Khi nói đến công nhân cao su, trong trí não của nhiều người sẽ lập tức hiện hữu hình ảnh của những chàng trai, cô gái cầm thùng, cầm dao, đi quanh các gốc cao su để lấy mủ. Suy nghĩ này không sai, nhưng chưa đủ. Chỉ những người thực sự làm trong nghề mới biết công nhân ngành cao su làm những công việc gì.
Công nhân cao su là người lao động làm việc trong ngành cao su. Tùy theo vị trí mà họ sẽ đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau.
Mục lục
- Công nhân khai thác mủ cao su
- Công nhân trồng và chăm sóc cây cao su
- Công nhân bảo vệ lô cao su
- Công nhân lái xe chuyên dùng vận chuyển mủ cao su
- Công nhân chế biến mủ cao su
- Công nhân bảo vệ nhà máy chế biến mủ cao su
- Công nhân lái xe nâng trong nhà máy chế biến mủ cao su
- Công nhân hồ xử lý nước thải
- Công nhân cưa cắt gỗ cao su
- Công nhân xử lý hóa chất
Công nhân khai thác mủ cao su
Công nhân khai thác mủ cao su là người thu hoạch nhựa mủ cao su. Họ sử dụng dao, cạo một lớp mỏng trên thân cây để mủ chảy ra mà không làm tổn hại sự phát triển của cây. Nhựa mủ sẽ được thu thập trong các thùng nhỏ.
Mủ cao su có thể được thu hoạch cả năm vì vậy công việc của công nhân khai thác mủ cao su tương đối đều đặn.
Tuy nhiên, công việc này khá vất vả. Người lao động phải làm việc một mình giữa bạt ngàn cao su bất kể nắng, mưa. Khi mọi người còn đang say giấc nồng, công nhân cao su đã phải rời nhà để có mặt tại lô cao su và bắt đầu công việc.
Nhiều nơi không có công nhân bốc vác mủ trên vườn cao su riêng biệt. Khi đó, công nhân khai thác mủ sẽ đồng thời phải đảm nhiệm công việc này và vận chuyển mủ tới nơi tập kết.
? Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý và quy định không thể bỏ qua khi làm công nhân thời vụ
Công nhân trồng và chăm sóc cây cao su
Công việc của công nhân trồng và chăm sóc cây cao su đúng như tên gọi của họ. Nhiệm vụ chính của những người nay là trồng cây mới, làm cỏ, giữ ấm cho cây, tỉa chồi, dọn sạch cỏ quanh bìa lô cao su, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật và phòng chống cháy,…
Công nhân trồng và chăm sóc cây cao su phải am hiểu về đặc tính, có kiến thức và kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc giống cây công nghiệp này.
Công nhân bảo vệ lô cao su
Công nhân bảo vệ lô cao su chịu trách nhiệm chống lại kẻ xấu vào trộm mủ cao su. Cách đây chục năm, công việc này rất vất vả vì đi lại khó khăn, không có đèn điện, các đối tượng trộm manh động hơn do nghèo đói. Song, những năm gần đây, khi đời sống phát triển, công nghệ thông tin ngày càng tiên tiến, công việc bảo vệ rừng trở nên thuận tiện hơn, tình trạng trộm mủ cao su cũng giảm hẳn.
Dẫu vậy, công việc này vẫn rất khó khăn. Người lao động phải chia nhau đi trực tại các chốt trong nông trường, có chốt nằm ngoài bìa lô, có chốt nằm tít sâu bên trong. Trong bóng tối, nhân viên bảo vệ sẽ phải đi bộ một mình và giăng võng, bạt làm chỗ nghỉ ngơi sau những lúc tuần tra. Để thực hiện được việc đó, người bảo vệ phải dũng cảm và thích nghi tốt với không gian tĩnh mịch trong rừng cao su vào đêm.
