộc sống ở đời thực nếu không có sự can thiệp kịp thời. Một số ảnh hưởng tiêu cực có thể kể đến là:
2.1 Ảnh Hưởng Sức Khỏe Tâm Thần
Cyberbullying có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tâm lý và cảm xúc của nạn nhân. Trong đó có thể kể đến:
- Trầm cảm, lo âu và stress
- Thấp tự trọng và tự tin
- Cô lập và cảm giác cô đơn
- Khó khăn trong việc tập trung và học tập
- Nghĩ đến tự tử trong trường hợp nghiêm trọng
Trẻ em, thanh thiếu niên bị Cyberbullying có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu và ý nghĩ tự tử so cao hơn so với những người không bị Cyberbullying.
2.2 Ảnh Hưởng Đến Các Mối Quan Hệ, Thành Tích Học Tập
Ngoài ra, Cyberbullying cũng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội và thành tích học tập của nạn nhân:
- Mất niềm tin và khó giao lưu với bạn bè
- Kết quả học tập kém đi do mất tập trung
- Bỏ học hoặc thường xuyên nghỉ học để tránh bị quấy rối
2.3 Các Ảnh Hưởng Lâu Dài Khác
Những ảnh hưởng của Cyberbullying có thể kéo dài trong nhiều năm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của nạn nhân. Nghiên cứu cho thấy những người từng bị Cyberbullying trong quá khứ có nguy cơ cao hơn trong việc gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau sang chấn và nghiện ngập.
Xem thêm: PTSD Là Gì? Người Mắc PTSD Tìm Kiếm Sự Giúp Đỡ Ở Đâu?
3. Tại Sao Cyberbullying Lại Nguy Hiểm?
Cyberbullying được coi là đặc biệt nguy hiểm vì một số lý do sau:
3.1 Sự Lan Truyền Rộng Rãi Một Cách Nhanh Chóng
Một trong những điều kinh khủng của Cyberbullying là khả năng lan truyền nhanh chóng và rộng rãi của nó. Một lời bêu rếu, hình ảnh hoặc video nhạy cảm có thể được chia sẻ, lan truyền nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội có thể dẫn đến việc nạn nhân bị cười nhạo, đối xử ác ý trên cộng đồng mạng
Theo nghiên cứu của Trung tâm An toàn Trực tuyến, 95% trường hợp Cyberbullying liên quan đến một số hình thức chia sẻ nội dung xấu xa trên Internet.
3.2 Góc Khuất Của Các Nền Tảng Mạng Xã Hội
Có thể nói Cyberbullying chính là góc khuất của mạng xã hội. Bởi mạng xã hội là một thế giới ảo có quy mô lớn, là nơi mà những kẻ bắt nạt có thể che giấu danh tính, tránh khỏi việc bị phát hiện danh tính thực. Điều này làm tăng nguy cơ các hành vi lạm dụng và quấy rối nghiêm trọng hơn.
3.3 Khó Kiểm Soát, Xóa Bỏ Nội Dung
Một khi nội dung tiêu cực đã được đăng tải lên mạng, thì việc kiểm soát, xóa bỏ hoàn toàn nó gần như là không thể. Nó có thể được lưu trữ, sao chép và chia sẻ lại trên nhiều nền tảng khác nhau, khiến nạn nhân cảm thấy vô cùng tuyệt vọng, bất lực.
3.4 Thiếu Sự Giám Sát của Người Lớn
Không giống như bắt nạt truyền thống, Cyberbullying thường xảy ra trong môi trường ảo, nơi mà sự giám sát của phụ huynh, giáo viên có thể bị hạn chế. Điều này làm tăng khả năng xảy ra các hành vi lạm dụng và quấy rối mà không bị phát hiện kịp thời.
Xem thêm: Lowkey Là Gì? Vì Sao Nhiều Người Chọn Sống Lowkey?
4. Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Trở Thành Nạn Nhân Của Cyberbullying
Đối với các trường hợp dễ nhận biết, nạn nhân thường bị “tấn công” trên các nền tảng mạng xã hội dưới các hình thức sau:
- Liên tục có tin nhắn, email đe dọa: Những tin nhắn, bình luận email có ác ý, tiêu cực được gửi liên tục cho nạn nhân.
- Tài khoản mạng xã hội bị cảnh báo vi phạm nhiều lần hoặc bị đánh cắp: Các tài khoản trên nền tảng trực tuyến luôn có sự bảo mật nhất định, những kẻ bạo lực mạng thường cố gắng đăng nhập nhiều lần hoặc đánh cắp luôn tài khoản của nạn nhân để phục vụ cho mục đích xấu.
