Tái tuyển dụng là một trong những chính sách sự được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp hiện nay. Vậy bạn đã hiểu về khái niệm tái tuyển dụng là gì chưa? Liệu doanh nghiệp có nên tái tuyển dụng nhân viên cũ hay không? Để giải đáp cho những thắc mắc này, mời các bạn đọc bài viết dưới đây của JobsGO nhé.
Mục lục
Khái niệm tái tuyển dụng là gì?
Tái tuyển dụng có thể hiểu là hình thức tuyển lại các nhân viên cũ, đã từng làm việc cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định nhưng vì lý do nào đó nên họ đã nghỉ việc.
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đưa ra chính sách này, thoải mái tuyển lại những nhân viên cũ cho các vị trí việc làm nếu cảm thấy phù hợp. Tuy nhiên, cũng có một số đơn vị còn khá khắt khe trong vấn đề này và chỉ chấp nhận tái tuyển dụng nội bộ. Điều này có nghĩa là họ sẽ chỉ đồng ý cho nhân viên nghỉ việc ở bộ phận này và chuyển sang bộ phận khác tiếp tục làm việc.
👉 Xem thêm: Quy trình tuyển dụng: Nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên như thế nào?
Doanh nghiệp có nên tái tuyển dụng nhân viên cũ hay không?
Việc tái tuyển dụng nhân viên cũ có nên hay không? Doanh nghiệp sẽ được và mất những gì khi áp dụng hình thức này? Đây có lẽ cũng là vấn đề được nhiều nhà quản lý băn khoăn.
Lợi ích khi tái tuyển dụng nhân viên cũ
Thực tế, việc tái tuyển dụng nhân viên cũ cũng mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích khác nhau như:
- Giúp rút ngắn thời gian tuyển, đào tạo, thậm chí họ còn có thể bắt đầu công việc ngay vì đã có kinh nghiệm lâu năm, hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp, nội quy, nắm được những vấn đề cơ bản trong công việc.
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tuyển dụng như chạy quảng cáo, hợp tác với các đơn vị hỗ trợ tuyển dụng khác. Thay vào đó, bộ phận HR chỉ cần đăng tin tuyển dụng lên website, fanpage của mình hay dựa vào mối quan hệ với chính các nhân viên đang làm việc tại công ty, họ sẽ truyền thông tin để giúp tìm ứng viên.
- Tái tuyển dụng nhân viên cũ sẽ giúp nhân viên có thể dễ hòa nhập với công ty, hòa đồng với mọi người, ghi nhớ được thông tin, sở thích khách hàng,… từ đó mang đến chất lượng công việc cao.
👉 Xem thêm: tuyển dụng Chuyên Viên Tuyển Dụng
Hạn chế khi tái tuyển dụng nhân viên cũ
Mặc dù có khá nhiều lợi ích, song hình thức tái tuyển dụng nhân viên cũ này cũng còn tồn tại một số hạn chế mà doanh nghiệp nên lưu ý:
- Nhân viên cũ đã từng rời đi vì một lý do nào đó và rất có thể sau này họ sẽ vẫn tiếp tục làm như vậy. Điều này lại càng khiến doanh nghiệp tốn thêm thời gian để tìm kiếm người thay thế.
- Tái tuyển dụng nhân viên cũ có thể sẽ tạo tiền lệ không tốt đối với các nhân viên hiện tại. Họ sẽ hình thành suy nghĩ, đã nghỉ việc rồi vẫn có thể ứng tuyển để quay trở lại.
- Đối với các trường hợp nhân viên cũ nghỉ việc vì những bất đồng quan điểm, mâu thuẫn với đồng nghiệp, vi phạm kỷ luật, không phù hợp với văn hóa công ty,… thì việc quy trở lại sẽ càng khiến cho bộ máy hoạt động của doanh nghiệp trở nên xáo trộn.
Như vậy, liệu có nên tái tuyển dụng nhân viên cũ hay không? Thực tế, tùy vào từng cơ chế, chính sách mà các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định phù hợp. Nếu các đơn vị không quá lo ngại về các hạn chế trên thì việc tái tuyển dụng nhân viên cũ không phải là vấn đề.
👉 Xem thêm: Tuyển dụng qua cuộc thi: Tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Những lưu ý khi tái tuyển dụng nhân viên cũ
Để việc tái tuyển dụng nhân viên cũ đạt hiệu quả tốt và tình trạng cũ không tiếp tục diễn ra, doanh nghiệp sẽ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Tìm hiểu lý do nhân viên cũ nghỉ việc
Hiểu rõ về nguyên nhân khiến các nhân viên cũ rời đi là điều quan trọng mà chắc chắn doanh nghiệp cần phải nắm rõ. Đối với một số lý do bất khả kháng như vấn đề sức khỏe, việc gia đình,… và nhân viên đó đã từng làm việc rất tốt trong quá khứ thì việc quay trở lại là điều tốt.
Tuy nhiên, nếu trước đó, họ nghỉ việc vì bất mãn với sếp, công ty, văn hóa không phù hợp, chế độ lương thưởng thấp,… thì doanh nghiệp sẽ cần cân nhắc, đảm bảo được các vấn đề đó đều đã được giải quyết trước khi nhân viên cũ ứng tuyển lại.
Đánh giá lại toàn diện
Để không mắc sai lầm trong tái tuyển dụng nhân viên cũ, doanh nghiệp cần phải có cuộc kiểm tra, đánh giá toàn diện. Cụ thể đó là đánh giá về năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, khả năng làm việc hiệu quả, mối quan hệ với mọi người, thái độ làm việc,… Nếu kết quả đánh giá của nhân viên cũ tốt hơn ứng viên mới thì doanh nghiệp có thể xem xét tuyển dụng lại.
Thông báo những thay đổi mới trong công ty
Trong thời gian nhân viên cũ nghỉ việc, có thể công ty đã có nhiều thay đổi về văn hóa, cách thức hoạt động, các quy định,… Do đó, trước khi đưa ra quyết định, người quản lý, HR sẽ cần trao đổi rõ ràng, chi tiết, thông báo cho nhân viên cũ về những thay đổi đó, đảm bảo họ hài lòng, chấp nhận và không tiếp tục xin nghỉ sau này.
👉 Xem thêm: Tìm việc làm nhân viên tuyển dụng
Thử việc công khai, giám sát quá trình làm việc
Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ cần để nhân viên cũ thử việc công khai, bắt đầu như một nhân viên mới. Đồng thời, trong quá trình họ làm việc, cần có người kiểm tra, giám sát, đảm bảo họ làm việc hiệu quả, mang lại những thành tích, giá trị tốt hơn trong quá khứ.
👉 Xem thêm: [Khám phá] Cách hoạt động của ATS trong quy trình quản lý tuyển dụng
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu về tái tuyển dụng là gì cùng các lưu ý khi áp dụng chính sách này. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nên hay không nên tái tuyển dụng nhân viên cũ nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)