Công nhân lái xe chuyên dùng vận chuyển mủ cao su
Đúng như tên gọi, những công nhân này có trách nhiệm vận chuyển mủ cao su từ lô cao su về nhà máy sản xuất. Họ cần có bằng lái từ hạng C trở lên để được tuyển dụng vào vị trí lái xe.
Ngoài công việc chính là lái xe, người lao động còn hỗ trợ bốc vác, vận chuyển cao su theo yêu cầu của cấp trên.
Công nhân chế biến mủ cao su
Công nhân chế biến mủ cao su là những người làm việc tại nhà máy. Họ sử dụng sức lực, máy móc,… để chế biến cao su theo kỹ thuật, quy trình nhất định. Sau khi được tuyển dụng, người lao động sẽ được hướng dẫn và phân công vào vị trí công việc cụ thể.
? Có thể bạn quan tâm: Top những việc làm cải thiện thu nhập mùa dịch cho công nhân thất nghiệp
Công nhân bảo vệ nhà máy chế biến mủ cao su
Khác với công nhân bảo vệ lô cao su, công nhân bảo vệ nhà máy làm việc tại xưởng sản xuất. Họ có nhiệm vụ đảm bảo an ninh nhà máy bằng cách:
- Kiểm soát người và phương tiện qua cổng, xử lý khi có sự cố xảy ra trong phạm vi đảm trách.
- Tổng hợp, ghi phép số liệu về khách, phương tiện ra vào và các vấn đề liên quan vào sổ sách.
- Giám sát việc bấm thẻ chấm công của công nhân.
- Ngăn chặn đối tượng trà trộn vào nhà máy để quậy phá, trộm cắp, lưu giữ bưu phẩm, thư tín,…
- v.v…
Công nhân lái xe nâng trong nhà máy chế biến mủ cao su
Công việc chính của công nhân lái xe nâng trong nhà máy là vận hành xe nâng để nâng hạ, xếp dỡ hàng hóa, nguyên vật liệu theo yêu cầu.
Bên cạnh đó, họ cũng thường phải đảm nhiệm thêm một số công việc khác như kiểm tra, vệ sinh xe, hỗ trợ nhân viên kho sắp xếp kho,…
Để làm công việc này, người lao động cần có sức khỏe tốt và có chứng chỉ vận hành xe nâng.
Công nhân hồ xử lý nước thải
Công nhân hồ xử lý nước thải cho các doanh nghiệp sản xuất cao su cần có kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về hệ thống của nhà máy để thực hành vận hành, xử lý sự cố trong hệ thống xử lý nước thải.
Công nhân cưa cắt gỗ cao su
Công nhân cưa cắt gỗ cao su sử dụng máy cơ giới (cưa máy, cưa đĩa) để cưa, xẻ gỗ tại lô cao su hoặc nhà máy.
Sau khi phân tách theo quy cách thông dụng, người lao động cần phân loại lỗi khuyết điểm của gỗ và xử lý khuyết tật, xử lý mắt xoắn, mắt đen, loại bỏ cây xấu,…
Công nhân xử lý hóa chất
Công nhân xử lý hóa chất có nhiệm vụ sử dụng hóa chất để ngâm tẩm gỗ cao su, giúp vật liệu có khả năng chống mối mọt theo yêu cầu. Để làm công việc này, người lao động sẽ được đào tạo cụ thể về các loại và cách sử dụng hóa chất trong ngành công nghiệp sản xuất gỗ.
? Có thể bạn quan tâm: Doanh nghiệp làm sao để nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân?
Kết luận
Công nhân cao su, họ không chỉ là người khai thác mủ, người bảo vệ lô đất, chế biến mủ cao su,… họ còn có thể đảm nhận nhiều công việc hơn thế.
Cây cao su từng là cây công nghiệp chủ lực, mang lại nguồn thu lớn. Tuy nhiên giá mủ cao su ngày càng bấp bênh, khiến đời sống người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mong rằng các doanh nghiệp có thể tìm ra nhiều phương pháp hiệu quả giúp cải thiện thu nhập cho người công nhân cao su.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)