Đánh giá kết quả thử việc là “chìa khóa” giúp bạn trở thành nhân viên chính thức tại cơ quan, tổ chức, công ty hay doanh nghiệp. Nếu chưa biết cách viết đánh giá kết quả thử việc đầy đủ và ấn tượng, bạn đừng nên bỏ qua bài viết sau đây của JobsGO.
Mục lục
Đánh giá kết quả thử việc là gì?
Đánh giá kết quả thử việc hay báo cáo thử việc là bản tự nhận xét về quá trình học việc, thử việc tại một cơ quan, tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp. Nhân viên thử việc sẽ tự đánh giá về ưu nhược điểm của bản thân, những việc đã và chưa thực hiện được, nguyện vọng và mong muốn khi hết thời gian thử việc.
Thời gian viết đánh giá kết quả thử việc có sự khác nhau, thông thường là từ 1 – 2 tháng. Bản đánh giá kết quả thử việc sẽ được gửi về phòng Hành chính và Giám đốc. Nhìn vào bản đánh giá kết quả thử việc mà ban lãnh đạo biết được năng lực chuyên môn, kỹ năng và thái độ của nhân viên mới, từ đó sẽ đưa ra quyết định ký hoặc không ký hợp đồng chính thức. Cách làm feedback hợp lý sẽ giúp bạn thể hiện rõ ràng các điểm mạnh và cần cải thiện trong quá trình thử việc, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Link tải mẫu đánh giá kết quả thử việc của nhân viên mới
Dưới đây là link tải 2 mẫu đánh giá kết quả thử việc để các bạn nhân viên mới tham khảo.
Download 2 mẫu Báo cáo đánh giá kết quả thử việc: Tại đây
Cách viết đánh giá kết quả thử việc đầy đủ và ấn tượng
Dưới đây là cách viết đánh giá kết quả thử việc chi tiết bao gồm: phần thông tin cá nhân, kết quả đạt được, hạn chế của bản thân trong thời gian thử việc và những nguyện vọng, mong muốn sau thời gian thử việc.
Phần thông tin cá nhân
Ghi rõ họ tên, ngày/tháng/năm sinh, quê quán theo chứng minh thư nhân dân; ghi chính xác thời gian thử việc (từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm); ghi rõ vị trí/chức vụ, phòng/ban và họ tên người hướng dẫn trực tiếp.
Kết quả đạt được trong thời gian thử việc
Đây là phần quan trọng trong bản đánh giá kết quả thử việc, nó giúp chứng minh năng lực của bản thân, để bạn có được cơ hội trở thành nhân viên chính thức. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn PR quá nhiều hay cung cấp những thông tin không chính xác.
Hãy liệt kê những công việc mà bạn được giao và đã hoàn thành trong thời gian thử việc. Đừng quên liệt kê những thành tích nổi bật như: nhân viên hoạt động sôi nổi, thường xuyên vượt chỉ tiêu công việc, top top doanh số đứng đầu tháng,…
Hãy nhắc đến việc bản thân luôn nêu cao tinh thần học hỏi cấp trên và đồng nghiệp, tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, chống các biểu hiện tiêu cực; tham gia đầy đủ các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, họp tuần; các chương trình, sự kiện do công ty tổ chức; tham gia teambuilding; đi công tác theo sự phân công của cấp trên.
Những hạn chế của bản thân
Phần này bạn hãy nói về những khuyết điểm mà bản thân mắc phải trong thời gian thử việc. Nếu mắc quá nhiều khuyết điểm sẽ không có lợi cho bạn, quản lý và lãnh đạo công ty sẽ có ấn tượng không tốt về bạn. Tuy nhiên, bạn nên thành thật và cam kết sẽ rút kinh nghiệm để không ảnh hưởng đến đồng nghiệp và sự phát triển của công ty.
Nguyện vọng của bản thân
Đừng ngại viết ra nguyện vọng của bản thân sau thời gian thử việc. Đó có thể là trở thành nhân viên chính thức, được cống hiến hết mình để công ty ngày càng vững mạnh.
Một số lưu ý khi viết đánh giá kết quả thử việc
Để bản đánh giá kết quả thực việc gây được ấn tượng đối với nhà tuyển dụng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, súc tích
- Văn phong phù hợp và chuyên nghiệp là gì: Sử dụng ngôn từ lịch sự, không quá phô trương, thể hiện sự tôn trọng đối với người đọc.
- Kiểm tra và sửa lỗi chính tả trước khi gửi
- Không nói dối hay PR quá nhiều về bản thân
- Không sử dụng từ ngữ địa phương hay từ ngữ nhạy cảm
Trên đây là cách viết đánh giá kết quả thử việc chi tiết nhất và ấn tượng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy comment bên dưới bài viết để được giải đáp ngay nhé! Đừng quên truy cập website JobsGO thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)