Bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc là văn bản không thể thiếu trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Xây dựng bảng đánh giá này cần dựa trên nguyên tắc nào? Mẫu mới nhất 2024 có điểm gì lưu ý? Theo dõi bài viết để có được câu trả lời bạn nhé!
Mục lục
1. Bảng Đánh Giá Mức Độ Hoàn Thành Công Việc Là Gì?
Bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc hay còn được biết đến với tên gọi bảng đánh giá thực hiện công việc là văn bản ghi nhận kết quả hoạt động đo lường hiệu quả làm việc của nhân sự. Văn bản được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn do bộ phận nhân sự đặt ra và thường được sử dụng trong các trường hợp như:
- Kết thúc thời gian thử việc.
- Sử dụng làm căn cứ xét duyệt tăng lương, thưởng, phúc lợi cho nhân viên.
- Gia hạn hợp đồng làm việc.
- Đánh giá lại năng lực làm việc của nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu trong vận hành.
- Dự đoán trước các vấn đề đến từ nhân viên, thị trường,… và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
Các tiêu chí trong từng trường hợp sẽ có sự điều chỉnh nhất định sao cho phù hợp với mục đích đánh giá của doanh nghiệp.
2. Nguyên Tắc Xây Dựng Bảng Đánh Giá Mức Độ Hoàn Thiện Công Việc
Đánh giá mức độ hoàn thiện công việc cần dựa trên bộ 4 nguyên tắc quan trọng dưới đây:
- Cho phép nhân viên được tự nhận xét, đánh giá về khả năng hoàn thành công việc cũng như tính hiệu quả của bản thân, từ đó phát hiện những hạn chế và tự đề xuất phương án khắc phục.
- Đảm bảo có phần đánh giá riêng của quản lý trực tiếp dựa trên yếu tố công tâm, khách quan, đầy đủ và rõ ràng.
- Cần đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau nhằm đem đến tính khách quan, toàn diện cho bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân sự.
- Chỉ đánh giá sau khi trao đổi, thống nhất và đi đến kết quả chuẩn chỉnh cuối cùng. Tuyệt đối không được có sự mập mờ, mâu thuẫn trong quá trình đưa ra đánh giá mức độ hoàn thiện công việc.
3. Quy Trình Thực Hiện Bảng Đánh Giá Mức Độ Hoàn Thành Công Việc
Xây dựng bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc là quá trình đòi hỏi sự nghiêm túc, khách quan và chính xác. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình chuẩn với 7 bước như sau:
3.1. Xác Định Mục Tiêu
Nhiệm vụ đầu tiên các đơn vị cần thực hiện là xác định rõ ràng mục tiêu của đánh giá này là gì? Đó là xét tăng lương định kỳ, điều chỉnh công việc hay đào tạo nhân viên. Tùy vào mỗi hình thức, đội ngũ nhân sự sẽ xác định được tiêu chí phù hợp để tạo phần khung sườn cho bảng đánh giá.
3.2. Xác Định Phạm Vi
Sau khi xác định được mục tiêu, doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu để khoanh vùng phạm vi đánh giá. Việc làm này đảm bảo các tiêu chí chỉ xoay quanh mục tiêu thay vì chệch hướng đi quá xa và khó để tiếp cận.
Chằng hạn như mục đích của đánh giá là xét tăng lương, thì phạm vi sẽ chỉ xoay quanh một số phòng ban như Marketing, Kế toán,… Còn trường hợp đánh giá hệ thống công nghệ thì phạm vi rộng hơn, có thể là toàn bộ bộ phận trong doanh nghiệp.
3.3. Xây Dựng Bộ Tiêu Chí Đánh Giá Chi Tiết
Đây là bước vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Các tiêu chí càng cụ thể, kết quả nhận được sẽ càng chính xác và đem đến hiệu quả cao.
Dưới đây là một số nguyên tắc khi thực hiện bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc:
- Tiêu chí cần đảm bảo công bằng giữa các cá nhân tham gia đánh giá mức độ hoàn thiện công việc.
- Bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc cần có tài liệu đi kèm để chú thích về các thuật ngữ để tránh gây hiểu nhầm và làm sai lệch kết quả đánh giá.
- Cần tạo được sự thống nhất giữa các tiêu chí đánh giá và mục tiêu đặt ra ban đầu.
