Ngành y tế: Học trường nào? Cơ hội nghề nghiệp sau ra trường

Đánh giá post

Ngành y tế là một trong những ngành học rất được ưa chuộng hiện nay. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cụ thể, chi tiết về ngành để các bạn có được những hình dung rõ rất trước khi lựa chọn ngành này.

1. Tìm hiểu chung về ngành y tế

ngành y tế
Tìm hiểu chung về ngành y tế

Ngành y tế là ngành đào tạo đội ngũ bác sĩ có đủ y đức, đủ kiến thức để chữa bệnh cứu người. Họ là người có nền tảng y học cơ sở vững chắc, nắm được kỹ năng cơ bản về lâm sàng và cộng đồng, có sự kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, trình độ ngoại ngữ ở mức ổn và có khả năng tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học y học trong bảo vệ và chăm sức khỏe nhân dân.

2. Ngành y tế học những gì?

ngành y tế là gì
Ngành y tế học những gì?

Ngành y tế với thời gian đào tạo 6 năm được chia thành 12 học kỳ. Trong 2 năm đầu tiên, sinh viên sẽ được học các môn đại cương liên quan tới lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Đây là những môn bắt buộc trong chương trình giảng dạy của các trường Cao đẳng, Đại học.

Trong các năm tiếp theo, sinh viên ngành y sẽ bắt đầu được tiếp xúc với các kiến thức nền tảng của ngành với các môn học như: Giải phẫu, hóa sinh y học, mô học sinh lý học, dược học, vi trùng học, miễn dịch học và ký sinh trùng y học… Những môn cơ sở này sẽ giúp các bạn sinh viên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các môn học về y khoa lâm sàng như: Nội bệnh lý, ngoại bệnh lý, Sản phụ khoa, Nhi khoa, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, lao, da liễu, thần kinh, pháp y, Tâm thần, nhãn khoa, tai mũi họng, răng hàm mặt, Phục hồi chức năng, y học cổ truyền…

3. Ngành y tế có được ưa chuộng?

Nghành y tế
Ngành y tế có được ưa chuộng?

Từ xưa đến này, ngành y tế vẫn là một ngành chưa bao giờ hết “hot”. Số lượng thí sinh đăng ký vào ngành y vẫn luôn rất đông. Điều này có lẽ do tầm quan trọng của ngành y với xã hội cũng như những cơ hội hấp dẫn mà ngành y mang đến cho người theo học. Chính vì thế, nên dù theo học ngành y có bao nhiêu khó khăn, vất vả thì đây vẫn là ngành cực kỳ được ưa chuộng.

4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành y tế

Vậy làm sao để xác định bản thân có phù hợp với ngành y tế không? Tham khảo ngay nội dung dưới đây:

  • Ngành y tuyển sinh với mức điểm cao: Thật vậy, ngành y vẫn luôn là một trong những ngành có điểm chuẩn cao nhất mỗi mùa tuyển sinh. Đây cũng không phải là điều quá bất ngờ, vì số lượng thí sinh đăng ký vào ngành đông nên mức độ cạnh tranh vô cùng cao. Thêm vào đó, những kiến thức về y học được đánh giá là khó nên phù hợp với những người có trình độ, tư duy ở mức tốt.
  • Thời gian học ngành y dài: Thời gian đào tạo ngành y hiện nay kéo dài tới 6 năm. Chưa kể, sau khi tốt nghiệp, người theo học có thể học bác sĩ nội trú hoặc học thi lên Thạc sĩ, Tiến sĩ để mở rộng cơ hội cho bản thân. Đây là một khoảng thời gian tương đối dài. Nếu bạn không sẵn sàng đầu tư thời gian, công sức cho việc học thì bạn không nên theo đuổi nghề bác sĩ.
  • Ngành y cần những người kiên trì, cố gắng: Ngoài thời gian học dài, kiến thức đào tạo của ngành y cũng vô cùng khó. Vậy nên, chỉ khi bạn thực sự kiên trì và cố gắng, bạn mới có thể gắn bó lâu dài với nghề.
  • Ngành y phù hợp với những người không biết “sợ”: Là ngành học liên quan trực tiếp tới tính mạng con người nên nếu muốn theo đuổi ngành này, bạn phải thật mạnh mẽ và không biết “sợ”. Dù đối mặt với bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn cũng cần giữ một tâm thế bình tĩnh để vượt qua.
ngành y
Cách xác định bạn có phù hợp với ngành y tế

5. Ngành y tế thi khối gì?

Hiện nay, ngành y tế sử dụng đa dạng các tổ hợp trong quá trình xét tuyển. Điều này góp phần mở ra nhiều cơ hội cho người theo học. Các khối thi cụ thể là:

  • Khối B00: Toán học, Hoá học, Sinh học.
  • Khối A00: Toán học, Vật lý, Hoá học.
  • Khối C08: Ngữ văn, Hoá học, Sinh học.
  • Khối D07: Toán học, Hoá học, Anh văn.
  • Khối B01: Toán học, Sinh học, Lịch sử.
  • Khối B03: Toán học, Ngữ văn, Sinh học.
  • Khối B04: Toán học, Sinh học, GDCD.
  • Khối A02: Toán học, Vật lý, Sinh học.
  • Khối D01: Toán học, Ngữ văn, Anh.

6. Học y tế tại trường nào?

Ngành y tế thi khối gì?
Học y tế tại trường nào?

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều trường đào tạo ngành y tế uy tín, chất lượng mà bạn có thể theo học như:

Trường Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn
2022 2021 2020
Đại học Y Hà Nội B00 28.15 28.85 28.9
Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội B00 27.3 28.15 28.35
Đại học Y Thái Bình B00 26.3 26.9 27.15
Đại học Y Dược Hải Phòng A00
B00
25.6
26.2
25.8
26.9
26
27
Đại học Y Dược – Đại học Huế B00 26.4 27.25 27.55
Đại học Y khoa Vinh B00 24,.75 25.7 25.4
Đại học Quốc tế Hồng Bàng A00, B00, D90, D07 22 22 22
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch B00 25.85 26.35 26.35

7. Học ngành y tế ra trường làm gì?

Học ngành y tế ra trường làm gì?
Học ngành y tế ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành y tế sẽ có cơ hội làm việc ở rất nhiều vị trí khác nhau:

  • Trở thành bác sĩ khám chữa bệnh tại các bệnh viện, cơ sở y tế.
  • Tiếp tục học chuyên sâu lên Thạc sĩ, Tiến sĩ, Bác sĩ nội trú… và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngành y.
  • Làm việc ở Bộ y tế hay trong các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý ngành khoa học sức khỏe cũng như các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe.
  • Hỗ trợ các bác sĩ trong công tác khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế.
  • Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng.
  • Mở phòng khám riêng.

8. Mức lương dành cho ngành y tế

Hiện nay, mức lương trung bình của người làm trong ngành y là khoảng 6 – 8 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên mức lương này có thể lên đến 10 triệu đồng/ tháng nếu các bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 3 năm trở lên tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế.

Đây không được coi là “con số” quá cao. Tuy nhiên, cơ hội mà ngành y mang đến cho người làm nghề lại cực kỳ hấp dẫn. Sau khi tích lũy được kinh nghiệm và kiến thức vừa đủ, bạn hoàn toàn có thể mở các cơ sở phòng khám riêng. Mức thu nhập mà bạn nhận được từ công việc ngoài là không giới hạn.

Hy vọng những thông tin về ngành y tế trên đây sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân. Chúc các bạn thành công với ước mơ của mình.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: