Bài test phỏng vấn kế toán là vòng tuyển dụng quan trọng mà ứng viên cần phải vượt qua để có thể được nhận vào làm việc. Trong bài test này, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi mang tính chuyên môn và bạn cần phải có kiến thức vững vàng về kế toán thì mới có thể hoàn thành. Vậy bài test này có nội dung ra sao, gồm những câu hỏi như thế nào? Mời bạn cùng JobsGO tìm hiểu trong bài viết này, tham khảo bộ bài test phỏng vấn kế toán có đáp án để áp dụng nhé.
Mục lục
Các dạng bài test kế toán khi phỏng vấn
Khi phỏng vấn ứng viên cho vị trí kế toán nói chung và việc làm kế toán tổng hợp nói riêng, nhà tuyển dụng có thể đưa ra các dạng bài test sau:
- Bài test trình độ tiếng Anh
- Bài test kiểm tra nghiệp vụ
- Bài kiểm tra lý thuyết
- Bài kiểm tra trắc nghiệm
- Các bài tập kế toán tài chính
- Bài kiểm tra dạng hỏi đáp trực tiếp
Nội dung bài test phỏng vấn kế toán tổng hợp
Đề thi mà nhà tuyển dụng đưa ra cho người xin việc kế toán thường sẽ kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận. Về bài thi trắc nghiệm, bạn sẽ có khoảng 30 phút để hoàn thành.
Để hoàn thành bài test phỏng vấn kế toán, ứng viên cần sử dụng các kiến thức chuyên ngành kế toán, kiến thức thực tế mà mình có. Ở bài kiểm tra này thì bạn không cần mất nhiều thời gian để trình bày, sắp xếp câu từ, hình thức hay bố cục.
Bạn chỉ cần đọc, đối chiếu thông tin, tính toán trên nháp rồi chọn đáp án mình cho là đúng trong đề là được. Do thời gian ngắn nên bạn cần phải nhanh tay, nhanh mắt và độ chính xác cao. Nhưng nhược điểm của dạng bài test trắc nghiệm này là không thể hiện được hết ưu điểm, trình độ của ứng viên. Vì thế, thông thường các công ty, doanh nghiệp sẽ sắp xếp thêm 1 lượt phỏng vấn hỏi – đáp trực tiếp để đưa ra quyết định cuối cùng.
Phần bài thi tự luận của bài test phỏng vấn kế toán được phân thành 2 mảng chính: Lý thuyết và bài tập. Trong đó, các câu hỏi lý thuyết sẽ liên quan đến các vấn đề cơ bản như: Kế toán là gì, nhiệm vụ của 1 kế toán viên trong doanh nghiệp là gì?,…
Về câu hỏi bài tập, doanh nghiệp tuyển dụng sẽ đưa ra 1 số bài tập, tình huống thường gặp và yêu cầu ứng viên đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất. Bài thi này sẽ có thời gian hoàn thành dài hơn, thương là khoảng 60 phút.
Xem thêm: Ngành kế toán gồm những mảng nào? Hướng nghiệp ngành kế toán
Bài test tình huống, nghiệp vụ kế toán
Bên cạnh các bài test phỏng vấn kế toán lý thuyết thì ứng viên còn cần vượt qua 1 bài test về các tính huống, nghiệp vụ kế toán. Bài kiểm tra này thường sẽ bao gồm các câu hỏi tình huống như:
- Công ty xuất bán 1 lô hàng có 500 sản phẩm nhưng lại bị trả lại 200 sản phẩm do lỗi. Trong trường hợp này, kế toán sẽ hạch toán và giải quyết như thế nào?
- Công ty muốn giảm giá xuống mức thấp hơn giá vốn để bán được hàng tồn kho nhiều năm thì kế toán phải làm thế nào?
- Xác định khoản thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN mà cán bộ nghỉ hưu cần đóng sau khi nhận được trợ cấp. (sẽ có số tiền trợ cấp cụ thể).
- Nếu công ty có mảng chuyên tư vấn và thiết kế phần mềm thì chi phí để tính vốn cho doanh thu từ việc bán thiết kế/ phần mềm đó là gì?
- Hạch toán như thế nào công ty mua 1 TSCĐ bằng vốn vay ngân hàng?
- Phát hiện kê khai thiếu tờ khai thuế từ tháng trước thì nên xử lý ra sao?
Mẫu bài test kế toán
TẢI MẪU BÀI TEST PHỎNG VẤN KẾ TOÁN MIỄN PHÍ
Những điều nhà tuyển dụng đánh giá cao ở ứng viên
CV ấn tượng sẽ chỉ giúp bạn vượt qua vòng sơ tuyển còn mấu chốt vẫn là vòng phỏng vấn. Để có thể vượt qua bài test phỏng vấn kế toán dạng hỏi – đáp, bạn cần:
Tỏ ra hứng thú với cơ hội làm việc
Hầu hết các cuộc phỏng vấn trực tiếp đều sẽ có câu hỏi: “Tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty của chúng tôi?”. Mục đích của câu hỏi này là muốn biết xem bạn có khả năng hoàn thành tốt công việc và định hướng nghề nghiệp có phù hợp với sự phát triển của công ty đó hay không. Hãy cho họ thấy được điều đó ở bạn.
Tìm hiểu trước thông tin công ty, vị trí ứng tuyển
Sự hiểu biết về công ty, vị trí ứng tuyển sẽ cho thấy sự nghiêm túc, chuyên nghiệp của bạn. Trước khi đi phỏng vấn, hãy tìm hiểu các thông tin cần thiết về công ty đó, điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn thật sự quan tâm và muốn cống hiến cho sự phát triển của công ty họ.
Kinh nghiệm phù hợp vị trí ứng tuyển
Khi điền phần kinh nghiệm trong hồ sơ ứng tuyển, hãy sắp xếp câu từ, kinh nghiệm làm việc sao cho phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Và trong buổi phỏng vấn trực tiếp, bạn cũng cần trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, không lan man.
Chứng minh ưu thế bằng thành tích
Các thực tích sẽ được nhà tuyển dụng coi trọng hơn và cũng có mức độ đáng tin cậy cao hơn là những câu nói chung chung như: “Tôi có kỹ năng tốt, tính cầu toàn khi làm việc; Tôi có khả năng làm việc nhóm tốt, khả năng lãnh đạo ưu tú; Tôi có thể xử lý các tình huống đột xuất 1 cách nhanh chóng;…”. Thay vì những thông tin như vậy, hãy nêu ra 1 số trường hợp cụ thể mà bạn đã trải qua để chứng minh điều đó là đúng.
Download miễn phí: Câu hỏi phỏng vấn kế toán bằng tiếng Anh
Biết cách cải thiện điểm yếu của bản thân
Bên cạnh điểm mạnh thì điểm yếu cũng là 1 trong những vấn đề mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn. Khi gặp phải câu hỏi này, đừng quá luống cuống vì họ chỉ muốn tìm hiểu xem nếu nhận bạn vào làm việc thì sẽ cần giúp đỡ bạn những gì trong công việc thôi.
Xem thêm: Việc làm kế toán trưởng
Cách xử lý xung đột trong công việc
Việc xung đột ý kiến là điều thường xuyên xảy ra trong công việc lẫn cuộc sống của chúng ta. Có thể nhà tuyển dụng sẽ muốn biết bạn sẽ đưa ra cách giải quyết như thế nào trong trường hợp bất đồng quan điểm với đồng nghiệp. Đây cũng là 1 câu hỏi kiểm tra về khả năng xử lý tình huống của bạn.
Biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Một nhân viên tốt không chỉ hoàn thành xuất sắc công việc được giao mà còn biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. Bởi khi có 1 cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thư thái thì nhân viên sẽ có thể tạo nên năng suất cao hơn.
Xem thêm: Chứng chỉ Kế toán trưởng: Điều kiện thi, học & cấp chứng chỉ
Trên đây là 1 số nội dung về bài test phỏng vấn kế toán có đáp án cũng như những điều bạn cần chuẩn bị để có thể thuận lợi vượt qua vòng phỏng vấn này. Hy vọng những chia sẻ trên của JobsGO sẽ giúp ích cho các ứng viên kế toán có thêm tự tin để nắm bắt cơ hội việc làm.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)