CV ngành kinh tế là công cụ giúp bạn khẳng định năng lực và tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. Có những nội dung nào quan trọng và viết CV ngành kinh tế sao cho chuẩn, hãy tìm hiểu ngay cùng JobsGO.
Mục lục
1. Tầm Quan Trọng Của CV Ngành Kinh Tế?
CV ngành kinh tế vừa là bản giới thiệu cơ bản, vừa là yếu tố giúp bạn tạo lợi thế cạnh tranh so với hàng loạt ứng viên ngoài kia. CV càng chuyên nghiệp, khả năng nhà tuyển dụng lựa chọn bạn tham gia buổi phỏng vấn càng cao. Ngoài ra, nếu bạn chưa có kinh nghiệm thực sự đầu tư cho CV cá nhân, các công ty sẽ có những ưu ái nhất định như hỗ trợ công việc khác hoặc lưu trữ vào danh mục tiềm năng trong tương lai.
Xem thêm: Ngành kinh tế là gì? Học ngành kinh tế ra làm gì?
2. Cách Viết CV Xin Việc Ngành Kinh Tế
Để tạo một bản CV ngành kinh tế hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, chúng ta sẽ tìm hiểu từng nội dung vào triển khai từng phần một cách chi tiết nhất. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể, bạn hãy tham khảo kỹ trước khi triển khai.
2.1. Thông Tin Ứng tuyển
Thông tin ứng tuyển là nội dung đầu tiên để nhà tuyển dụng biết bạn là ai và cách thức liên lạc trong trường hợp vượt qua vòng CV. Ở phần này, bạn cần đề cập đầy đủ tên, vị trí ứng tuyển, số điện thoại và email. Tuy là nội dung đơn giải nhưng bạn đừng trình bày quá sơ sài, thiếu thông tin hay sử dụng email thiếu chuyên nghiệp.
Ví dụ:
Giới thiệu bản thân
Bùi Nguyễn Như Ý – Trưởng phòng kinh doanh Số điện thoại:… Email: Nhuybuinguyenwork@gmail.com |
2.2. Mục Tiêu Nghề Nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là phần định hướng giúp nhà tuyển dụng hiểu về bạn cũng như dự định trong tương lai. Bạn nên viết theo đúng những dự định tương lai, không nên trình bày những điều quá viển vông, xa vời hoặc trái với định hướng doanh nghiệp.
Ví dụ:
Mục tiêu nghề nghiệp
Với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy nhiều năm trong ngành kinh tế, tôi mong muốn có thể vận dụng ở môi trường chuyên nghiệp. Chắc chắn sẽ có nhiều thử thách, nhưng tôi tin mình sẽ vượt qua và cùng doanh nghiệp tiến tới những mục tiêu mới trong tương lai. Để thực hiện tất cả những dự định ấy, trong vòng 3 năm tới, tôi sẽ vượt qua tất cả những mục tiêu KPI hiện tại. Và 5 năm tới, tôi không ngừng phát triển bản thân để trở thành trưởng phòng kinh doanh, thực hiện những dự định chiến lược cho doanh nghiệp và truyền ngọn lửa đam mê bất tận cho các bạn trẻ. |
2.3. Trình Độ Học Vấn
Trình độ học vấn là một trong những nội dung khá quan trọng giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn nên liệt kê các mốc thời gian khoa học và trình bày theo trình tự hợp lý để nội dung này không bị dàn trải.
Ví dụ:
Trình độ học vấn:
2016 – 2018
2012 – 2016 |
2.4. Kinh Nghiệm Làm Việc
Kinh nghiệm làm việc được đánh giá là nội dung quan trọng bậc nhất của CV ngành kinh tế. Ứng viên càng có kinh nghiệm dày dạn càng gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập trung vào các kinh nghiệm liên quan và đem lại giá trị cho doanh nghiệp. Nếu các công việc trước đây trái ngành kinh tế, bạn có thể khéo léo trình bày các kinh nghiệm sao cho có điểm tương đồng nhất định với mô tả công việc của công ty.
