Streamer Là Gì? Họ Kiếm Tiền Như Thế Nào? Thu Nhập Bao Nhiêu?

4.5/5 - (2 votes)

Streamer là một trong những nghề đang rất hot, được nhiều bạn trẻ lựa chọn, theo đuổi hiện nay. Vậy hiểu cụ thể nghề streamer là gì? Streamer là làm gì? Nghề này kiếm tiền như thế nào? Cơ hội – thách thức đối với nghề ra sao? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây, cùng đọc để biết thêm thông tin bạn nhé.

Mục lục

1. Streamer Là Gì? Nghề Streamer Là Gì?

Streamer là người thực hiện hoạt động phát sóng trực tiếp (livestream) trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitch, Tiktok,… Nội dung mà họ truyền tải có thể liên quan đến hoạt động chơi trò chơi điện tử, cover bài hát hay bình luận về vấn đề nào đó đang “rầm rộ” trên mạng xã hội.

Nghề streamer đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt, sự sáng tạo và kiên trì để xây dựng cộng đồng người xem trung thành. Các streamer thường kiếm tiền thông qua quảng cáo, tài trợ, đóng góp từ người xem,… trên nền tảng họ sử dụng. Đây là một nghề nghiệp mới nổi trong thời đại kỹ thuật số, mang lại cơ hội cho những người có đam mê và tài năng trong lĩnh vực giải trí trực tuyến.

Streamer Là Gì? Nghề Streamer Là Gì?

Công việc của streamer cũng diễn ra bình thường 8 tiếng/ngày, chỉ khác là họ phải ngồi liên tục trước máy tính và có thể cần làm ca đêm để phục vụ nhu cầu xem của mọi người.

Xem thêm: Nghề idol livestream là gì?

2. Tại Sao Nghề Streamer Lại Phổ Biến?

Nghề streamer ngày càng phổ biến do nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể đó là:

2.1 Sự Phát Triển Của Công Nghệ Và Các Nền Tảng Trực Tuyến

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và sự ra đời của các nền tảng trực tuyến đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề streamer phát triển mạnh mẽ. Băng thông internet ngày càng rộng và ổn định, cùng với sự phổ biến của các thiết bị thông minh, đã giúp việc phát sóng trực tiếp trở nên dễ dàng và chất lượng hơn.

Các nền tảng như Twitch, YouTube Live, Facebook Gaming, Tiktok,… không ngừng cải tiến, cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ streamer trong việc tương tác với người xem và kiếm tiền. Điều này tạo ra một môi trường lý tưởng cho những người muốn theo đuổi nghề streamer, cho phép họ tiếp cận với khán giả toàn cầu mà không cần đầu tư quá nhiều vào trang thiết bị hay cơ sở hạ tầng.

2.2 Ảnh Hưởng Của Mạng Xã Hội

Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phổ biến của nghề streamer. Các nền tảng như Instagram, TikTok, Twitter giúp streamer dễ dàng quảng bá nội dung, tăng độ nhận diện thương hiệu cá nhân và tương tác với người hâm mộ.

Sự lan truyền nhanh chóng của thông tin trên mạng xã hội cũng góp phần tạo ra hiện tượng viral, giúp các streamer nổi tiếng trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, mạng xã hội còn tạo ra cộng đồng người hâm mộ gắn kết, nơi các streamer có thể xây dựng mối quan hệ bền vững với khán giả của mình. Điều này không chỉ giúp tăng lượng người xem mà còn tạo ra cơ hội hợp tác với các thương hiệu, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của streamer.

2.3 Thu Nhập Hấp Dẫn

Một trong những lý do chính khiến nghề streamer trở nên phổ biến là tiềm năng thu nhập hấp dẫn. Các streamer thành công có thể kiếm được số tiền lớn từ nhiều nguồn khác nhau như quảng cáo, tài trợ, đóng góp từ người xem, bán hàng hóa và dịch vụ.

Với sự gia tăng của nền kinh tế người sáng tạo, nhiều thương hiệu sẵn sàng đầu tư vào influencer marketing, tạo ra cơ hội hợp tác béo bở cho các streamer. Những câu chuyện thành công về streamer kiếm được hàng triệu đô la mỗi năm đã truyền cảm hứng cho nhiều người theo đuổi nghề nghiệp này.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải ai cũng có thể đạt được mức thu nhập cao và thành công trong lĩnh vực này đòi hỏi sự nỗ lực, sáng tạo, kiên trì lâu dài.