- Xuất hiện các trang web hoặc tài khoản mạo danh: Trong trường hợp không thể đánh cắp tài khoản cá nhân thật, thì những kẻ bắt nạt sẽ tạo những tài khoản mạo danh nạn nhân nhằm bêu rếu, lan truyền thông tin sai lệch, làm xấu hình ảnh, hạ bệ nạn nhân trên cộng đồng mạng
- Ảnh hoặc video nhạy cảm bị đăng tải trái phép: hình ảnh, video hoặc thông tin cá nhân của nạn nhân được chia sẻ rộng rãi, công khai mà không có sự đồng ý của họ
- Bị cô lập trên cộng đồng mạng: nạn nhân bị tẩy chay, bị loại khỏi các nhóm chung, hoặc bị bạn bè, người quen trên mạng xa lánh.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận ra mình đã trở nạn nhân của Cyberbullying bởi có lúc ranh giới của trò đùa và ác ý lại vô cùng mỏng manh.
Xem thêm: Whistleblower Là Gì? Tại Sao Nên Bảo Vệ Whistleblower?
5. Làm Gì Khi Bị Cyberbullying?
5.1 Bình Tĩnh Thu Thập Bằng Chứng
Việc thu thập và lưu trữ tất cả bằng chứng liên quan đến các hành vi Cyberbullying, bao gồm tin nhắn, email, bình luận, ảnh hoặc video sẽ giúp ích cho nạn nhân trong các bước xử lý tiếp theo.
5.2 Chặn và Báo Cáo Kẻ Bắt Nạt
Hãy chặn và báo cáo kẻ bắt nạt với các nền tảng trực tuyến liên quan để họ có thể xử lý tình huống này. Hầu hết các trang web và ứng dụng đều có chính sách cấm quấy rối và có thể áp dụng các biện pháp xử lý như cảnh cáo, khóa tài khoản, v.v.
5.3 Báo Cho Các Cơ Quan Hoặc Người Có Thẩm Quyền
Nếu Cyberbullying xảy ra trong môi trường học đường, hãy thông báo ngay cho giáo viên, nhân viên tư vấn hoặc hiệu trưởng để họ can thiệp và có các biện pháp xử lý, kỷ luật phù hợp.
5.4 Tìm Kiếm Sự Hỗ Trợ
Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, nhân viên tư vấn hoặc các tổ chức chuyên môn. Sự hỗ trợ về tâm lý và các mối quan hệ xã hội là rất quan trọng để giúp nạn nhân vượt qua tình trạng khó khăn này.
5.5 Tạm Ngừng Sử Dụng Mạng Xã Hội (Nếu Cần Thiết)
Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cân nhắc tạm ngừng hoạt động trên các nền tảng trực tuyến trong một thời gian ngắn để tạo khoảng cách an toàn với các kẻ bắt nạt.
5.6 Tìm Kiếm Sự Trợ Giúp Của Pháp Luật
Trong trường hợp Cyberbullying trở nên nghiêm trọng hơn, nạn nhân và gia đình nạn nhân có thể cân nhắc đến việc nhận sự trợ giúp của pháp luật bằng cách báo cáo cho cơ quan chức năng.
Bằng cách thực hiện các bước này, nạn nhân và gia đình có thể đối phó hiệu quả với tình trạng Cyberbullying và đảm bảo an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bài viết trên của JobsGO đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về Cyberbullying, biết được Cyberbullying là gì. Hy vọng thông qua việc nắm được những thông tin này, sẽ không ai trở thành nạn nhân của Cyberbullying!
Câu hỏi thường gặp
1. Làm Gì Nếu Người Thân Trong Gia Đình Trở Thành Nạn Nhân Của Cyberbullying?
Nếu người thân của bạn bị Cyberbullying, điều quan trọng là phải lắng nghe và tạo một môi trường an toàn để họ có thể chia sẻ. Bạn nên thu thập bằng chứng, báo cáo với các nền tảng trực tuyến liên quan và thông báo cho nhà trường (nếu Cyberbullying liên quan đến học sinh khác). Đồng thời, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý và xã hội cho người thân của bạn để giúp con vượt qua tình trạng này.
2. Làm Thế Nào Để Ngăn Chặn Cyberbullying?
Để ngăn chặn Cyberbullying một cách hiệu quả, cần có sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía, bao gồm gia đình, nhà trường và cộng đồng. Bằng các nỗ lực đồng bộ từ nhiều phía, chúng ta có thể tạo ra một môi trường trực tuyến an toàn và lành mạnh hơn, đồng thời nâng cao nhận thức và khả năng phòng chống Cyberbullying trong cộng đồng.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)