Trong các dự án xây dựng công trình công lập hiện nay không thể thiếu đi ban quản lý dự án? Vậy, ban quản lý dự án là gì? Chức năng, nhiệm vụ của nó trong lĩnh vực xây dựng như thế nào? Quy trình về thành lập và cơ cấu tổ chức ra sao? Tất cả sẽ có trong chia sẻ tại bài viết dưới đây.
Mục lục
Tìm hiểu ban quản lý dự án là gì?
Ban quản lý dự án là một tổ chức sự nghiệp công lập, được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc đảm bảo về kinh phí hoạt động và những quy định theo luật ban hành. Vậy, Ban quản lý dự án chuyên ngành là gì? Nó là một tổ chức quan trọng trong chuyên ngành xây dựng hiện nay.
Ban quản lý dự án hiện nay được phân thành các loại như:
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành.
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực.
Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án là hai bộ phận chính mà bất kỳ loại nào trong 2 loại ở trên cùng cần phải có. . Trong đó, kỹ sư thủy lợi là gì cũng là một câu hỏi đáng chú ý, bởi vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các dự án xây dựng liên quan đến hạ tầng thủy lợi được thực hiện hiệu quả và bền vững.
Trong lĩnh vực xây dựng các chức năng của quản lý dự án như thế nào?
Ban lý dự án trong nghề xây dựng hiện nay mang những chức năng như sau:
- Thứ nhất, làm chủ đầu tư đối với các công trình dân dụng, công trình công nghiệp có sử dụng nguồn vốn, nguồn ngân sách nhà nước.
- Thứ hai, ban quản lý dự án sẽ có chức năng trong việc tiếp nhận nguồn vốn và quản lý nó cho công tác đầu tư xây dựng theo quy định.
- Thứ ba, nó còn có chức năng thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật pháp.
- Thứ tư, ban quản lý dự án sẽ thực hiện các chức năng khác khi được chủ tỉnh tỉnh giao nhiệm vụ đối với các dự án triển khai tại tỉnh đó.
- Thứ năm, công trình hoàn thành sẽ có nhiệm vụ bàn giao cho chủ quản lý, chủ đầu tư để đưa vào hoạt động.
- Thứ sáu, hoàn thành các nhiệm vụ quản lý dự án khi được yêu cầu hoặc ủy thác từ chủ đầu tư dự án xây dựng.
👉 Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ xin cấp Chứng chỉ Quản lý dự án – Thông tin mới 2021
Giải đáp: Ban quản lý dự án xây dựng có nhiệm vụ gì?
Ban quản lý dự án trong các công trình xây dựng hiện nay đảm nhận những nhiệm vụ như sau:
- Một là, được chủ đầu tư giao trách nhiệm làm chủ một dự án.
- Hai là, thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với dự án xây dựng, tư vấn các vấn đề liên quan khi cần thiết.
- Ba là, ban quản lý xây dựng chuyên ngành có nhiệm vụ quản lý trực tiếp các dự án và thực hiện các công việc khác có liên quan.
- Bốn là, bàn giao công trình sau khi hoàn thiện cho các đơn vị, cơ quan để đưa vào sử dụng, vận hành chúng.
- Năm là, thực hiện việc tư vấn quản lý cho các dự án khác khi có yêu cầu.
Đó là những nhiệm vụ mà một ban quản lý dự án cần thực hiện, vậy vấn đề thành lập sẽ như thế nào? Đọc thông tin chia sẻ tiếp theo để hiểu hơn nhé!
Thông tin về thành lập Ban quản lý dự án như thế nào?
Việc thành lập ban quản lý dự án công trình xây dựng hiện nay thuộc thẩm quyền của:
- Thủ trưởng của các cơ quan ngang hàng với cấp Bộ theo lĩnh vực quản lý phù hợp hoặc theo yêu cầu xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất tại các vùng và các khu vực đó.
- Chủ tịch tỉnh, thành phố thuộc trung ương có quyền thành lập ban quản lý dự án với nhiệm vụ quản lý cho dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố, địa bàn tỉnh như: công trình giao thông, dân dụng, nông nghiệp, công nghiệp, phát triển nông thôn.
- Chủ tịch quận, huyện.
Tùy thuộc vào tính chất, quy mô và mục tiêu, hạng mục, nơi thực hiện công trình xây dựng mà người có thẩm quyền sẽ thành lập ban quản lý dự án xây dựng phù hợp để thực hiện nhiệm vụ cần thiết của mình.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Chuyên viên dự án
Cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án
Cơ cấu Ban quản lý dự án như thế nào bạn biết không? Đây chắc chắn là một thắc mắc đang được nhiều bạn tìm kiếm đáp án.
Một ban quản lý dự án sẽ có một số phòng bàn như: Ban giám đốc, phòng ban hoạt động theo nhiệm vụ và chức năng cụ thể. Tùy thuộc vào hoạt động thực tế mà số lượng người trong ban quản lý dự án có sự thay đổi sao cho phù hợp và hợp lý nhất, cũng như các phòng ban cũng có sự khác nhau.
Về mặt nhân sự của ban quản lý: Chẳng hạn kế toán trưởng hoặc giám đốc của dự án có thể bị miễn nhiệm hoặc được bổ nhiệm mới do chủ thể có thẩm quyền thành lập quyết định.
Như vậy, bài viết này đã giúp các bạn hiểu ban quản lý dự án là gì rồi đúng không? Các kiến thức về vai trò, nhiệm vụ, quy định thành lập và cơ cấu đã được gửi đến bạn chi tiết và đầy đủ nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với các bạn nhé.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Trưởng phòng đấu thầu
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)