2.4 Cơ Hội Nghề Nghiệp Tốt

Nghề streamer mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong thời đại số. Đây không chỉ là một công việc đơn thuần mà còn là bàn đạp để phát triển sự nghiệp đa dạng trong lĩnh vực giải trí và truyền thông kỹ thuật số.

Nhiều streamer thành công đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như sản xuất nội dung, quản lý sự kiện, tư vấn marketing, thậm chí là khởi nghiệp với các dự án kinh doanh riêng. Sự linh hoạt trong công việc cũng là một ưu điểm lớn, cho phép streamer làm việc từ bất kỳ đâu và quản lý thời gian theo ý muốn.

Bên cạnh đó, kỹ năng tích lũy được từ việc streaming như giao tiếp, sản xuất nội dung, quản lý cộng đồng đều là những kỹ năng có giá trị cao trong nhiều ngành nghề khác, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nghề nghiệp lâu dài.

3. Cơ Hội & Thách Thức Của Nghề Streamer

Cơ Hội & Thách Thức Của Nghề Streamer

Với sự bùng nổ của công nghệ như hiện nay, nghề streamer có rất nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ. Song đi đôi với nó cũng là nhiều thách thức, đòi hỏi các streamer phải thực sự cố gắng, nỗ lực để vượt qua. Vậy hãy cùng JobsGO tìm hiểu rõ hơn về những cơ hội, thách thức của nghề này nhé.

3.1 Cơ Hội

Nhiều “Đất Diễn”

Có thể nói, khi Internet, công nghệ phát triển thì nghề streamer lại càng có nhiều cơ hội để đi lên. Bạn không cần phải miệt mài gửi CV đi xin việc khắp nơi, lo lắng vì không ai tuyển dụng. Chỉ cần có khả năng giao tiếp, nói chuyện hay, dẫn dắt tốt và có thiết bị kết nối, livestream là bạn hoàn toàn có thể làm việc. Môi trường mạng cũng luôn rộng mở, cho bạn những cơ hội để phát triển, theo đuổi đam mê của mình.

Công Việc Tự Do, Linh Hoạt

Làm streamer, bạn sẽ được thoải mái, tự do về thời gian, không gian làm việc. Tùy vào từng lĩnh vực mình theo đuổi mà bạn có thể lựa chọn khung giờ để livestream phù hợp, thu hút được đông đảo người xem.

Thường thì các streamer sẽ làm việc buổi tối nhiều hơn, vì khi đó khán giả sẽ có nhiều thời gian để lướt mạng xã hội, xem các livestream. Vì vậy mà công việc này sẽ rất phù hợp với ai ngại phải dậy sớm đi làm đó nhé.

Thu Nhập Khủng

Streamer là nghề được đánh giá có thu nhập vô cùng hấp dẫn với những con số “không tưởng”. Không cần phải sáng dậy sớm, tối về muộn, chỉ cần ngồi livestream chơi game, hát hò, bình luận về các vấn đề xã hội,… nhưng bạn vẫn có khả năng kiếm tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng/tháng. Thậm chí, có những streamer còn có thu nhập đến lên hàng tỷ đồng/tháng nếu có độ “hot” cao.

Xem thêm: Nghề Youtuber là gì?

3.2 Thách Thức

Thu Nhập Ban Đầu Không Cao

Với những bạn mới bắt đầu vào nghề, chưa có kinh nghiệm và lượng khán giản, fan nhất định thì chắc chắn thu nhập sẽ rất thấp. Trong khi đó, chi phí để mua các thiết bị và thời gian bỏ ra cho các buổi livestream lại khá nhiều.

Công Việc Bấp Bênh, Không Ổn Định

Làm streamer, bạn không thể đảm bảo được số lượng người sẽ theo dõi buổi livestream của mình. Cùng một giờ phát sóng trực tiếp nhưng vì có những sự kiện khác hot hơn, nội dung của bạn không còn thú vị, khán giả bận việc cá nhân,… nên lượt xem bị giảm. Tất cả những điều này khiến cho thu nhập của bạn bị ảnh hưởng và không ổn định.

Nhiều Định Kiến Xã Hội

Nhiều người nói làm nghề streamer “nắng không thấy mặt, mưa không tới đầu”. Thật vậy, vì làm công việc này, bạn dường như sẽ chỉ ở trong nhà, không lên văn phòng hay ra ngoài xã hội nếu không cần thiết. Hơn nữa, vì đây là một nghề còn khá mới nên không được nhiều người công nhận. Có những định kiến không hay về nghề streamer như “suốt ngày chỉ cắm đầu vào máy tính”, ‘chỉ thấy chơi game”, “việc làm bấp bênh”,…

Thời Gian Làm Việc Thất Thường

Như đã nói, nghề streamer chủ yếu sẽ làm việc ca đêm để đảm bảo có nhiều người theo dõi. Vì vậy mà thời gian của những người làm nghề này sẽ bị đảo lộn, đôi khi là “ngày ngủ đêm cày”. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chế độ sinh hoạt cũng như sức khỏe.

Nhận Nhiều Chỉ Trích

Khi làm nghề streamer, đôi khi các bạn sẽ phải nhận về những bình luận không hay, lời chỉ trích chỉ vì có những phát ngôn không đúng ý khán giả. Và nếu các bạn không vững tinh thần thì sẽ rất dễ suy nghĩ nhiều, vừa ảnh hưởng đến công việc, vừa gây hại cho sức khỏe.

Xem thêm: Có thể stream lĩnh vực tư vấn tài chính không?

4. Streamer Kiếm Tiền Như Thế Nào?

Nhiều người thắc mắc chỉ livestream, chơi game, bình luận thì streamer sẽ nhận tiền từ đâu? Vậy thì hôm nay JobsGO sẽ giúp các bạn giải đáp streamer kiếm tiền như thế nào nhé!

Streamer Kiếm Tiền Như Thế Nào?

4.1 Nhận Donate/Tips

Hiện nay, hầu hết các nền tảng, trang web phát trực tiếp đều cho phép các streamer kiếm tiền từ việc nhận donate/tips của fan. Ví dụ như:

  • Youtube có dịch vụ tips chính là Super Chat. Theo đó, người xem có thể mua bộ hoạt ảnh trò chuyện – Super Stickers.
  • Twitch cho phép người xem ủng hộ streamer bằng việc sử dụng Bits – một công cụ ảo của nền tảng. Với mỗi lượt Bit người xem bỏ ra, streamer sẽ nhận được số tiền nhất định.
  • Facebook có dịch vụ tặng Stars cho streamer và mỗi lần như vậy, streamer cúng ẽ nhận được tiền.
  • Tiktok: khi livestream trên tiktok sẽ có phần nhận quà tặng, nếu streamer nhận được càng nhiều quà thì số tiền quy đổi ra sẽ càng lớn.

4.2 Hợp Tác Với Bên Thứ 3

Đây cũng là cách kiếm tiền được nhiều streamer sử dụng. Họ không thích tham gia trực tiếp vào các chương trình mà nền tảng cung cấp nên lựa chọn để bên thứ 3 quản lý các dịch vụ donate, chương trình đăng ký từ mọi nền tảng,…

Một số bên đối tác thứ 3 được nhiều streamer yêu thích như:

  • Patreon: đây là một hình thức cho phép các streamer có thể nhận được tiền thông qua cộng đồng fan. Patreon chủ yếu hỗ trợ streamer trên nền tảng Youtube, giúp họ kiếm tiền từ việc donate/đăng ký kênh.
  • Streamlabs: đây là ứng dụng tích hợp Widgets với các công cụ phát sóng trực tuyến như Twitch, Youtube, Mixer, Facebook,…
  • Gofundme/Kickstarter: đây là các website hỗ trợ kiếm tiền từ việc kêu gọi tài trợ cho một dự án. Nếu như các streamer đang có một dự án và thiếu tài trợ thì có thể tìm kiếm ở đây.

4.3 Quảng Cáo

Khi đã có lượng fan nhất định, nhiều người theo dõi thì streamer có thể nhận quảng cáo từ các thương hiệu, doanh nghiệp. Theo đó, bạn sẽ hợp tác để hiển thị các banner quảng cáo, ghim các bình luận dưới livestream. Lượng người xem càng cao, nhấp vào quảng cáo càng nhiều thì thu nhập của bạn sẽ càng lớn.

Ngoài ra, cũng sẽ có một số hình thức quảng cáo khác như là Facebook, Ads, Google Ads,… hiển thị ngẫu nhiên trong quá trình bạn livestream.

4.4 Kiếm Tiền Từ Lượng Người Theo Dõi

Với một số kênh chuyên về livestream thì các streamer còn có thể kiếm được tiền từ lượng người theo dõi. Chẳng hạn như là Bigo, Twitch, Nimo TV,…, nếu bạn có càng nhiều người theo dõi thì thu nhập sẽ càng lớn.

4.5 Trở Thành Bình Luận Viên

Với những streamer giỏi, am hiểu chuyên sâu về game thì còn có thể được mời tham gia bình luận trực tiếp cho các giải đấu game. Và chắc chắn bạn sẽ có thể kiếm được tiền từ các buổi bình luận đó. Lúc này, catse sẽ được thỏa thuận ngay từ đầu, tính theo thời gian tham gia bình luận chứ không đơn giản chỉ là lượng người theo dõi nữa.

Xem thêm: KOL là nghề gì? KOL và Influencer liệu có giống nhau?

4.6 Tài Trợ Từ Nền Tảng Streaming

Các nền tảng streaming lớn như Twitch, YouTube, Facebook Gaming,… thường có chương trình đối tác dành cho các streamer đủ điều kiện. Thông qua các chương trình này, streamer có thể nhận được một phần doanh thu từ quảng cáo hiển thị trong stream của họ.

Thêm vào đó, nhiều nền tảng cung cấp các công cụ cho phép người xem ủng hộ streamer trực tiếp, như donations hay bits trên Twitch, Super Chat trên YouTube. Các nền tảng thường chia sẻ hoa hồng từ những khoản đóng góp này cho streamer. Một số nền tảng còn có chương trình đăng ký kênh trả phí, trong đó streamer nhận được phần trăm doanh thu từ phí đăng ký hàng tháng của người xem. Điều quan trọng là streamer cần đáp ứng và duy trì các yêu cầu cụ thể về số lượng người xem, giờ phát sóng, chất lượng nội dung để tham gia và hưởng lợi từ các chương trình này.

4.7 Bán Sản Phẩm

Bán sản phẩm là một cách hiệu quả để streamer đa dạng hóa nguồn thu nhập và tăng cường kết nối với cộng đồng người hâm mộ. Nhiều streamer tạo ra và bán các sản phẩm mang thương hiệu cá nhân như áo phông, mũ, cốc hoặc các vật phẩm độc đáo liên quan đến nội dung stream của họ.

Một số streamer còn phát triển và bán các sản phẩm số như khóa học online, ebook, nội dung độc quyền. Việc này không chỉ tạo ra nguồn thu nhập bổ sung mà còn giúp xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ hơn.

Để thành công trong việc bán sản phẩm, streamer cần hiểu rõ nhu cầu và sở thích của cộng đồng người xem, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm để duy trì lòng tin và sự ủng hộ lâu dài từ fan.

Xem thêm: Influencer là gì?

5. Các Bước Trở Thành Một Streamer?

Các Bước Trở Thành Một Streamer?

Để trở thành một streamer, bạn cần thực hiện một số bước quan trọng sau đây:

5.1 Lựa Chọn Thị Trường Ngách

Việc chọn một thị trường ngách phù hợp là bước đầu tiên và quan trọng để trở thành streamer. Thị trường ngách là một phân khúc cụ thể trong thị trường lớn, nơi bạn có thể tập trung và phát triển chuyên môn.

Để chọn được thị trường ngách phù hợp, bạn cần xem xét sở thích, kỹ năng và kiến thức của mình. Đồng thời, bạn phải nghiên cứu về nhu cầu của khán giả và mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực đó. Ví dụ, thay vì chỉ stream game nói chung, bạn có thể tập trung vào một thể loại game cụ thể hoặc kết hợp chơi game với giáo dục. Việc chọn đúng thị trường ngách sẽ giúp bạn xây dựng được cộng đồng người xem trung thành và tạo ra nội dung độc đáo, khác biệt so với các streamer khác.