3.4. Lựa Chọn Phương Pháp Phù Hợp Nhất
Tiếp đến, doanh nghiệp cần lựa chọn được phương pháp đánh giá phù hợp nhằm đem đến kết quả tốt nhất. Có thể điểm qua một vài phương pháp phổ biến như:
- Phương pháp thang điểm: Phương pháp thang điểm thường sử dụng thang điểm 10 để đánh giá mức độ hiệu quả công việc của nhân viên. Khi áp dụng phương pháp này, người quản lý cần lập ra các tiêu chuẩn trước, tính toán chi tiết về thời gian và có sự so sánh, đối chiếu chi tiết sau này.
- Phương pháp đánh giá theo MBO: Phương pháp MBO xác định mục tiêu cao nhất, rồi dựa theo đó để xây dựng các mục tiêu thấp hơn. Từ các mục tiêu định sẵn, doanh nghiệp sẽ đo lường để đưa ra kết quả trong bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc.
- Phương pháp đánh giá 360 độ trong thực hiện công việc: Phương pháp đánh giá 360 sử dụng phản hồi bí mật từ quản lý, đồng nghiệp,… để lập biểu mẫu xem xét cụ thể với từng nhân sự.
- Phương pháp so sánh cặp: Phương pháp so sánh cặp lựa chọn ngẫu nhiên hai người lao động trong cùng bộ phận, ghép cặp và đánh giá song song thái độ, tác phong, năng lực làm việc.
3.5. Xây Dựng Bảng Đánh Giá Mức Độ Hoàn Thành Công Việc
Mức độ hoàn thiện công việc là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong các bảng đánh giá. Khi xây dựng nội dung này, người quản lý sẽ dựa trên mục tiêu đặt ra ban đầu, các tiêu chí đi kèm, đánh giá của lãnh đạo, nhân sự cùng phòng ban hay trải nghiệm của khách hàng. Các tiêu chí này sẽ được xem xét một cách cân đối, toàn diện nhằm phục vụ cho quá trình đưa ra kết luận cuối cùng.
3.6. Hướng Dẫn Thực Hiện Đánh Giá
Đánh giá phải mang tính hai chiều mới được đánh giá là hoàn thiện. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ cần dành thời gian trao đổi, phân tích để nhân viên có thể nhìn nhận bản thân, từ đó rút kinh nghiệm và cố gắng nỗ lực nhiều hơn trong tương lai.
3.7. Ghi Nhận Mức Độ Hoàn Thiện Công Việc Và Phản Hồi
Sau khi đánh giá dựa trên mục tiêu ban đầu và ghi nhận phương hướng cải thiện của nhân sự, nhà quản lý sẽ đưa ra kết luận cuối cùng. Những điểm chưa hoàn thiện sẽ được đề xuất giải pháp khắc phục để đem đến hiệu quả tốt nhất cho công việc.
Bảng đánh giá cũng sẽ được lưu lại để phục vụ cho việc đối chiếu hoặc lập các biểu mẫu tương tự sau này. Trường hợp bảng đánh giá mức độ hoàn thiện của nhân viên chưa bám sát mục đích đề ra ban đầu có thể được xem xét đề có những thay đổi phù hợp với tình hình thực tiễn.
4. Mẫu Tải Bảng Đánh Giá Mức Độ Hoàn Thành Công Việc Mới Nhất
Dưới đây là bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc cập nhật mới nhất trong năm 2024, bạn có thể tham khảo, tải xuống và sử dụng:
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
Bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc là văn bản quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Biểu mẫu này cần được xây dựng dựa trên hệ thống nguyên tắc và phương pháp nhất định. JobsGO đã cập nhật những nội dung quan trọng nhất liên quan đến bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc, bạn có thể tham khảo và tải xuống sử dụng ngay.
Câu hỏi thường gặp
1. Trường Hợp Phạt Nhân Viên Có Cần Bảng Đánh Giá Mức Độ Hoàn Thành Công việc Không?
Có. Đặc biệt là với các lỗi nghiêm trọng.
2. Nhân Viên Không Đồng Ý Kết Quả Đánh Giá Có Được Đưa Ra Kết Luận Không?
Không. Cần trao đổi và xem xét kỹ cho đến khi tìm được tiếng nói chung.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)