Ví dụ:
Kinh nghiệm làm việc
Trưởng phòng kinh doanh Công ty ALLDAY 2020 – 2023
|
2.5. Kỹ Năng
Từ những vị trí công việc đã đảm nhận trước đây, bạn đã tích lũy được cho mình những kỹ năng gì, hãy thể hiện toàn bộ trong phần kỹ năng của CV ngành kinh tế. Bạn có thể tách bạch kỹ năng cứng, kỹ năng mềm hoặc gộp chung và nhấn mạnh những kỹ năng quan trọng nhất.
Ví dụ:
Kỹ năng:
|
3. Lưu Ý Khi Viết CV Ngành Kinh Tế
Bên cạnh tập trung trau chuốt cho những nội dung quan trọng, bạn đừng bỏ qua những lưu ý cơ bản để CV thêm hoàn chỉnh dưới đây:
4.1. Trình Bày Rõ Ràng Chi Tiết
Thay vì liệt kê nhiều nội dung một cách sơ sài, bạn nên lựa chọn những nội dung chính và làm nổi bật chi tiết. Cùng với đó, bạn hãy hạn chế trình bày cụt lủn, thiếu thông tin. Chẳng hạn như phần kinh nghiệm làm việc nếu bạn chỉ viết “quản lý”, “liên hệ với khách hàng” thì khả năng cao sẽ không vượt qua vòng CV.
4.2. Sử Dụng Các Từ Ngữ Chuyên Ngành
Việc làm này tuy tuy đơn giản nhưng lại giúp bạn thoát khỏi lối viết nhàm chán đồng thời thể hiện sự am hiểu trong ngành kinh tế. Dẫu vậy, bạn hãy chọn lọc kỹ càng và tuyệt đối không đưa các từ ngữ quá học thuật vào CV.
4.3. Chỉ Liệt Kê Những Kinh Nghiệm Liên Quan Đến Công Việc
Những kinh nghiệm tích lũy được trong ngành kinh tế luôn có tính bổ trợ cho nhau nhưng nếu trình bày không khéo léo sẽ gây ra sự thừa thãi. Vì vậy, chúng ta nên ưu tiên những kinh nghiệm liên quan đến công việc để CV không bị “loãng”. Ngoài ra, nếu bạn có khả năng sử dụng linh hoạt về câu từ thì hoàn toàn có thể đưa những kinh nghiệm chưa mấy liên quan trở nên phù hợp.
4.4. Chú Ý Chính Tả Và Font Chữ
Tuy chỉ là hình thức nhưng bạn đừng bỏ qua chính tả và font chữ. Vì từ những yếu tố cơ bản, nhà tuyển dụng có thể đánh giá sự chuyên nghiệp, chỉn chu và cẩn thận của bạn.
4.5. Liệt Kê Trung Thực Kinh Nghiệm Và Kinh Niệm
Kinh nghiệm và kỹ năng của bạn có thể chưa tốt, nhưng sự trung thực cũng có thể là yếu tố để nhà tuyển dụng cân nhắc. Thế nên đừng vì quá lo lắng mà đưa thông tin sai lệch vào CV ngành kinh tế bạn nhé.
Xem thêm: Lưu ý khi viết CV: 9 sai lầm phổ biến khiến bạn bị từ chối
5. Tham Khảo Mẫu CV Ngành Kinh Tế
Nếu bạn đã nắm được cách viết CV nhưng vẫn chưa tự tin thì hãy tham khảo ngay các mẫu CV ngành kinh tế được đánh giá cao và bắt tay ngay vào thực hiện nhé:
5.1. Mẫu CV Ngành Kinh Tế Số 1
5.2. Mẫu CV Ngành Kinh Tế Số 2
5.3. Mẫu CV Ngành Kinh Tế Số 3
5.4. Mẫu CV Ngành Kinh Tế Số 4
5.5. Mẫu CV Ngành Kinh Tế Số 5
Hy vọng các thông tin chia sẻ về CV ngành kinh tế trong bài viết có thể hữu ích với bạn. Nếu đã có CV nhưng chưa thực sự tự tin, bạn có thể upload lên JobsGO và để được chỉnh sửa với AI. Còn nếu chưa có CV, bạn có thể đăng nhập JobsGO, tham khảo các mẫu CV có sẵn và tạo CV trực tuyến ngay. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)