5.2 Chọn Nền Tảng, Phần Mềm Streaming

Các nền tảng phổ biến như Twitch, YouTube Live, Facebook Gaming,… đều có ưu và nhược điểm riêng. Bạn hãy nghiên cứu kỹ về đặc điểm của từng nền tảng, bao gồm cộng đồng người dùng, chính sách monetization và các tính năng hỗ trợ streamer.

Về phần mềm streaming, có nhiều lựa chọn như OBS Studio, Streamlabs OBS, XSplit. Mỗi phần mềm có giao diện và tính năng khác nhau, vì vậy bạn hãy thử nghiệm để tìm ra phần mềm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Bạn cũng cần chú ý đến khả năng tương thích giữa phần mềm và nền tảng bạn chọn để đảm bảo quá trình streaming diễn ra suôn sẻ.

5.3 Chuẩn Bị Đầy Đủ Thiết Bị

Để đảm bảo chất lượng stream tốt, việc chuẩn bị đầy đủ thiết bị là không thể thiếu. Những thiết bị cơ bản cần có bao gồm một máy tính đủ mạnh để xử lý việc streaming, một webcam chất lượng cao để ghi hình và một microphone tốt để đảm bảo âm thanh rõ ràng. Tùy thuộc vào loại nội dung bạn stream, bạn có thể cần thêm các thiết bị khác như đèn chiếu sáng, màn hình xanh (green screen) để tạo hiệu ứng nền, hay các thiết bị chuyên dụng cho game streaming.

Đầu tư vào thiết bị chất lượng từ đầu sẽ giúp bạn tạo ra nội dung chuyên nghiệp và thu hút người xem hiệu quả hơn.

5.4 Chuẩn Bị Nội Dung

Nội dung chính là yếu tố quyết định sự thành công của một streamer. Việc chuẩn bị nội dung kỹ lưỡng sẽ giúp stream của bạn hấp dẫn và chuyên nghiệp hơn.

Bạn hãy bắt đầu bằng việc lên kế hoạch chi tiết cho mỗi buổi stream, bao gồm chủ đề chính, các hoạt động sẽ thực hiện và thời gian dự kiến cho từng phần. Biên tập viên cần nghiên cứu và thu thập thông tin liên quan đến chủ đề của bạn để có thể tương tác tốt với người xem.

Bạn cần chuẩn bị sẵn một số câu chuyện, anecdotes hoặc thông tin thú vị để lấp đầy các khoảng trống trong stream. Đồng thời, hãy suy nghĩ về cách bạn sẽ tương tác với người xem, trả lời câu hỏi và xử lý các tình huống bất ngờ. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tự tin hơn và tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người xem.

>>>Tìm hiểu thêm: Nghề biên tập viên là gì?

5.5 Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân là một bước quan trọng để tạo dựng sự khác biệt và thu hút người xem trung thành. Bạn cần:

  • Xác định phong cách và giá trị cốt lõi của mình với tư cách là một streamer.
  • Tạo ra một hình ảnh nhận diện thương hiệu nhất quán, bao gồm logo, banner, các yếu tố đồ họa khác để sử dụng trên các nền tảng streaming và mạng xã hội.
  • Phát triển một giọng điệu và cách giao tiếp độc đáo khi tương tác với người xem.
  • Xây dựng một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn về lý do bạn bắt đầu streaming và mục tiêu của bạn.
  • Duy trì sự nhất quán trong việc lên lịch stream và chất lượng nội dung để xây dựng lòng tin với người xem.
  • Mở rộng sự hiện diện của bạn trên các nền tảng mạng xã hội khác để tăng cường kết nối với cộng đồng và quảng bá thương hiệu của bạn.

6. Làm Nghề Streamer Cần Những Gì?

Nếu nghe qua, nhiều người sẽ nghĩ rằng làm nghề streamer là rất dễ. Tuy nhiên, để theo đuổi nghề này, các bạn sẽ cần chuẩn bị cũng như đảm bảo được những vấn đề sau:

6.1 Đảm Bảo Internet Ổn Định

Một kết nối internet ổn định là yếu tố then chốt trong nghề streamer. Đường truyền internet chất lượng cao không chỉ đảm bảo stream diễn ra liên tục, không bị gián đoạn mà còn giúp duy trì chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt nhất.

