Ngành Ẩm thực là ngành nghề không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mà còn yêu cầu kiến thức dinh dưỡng sâu rộng. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của ngành Ẩm thực-Nấu ăn có tiềm năng? Học Ẩm thực-Nấu ăn ra trường có phải chi làm đầu bếp? Tất cả sẽ được JobsGO giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Ngành Ẩm thực đào tạo những chuyên ngành gì?
Ẩm thực là ngành học nghiên cứu và đào tạo các kiến thức, kỹ năng về thực phẩm, dinh dưỡng, chế biến món ăn và những khía cạnh liên quan khác. Phạm vi của ngành Ẩm thực tập trung ở 3 chuyên ngành chính: dinh dưỡng, bếp và pha chế.
Hiện nay, các trường đại học đào tạo hầu hết về chuyên ngành dinh dưỡng. Chuyên ngành nghiệp vụ như chuyên ngành bếp và pha chế được đào tạo theo phương thức hướng nghiệp, đào tạo nghề là chủ yếu. Trong từng chuyên ngành cũng có rất nhiều chuyên môn nhỏ khác, những chuyên môn nhỏ này sẽ định hướng nghề nghiệp tương lai của cá nhân sinh viên, học viên.
Trong ngành Ẩm thực, các nội dung kiến thức được đào tạo sẽ hướng đến nghiên cứu thực phẩm, các chất dinh dưỡng và cách kết hợp, chế biến thực phẩm. Những nội dung kiến thức này là nền tảng để thực hiện các kỹ năng nghiệp vụ khác của từng chuyên ngành. Chính vì vậy, ngành Ẩm thực là ngành học không chỉ yêu cầu kỹ thuật nghiệp vụ tốt, mà còn yêu cầu kiến thức chuyên môn vững vàng và chuyên sâu.
2. Tiềm năng ngành Ẩm thực tại Việt Nam
Trên thực tế, Ẩm thực là ngành chưa bao giờ đủ nhân lực. Sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu thưởng thức ẩm thực hiện đại đã khiến ngành học này ngày một chuyên sâu hơn. Tính nghiên cứu của ngành Ẩm thực cũng ngày càng cao, các chuyên môn nghiệp vụ cũng ngày một phong phú với sự sáng tạo vô hạn.
Bên cạnh đó, mỗi cá nhân trong xã hội hiện nay cũng ngày càng có yêu cầu cao đối với những vấn đề dinh dưỡng và ẩm thực. Điều đó đã tạo điều kiện cho sự phát triển không ngừng của các việc làm ngành ẩm thực. Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, chỉ tính riêng khối ngành nhà hàng-khách sạn, thị trường lao động cần 4 triệu lao động tính đến năm 2022. Trong khi đó, hiện nay, nhân lực toàn ngành mới chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu thị trường. Có thể thấy, ngành Ẩm thực trong tương lai gần sẽ rất cần nguồn nhân lực triển vọng và dồi dào.
3. Ngành Ẩm thực ra trường làm gì?
Các ngành nghề đầu ra của ngành Ẩm thực rất phong phú, đa dạng ở mọi vị trí. Các nghề nghiệp này hoạt động dựa trên 3 chuyên ngành chính của khối ngành Ẩm thực.
Với chuyên ngành dinh dưỡng:
Công việc chuyên ngành dinh dưỡng hầu hết gồm các công việc nghiên cứu, tư vấn, phát triển thực đơn tại các cơ sở, viện nghiên cứu hoặc công việc văn phòng tại các doanh nghiệp thực phẩm, chuỗi nhà hàng,…
>> Đọc thêm: Chuyên gia dinh dưỡng, thể hình học gì để làm nghề?
Với chuyên ngành bếp:
Chuyên ngành này là chuyên ngành thiên về nghiệp vụ, kỹ năng. Chuyên ngành bếp được phân thành 2 nhánh nhỏ là bếp nóng và bếp bánh. Bếp nóng sẽ bao gồm những công việc liên quan đến chế biến các món ăn mặn, liên quan nhiều đến thực phẩm tươi từ thịt, rau, trứng, cá,… Bếp bánh sẽ bao gồm các công việc liên quan đến chế biến các món tráng miệng, đồ ngọt, ăn nhẹ,… Công việc của chuyên ngành bếp phần lớn tập trung ở các nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp ẩm thực,…
Với chuyên ngành pha chế:
Đây là chuyên ngành liên quan nhiều đến các công việc chế biến đồ uống. Chuyên ngành pha chế hiện nay rất đa dạng và phong phú nhóm nghề. Từ barista đến bartender hay nghiên cứu sản phẩm đồ uống, đều liên quan đến pha chế. Công việc chuyên ngành này hoạt động chủ yếu tại các nhà hàng, khách sạn, quán bar, quán cafe, doanh nghiệp sản xuất đồ uống,…
>> Đọc thêm: Bartender là nghề gì? Chỉ “đam mê” có làm được Bartender?
Ngoài ra, với kiến thức ẩm thực sẵn có, một số cá nhân hoàn toàn có thể học thêm nghiệp vụ nhà hàng-khách sạn để ứng tuyển các công việc khác như quản lý bếp nhà hàng-khách sạn, quản lý nhà hàng-khách sạn,…
4. Những trường đại học đào tạo ngành Ẩm thực tại Việt Nam
Hiện nay, phần lớn các trường đại học đào tạo ngành Ẩm thực tại Việt Nam đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng là chủ yếu. Các chuyên ngành nghiệp vụ như bếp và pha chế thường được đào tạo chuyên sâu tại các trường cao đẳng, trường nghề, học viện hướng nghiệp
Các trường đại học đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng:
- Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM – ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực (xét tuyển khối ngành A, A1, B)
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM – ngành Kinh tế gia đinh (xét tuyển khối A, B, D1, D7)
- Đại học Y tế công cộng HN – ngành Dinh dưỡng (xét tuyển khối B, D1, D8)
Các cơ sở đào tạo chuyên ngành bếp:
- Trường cao đẳng Thương mại và Du lịch HN – ngành Kỹ thuật chế biến món ăn
- Trường trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ Khách sạn HN – ngành chế biến món ăn Âu-Á và ngành chế biến món ăn Á-Âu)
- Trường cao đẳng quốc tế Pegasus
- Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng
- Trường Cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn
- Trường trung cấp nghề Quản lý khách sạn Việt Úc
Các cơ sở đào tạo chuyên ngành pha chế:
- Một số trung tâm đào tạo nghề Bartender: Arocking, Labviet, Smart Goal, Interbeso,…
- Các kênh Youtube về Bartender: Học pha chế, Bartender Helen, V.U Studio,…
- Các cộng đồng: Cộng đồng Bartender & Barista Việt Nam, Saigon Bartenders, Bartender Viet,…
Ẩm thực là một ngành học rất thực tế, nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển trong tương lai gần. JobsGO Blog hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về ngành học thú vị này. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác để hiểu rõ hơn nữa về cơ hội việc làm của ngành học này nhé.
Tìm việc làm ngay!
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)