Cố vấn là cụm từ mà hầu như tất cả chúng ta đã từng nghe và bắt gặp trong nhiều lĩnh vực nhưng lại không thực sự hiểu. Vậy cố vấn là gì? Những ngành, lĩnh vực nào cần cố vấn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.
Mục lục
Cố vấn là gì? Cố vấn là làm gì?
Cố vấn là cụm từ có thể hiểu theo cách khác nhau là dưới dạng động từ hoặc danh từ. Dưới dạng động từ, cố vấn được hiểu là hành động đưa ra các phương án, cách thức giải quyết cho một vấn đề được đánh giá là phức tạp. Còn dưới dạng danh từ, cố vấn lại được hiểu là những người có trình độ học vấn, kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng trong một ngành, lĩnh vực bất kỳ.
Cả hai cách hiểu này đều có điểm chung là mô tả về chức danh và hoạt động của người có kiến thức, kinh nghiệm đồng thời có thể giải quyết mọi vấn đề, khúc mắc phát sinh trong ngành, lĩnh vực của mình.
Vai trò của người cố vấn
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, cố vấn sẽ đóng một vai trò quan trọng nhất định. Cụ thể, vai trò của học là:
- Giúp người cần trợ giúp nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan nhất để tự thấy được vấn đề cần giải quyết.
- Hỗ trợ tìm ra các vấn đề, khó khăn, thách thức và các biện pháp giải quyết hợp lý nhất.
- Nghiên cứu, tìm ra các ưu nhược điểm nếu triển khai các biện pháp giải quyết đã đề xuất trên thực tế.
- Giúp người cần tư vấn, hỗ trợ nhìn nhận ưu, khuyết điểm của bản thân và đánh giá mức độ phù hợp khi giải quyết vấn đề.
- Đưa ra các đường hướng giải quyết, tháo gỡ, phương án dự phòng trong trường hợp kế hoạch gặp vấn đề.
- Đề xuất người có khả năng giải quyết vấn đề một cách thấu đáo nhất.
- Vạch kế hoạch, hướng triển khai cho tất cả các vấn đề liên quan trong tương lai.
? Xem thêm: Mô tả công việc Tư Vấn Pháp Luật
Những ngành, lĩnh vực nào cần cố vấn?
Cố vấn là người không chỉ có kiến thức mà còn có kinh nghiệm thực tế vô cùng vững vàng. Theo đó, họ có thể giải quyết mọi vấn đề một cách “thấu tình, đạt lý” một cách nhanh gọn và êm đẹp nhất. Do vậy, hầu như mọi lĩnh vực hiện nay đều cần đến cố vấn. Nói như vậy bởi không chỉ để được tư vấn, hỗ trợ trong những trường hợp khó khăn, cố vấn còn giúp chúng ta có thể học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Một vài ngành, lĩnh vực cần cố vấn phổ biến hiện nay là:
Pháp luật
Pháp luật là lĩnh vực rộng lớn và đòi hỏi kiến thức sâu rộng về cả lý thuyết và thực tế. Và những người có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực này vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp, tập đoàn,… lớn. Cụ thể, cố vấn pháp luật là những người tư vấn, tìm kiếm những điểm hạn chế trong hoạt động, kinh doanh,… của doanh nghiệp để đưa ra hướng giải quyết đúng quy định pháp luật. Cố vấn pháp luật cũng là người sẽ phụ trách tất cả những tranh chấp, vấn đề,… phát sinh có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Tài chính
Cố vấn tài chính cũng là một trong những vị trí không thể thiếu được của các doanh nghiệp hiện nay. Với sự am tường về lĩnh vực tài chính, đầu tư,… họ sẽ giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ hơn.
? Xem thêm: Tư vấn tài chính là gì? Kỹ năng cần có của chuyên viên tư vấn tài chính?
Giáo dục
Trong lĩnh vực giáo dục, người giàu kiến thức và chuyên môn được gọi là cố vấn học tập. Vậy cố vấn học tập là gì? Cố vấn học tập là vị trí chuyên trách của những người hoạt động trong môi trường giáo dục mà thường là Đại học. Trên thực tế, học có trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ học tập cho sinh viên; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập cho đến khi tốt nghiệp.
Giải trí
Nếu bạn thường xuyên theo dõi các show truyền hình, các chương trình giải trí thì hẳn không còn xa lạ với các cụm từ như cố vấn âm nhạc, cố vấn thời trang, cố vấn diễn xuất,… Họ là những người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực giải trí được ekip mời để hỗ trợ, dẫn dắt cho các thí sinh dự thi – những người còn non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh sân khấu.
Kỹ năng cần có của cố vấn
Kiến thức và kinh nghiệm là những điều kiện tiên quyết và quan trọng bậc nhất của một cố vấn. Bên cạnh đó, một cố vấn còn cần nhiều hơn thế. Và những kỹ năng quan trọng bậc nhất của một cố vấn là:
- Khả năng nắm bắt, khái quát và đánh vấn đề.
- Tư duy logic và nhanh nhạy.
- Khả năng phán đoán và tầm nhìn xa.
- Khả năng trình bày vấn đề và kỹ năng giao tiếp cơ bản.
- Sáng tạo và không máy móc trong các trường hợp đặc biệt.
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết của JobsGO có thể giúp bạn dễ dàng trả lời câu hỏi: “Cố vấn là gì?”. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)