Bạn nên đầu tư vào gói cước internet tốc độ cao, ưu tiên đường truyền cáp quang và có băng thông đủ lớn. Ngoài ra, việc sử dụng kết nối có dây thay vì Wifi cũng giúp tăng độ ổn định.

Nhiều streamer chuyên nghiệp còn chuẩn bị đường truyền dự phòng để đối phó với các sự cố bất ngờ. Một kết nối internet ổn định không chỉ nâng cao trải nghiệm cho người xem mà còn giúp bạn tập trung vào nội dung mà không phải lo lắng về vấn đề kỹ thuật.

6.2 Duy Trì Thường Xuyên

Làm nghề này rất thoải mái, tự do, nhưng không phải vì vậy mà bạn thích làm, thích nghỉ lúc nào cũng được. Muốn có được lượng người theo dõi lớn, ổn định thì bạn buộc phải duy trì các hoạt động thường xuyên.

Ví dụ như là thời gian lên sóng, bạn hãy tạo thói quen cho khán giả bằng việc lên livestream đều đặn 21 hay 22h mỗi ngày. Hay các nội dung truyền tải cũng cần thống nhất, xuyên suốt, đừng đưa ra những nội dung không thú vị, thiếu nhất quán nhé.

6.3 Có Khả Năng Giao Tiếp Xã Hội Tốt

Tính chất của nghề streamer là phải thường xuyên trò chuyện, giao tiếp với khán giả, công chúng. Vì vậy mà bạn bắt buộc sẽ phải có kỹ năng giao tiếp tốt, có thể dẫn dắt câu chuyện, kết nối với mọi người.

Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp để thành công

6.4 Nội Dung Sáng Tạo

Làm nghề này, yếu tố quan trọng nhất là nội dung. Bạn không thể ngày nào cũng lên chia sẻ 1 vấn đề, câu chuyện nhàm chán, lặp đi lặp lại được. Bạn sẽ cần phải không ngừng sáng tạo, đưa ra những cái hay, cái mới, điều thú vị để thu hút người xem.

6.5 Có Khả Năng Sử Dụng, Xử Lý Thiết Bị Tốt

Để phát triển trong nghề streamer, bạn phải có sự đầu tư, nâng cấp thiết bị hiện đại. Theo đó, bạn cũng cần có khả năng làm việc thành thạo, xử lý các vấn đề liên quan đến thiết bị, phần mềm phục vụ cho công việc livestream của mình.

>>>Đọc thêm: Công việc editor học khối nào?

6.6 Luôn Tiếp Thu, Trau Dồi Kiến Thức

Chơi game hay bình luận thì cũng cần phải cập nhật điều mới. Bạn không thể mãi lạc hậu và chơi các trò đã lỗi thời, không ai quan tâm. Do đó, việc luôn tục học hỏi, cập nhật xu thế, kiến thức mới là điều rất cần thiết nếu muốn phát triển với nghề streamer này.

Ngoài ra với những người thuộc intp-a thì công việc stream có lẽ sẽ rất thuận lơi trong con đường sự nghiệp của họ.

Xem thêm: INTP-A là gì? Người INTP-A có phù hợp với việc làm streamer không?

6.7 Ngoại Hình Ưa Nhìn

Trong thời đại truyền thông hình ảnh, ngoại hình ưa nhìn có thể là một lợi thế cho streamer. Tuy nhiên, “ưa nhìn” ở đây không nhất thiết phải là vẻ đẹp theo tiêu chuẩn thông thường, mà là sự chỉn chu, tươi tắn và phù hợp với phong cách nội dung của bạn. Điều quan trọng là bạn tạo ra một hình ảnh sạch sẽ, gọn gàng và chuyên nghiệp.

Hãy chú ý đến trang phục, kiểu tóc và trang điểm (nếu có) phù hợp với đối tượng khán giả và nội dung stream. Biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng tốt với người xem. Một ngoại hình ưa nhìn, kết hợp với sự tự tin, năng lượng tích cực, sẽ giúp bạn thu hút và giữ chân khán giả hiệu quả hơn.

Làm Nghề Streamer Cần Những Gì?

6.8 Có Dấu Ấn Cá Nhân

Dấu ấn cá nhân là yếu tố giúp streamer nổi bật trong một thị trường ngày càng cạnh tranh. Đây có thể là một đặc điểm độc đáo trong cách nói chuyện, phong cách hài hước riêng biệt hoặc một kỹ năng đặc biệt mà bạn thể hiện trong stream. Việc xây dựng dấu ấn cá nhân đòi hỏi sự tự nhận thức cao về điểm mạnh, sở thích và giá trị cốt lõi của bản thân. Có thể là cách bạn mở đầu mỗi buổi stream, những câu nói cửa miệng, thậm chí là một phong cách đặc trưng xuất hiện trong mỗi video.

Dấu ấn cá nhân không chỉ giúp bạn dễ nhận diện hơn mà còn tạo ra sự gắn kết với khán giả, khiến họ nhớ đến bạn và muốn quay lại xem nhiều hơn. Quan trọng là dấu ấn này phải chân thực và nhất quán, phản ánh đúng con người thật của bạn.

7. Một Số Streamer Nổi Tiếng Tại Việt Nam Hiện Nay

Tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều người theo đuổi nghề streamer, trong đó nổi tiếng phải kể đến những cái tên sau:

  • PewPew (Hoàng Văn Khoa): Đây là cái tên luôn gây bão cộng đồng mạng trong những năm qua, người mang trào lưu streaming đến Việt Nam. Pewpew sinh năm 1991, quê tại Hải Phòng, đi du học ở Úc từ năm lớp 9 và trở về Việt Nam vào năm 2012 với mục tiêu phát triển tựa game Dota 2.
  • Viruss (Đặng Tiến Hoàng): đây cũng là một streamer phát triển cùng thời với Pewpew, nổi tiếng trong cộng đồng game Liên Minh Huyền Thoại. Anh cũng là người đầu tiên thử sức với lĩnh vực stream game trên hệ thống Azubu Stream.
  • Độ Mixi (Phùng Thanh Độ): chàng trai quê Cao Bằng dù chỉ mới nổi khoảng vài năm trở lại đây nhưng cũng đã đạt được rất nhiều thành công trong lĩnh vực streaming. Anh được Pewpew giới thiệu trong cộng đồng game PUBG Việt Nam và tên tuổi cũng lên như diều gặp gió ở giai đoạn 2017 – 2018.
  • Xemesis (Hiếu Nghiêm): đây là 1 trong Bộ tứ streamer quyền lực tại Việt Nam hiện nay. Sau thời gian sống và làm việc ở Anh, Xemesis trở về Việt Nam và gia nhập vào cộng đồng stream game. Anh từng lọt top 23/28023 streamer nổi tiếng nhất thế giới.

Xem thêm: Nghề Tiktoker là gì? Làm thế nào để kiếm tiền từ Tik Tok?

Như vậy, streamer là một nghề mang tính giải trí cao, kết nối cộng đồng và tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, để thành công, đòi hỏi streamer phải có đam mê, kỹ năng và sự đầu tư nghiêm túc. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ nghề streamer là gì và làm sao để có thể phát triển được trong nghề này. JobsGO chúc các bạn thành công.

Câu hỏi thường gặp

1. Streamer Có Cần Bằng Cấp Gì Không?

Không, nghề streamer không yêu cầu bằng cấp cụ thể. Tuy nhiên, kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực bạn stream sẽ rất có ích.

2. Có Giới Hạn Độ Tuổi Để Trở Thành Streamer Không?

Về lý thuyết, không có giới hạn độ tuổi cụ thể. Tuy nhiên, nhiều nền tảng yêu cầu người dùng phải đủ 13 tuổi trở lên để tạo tài khoản.

3. Làm Thế Nào Để Đối Phó Với Các Bình Luận Tiêu Cực Khi Stream?

Bạn hãy giữ bình tĩnh, chuyên nghiệp khi đối mặt với bình luận tiêu cực. Bạn có thể thiết lập quy tắc cộng đồng rõ ràng và không ngần ngại chặn những người có hành vi không phù hợp.

4. Có Cần Đầu Tư Nhiều Tiền Vào Thiết Bị Khi Mới Bắt Đầu Nghề Streamer Không?

Không cần đầu tư quá nhiều khi mới bắt đầu. Hãy tập trung vào việc tạo ra nội dung chất lượng với những gì bạn có, sau đó nâng cấp dần dần khi kênh phát triển.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: