TOP 18 ngành nghề áp lực nhất, căng thẳng nhất

4.5/5 - (1 vote)

Nghề nào cũng có những đặc thù riêng, ngoài việc mang đến nguồn thu nhập cao thì chúng còn chứa đựng cả những nguy hiểm và áp lực chỉ những người trong nghề mới có thể hiểu được. Nếu bạn đang trong giai đoạn lựa chọn hướng đi cho tương lai, hãy tham khảo ngay top 18 ngành nghề áp lực nhất Việt Nam dưới đây.

1. Bác sĩ

Bác sĩ là một trong những công việc có áp lực rất lớn. Người làm nghề này phải luôn giữ một tinh thần tỉnh táo để sẵn sàng giành lại sự sống cho người bệnh. Hơn nữa, làm bác sĩ đồng nghĩa với việc ít có thời gian cho gia đình và bản thân. Hầu hết bác sĩ ngoài giờ khám chữa bệnh trong giờ hành chính thì họ còn phải trực và làm thêm ở cả những ngày nghỉ.

Bác sĩ là một trong những nghề áp lực nhất

Tại nước ta, công việc bác sĩ rất vất vả, số lượng bệnh nhân ngày càng tăng trong khi điều kiện y tế còn chưa đáp ứng kịp. Đổi lại với những vất vả đó thì bác sĩ nhận được một mức nước hàng năm khá cao. Ngoài mức lương cơ bản, bác sĩ còn nhận thêm những khoản trợ cấp khác.

2. Lính cứu hỏa

Đây là một trong những ngành nghề nguy hiểm nhất hiện nay. Người lính cứu hỏa luôn phải trong tình trạng sẵn sàng để đi dập tắt đám cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Công việc này thường xuyên phải đối mặt với sự mất mát và chết chóc nếu họ không kịp dập tắt đám cháy.

Cái chết có thể không đến với họ nhưng rất có thể là đồng đội, là người dân mà họ không kịp cứu thoát. Bị lửa thiêu, nhiễm khói độc,… là những tai nạn thường gặp của lính cứu hỏa.

  • Mức độ áp lực: 99.
  • Mức lương: theo quy định của Nhà nước.

3. Xây dựng

Xây dựng cũng là một trong những ngành nghề áp lực cao hiện nay. Việc xây dựng công trình, hạ tầng, dự án quy mô lớn đòi hỏi sự chính xác tối đa, quản lý tốt và kiểm soát tiến độ chặt chẽ để đảm bảo an toàn, chất lượng. Thời gian và tiến độ thường bị giới hạn, khiến việc duy trì lịch trình trở thành mối quan tâm hàng đầu. Khả năng quản lý tốt về nguồn lực, từ nhân lực đến vật liệu và thiết bị cũng là thách thức không nhỏ với nghề này.

Môi trường xây dựng đầy rẫy nguy cơ, từ công việc đòi hỏi thao tác với máy móc nặng đến các công việc ở độ cao, cùng với sự thay đổi nhanh chóng trong thiết kế và yêu cầu từ khách hàng, đều tạo ra áp lực lớn.

  • Mức độ áp lực: 99.
  • Mức lương trung bình: 13,3 triệu VNĐ/tháng.

4. Công an/cảnh sát/bộ đội

Đây là công việc liên quan trực tiếp tới an ninh xã hội, tới tính mạng của người dân nên có áp lực cực kỳ lớn. Nhiệm vụ của công an, cảnh sát là phòng chống tội phạm, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như: vi phạm luật giao thông, luật kinh doanh, luật hình sự,…

  • Mức độ áp lực: 99
  • Mức lương trung bình: theo quy định của Nhà nước.

5. Phi công

Làm phi công có khá nhiều áp lực

Ở độ cao hàng nghìn kilomet so với mặt đất, phi công là người nắm giữ trong tay sinh mạng của hàng trăm con người. Do đó, mọi sai lầm dù là nhỏ nhất cũng không được phép xảy ra. Hơn nữa, cường độ làm việc của phi công khá cao, lịch trình bay liên lục, thường xuyên phải xa gia đình là những áp lực của nghề phi công.

  • Mức độ áp lực: 98.
  • Mức lương trung bình: 85 triệu VNĐ/tháng.

6. Truyền thông, quan hệ công chúng

Ngành truyền thông, quan hệ công chúng (PR) chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Do đó nhiều người chưa thực sự hiểu về ngành nghề này. Hầu hết mọi người chỉ hiểu môn na công việc này chỉ gói gọn trong việc tạo dựng mối quan hệ với phóng viên để đăng được các tin, bài lên báo chí.

Thế nhưng, thực tế những người làm trong ngành truyền thông, ngành quan hệ công chúng phải luôn tươi cười và tỏ ra thân thiện mọi lúc mọi nơi, kể cả với những người mà họ không ưa. Bên cạnh đó, họ còn phải đưa ra các chiến dịch quan hệ công chúng để PR sản phẩm và phải hay hứng “búa rìu dư luận” khi có rắc rối xảy nào xảy ra. Chuyên viên PR luôn phải sẵn sàng đưa ra các phương án dự phòng để ứng phó với bất cứ thông tin bất lợi nào cho doanh nghiệp của mình.

7. Nhà báo/phóng viên hiện trường

Dù ở bất cứ hiện trường nguy hiểm nào thì phóng viên/nhà báo cũng là những người xông xáo lao đến đầu tiên để lấy được những tin tức chân thật và sớm nhất. Chỉ một chút sơ sẩy thôi là họ có thể gặp nguy hiểm. Nhờ sự dấn thân không ngừng của họ thì mới có thể đưa các vụ việc tiêu cực ra ánh sáng.

Không những thế, làm nghề báo là luôn phải “dỏng tai nghe ngóng” để cập nhật tin tức nhanh nhất bất kể ngày giờ. Cuộc sống của người phóng viên là chuỗi ngày dài tìm kiếm đề tài và bị “deadline dí”.

8. Kế toán/tài chính

Kế toán và tài chính là công việc đòi hỏi sự cẩn thận, tinh tế và nhạy bén cao. Hàng ngày, hàng giờ nhân viên kế toán phải đối mặt với những dãy dài các con số với yêu cầu chính xác cao đến từng dòng, từng cột. Chỉ một sai sót nhỏ thôi sẽ khiến kết quả sai lệch lên đến hàng tỷ đồng.

Hơn thế, hàng tá những quy tắc cần tuân theo và sự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp theo từng tuần, từng tháng đôi khi sẽ khiến bạn muốn phát điên.

Xem thêm: Tuyển dụng nhân viên kế toán

Kế toán/tài chính liên quan nhiều đến con số, dữ liệu nên cũng rất áp lực

9. Tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện là nghề tiêu tiền của thiên hạ. Tuy nhiên, tính chất của công việc lương cao này không hề nhàn hạ như chúng ta tưởng. Chuyên viên/nhân viên tổ chức sự kiện cần phải lên ý tưởng cho sự kiện và tính toán chính xác từng chi tiết trong buổi lễ để không xảy ra bất kỳ sai sót nào. Hơn nữa, các chuyên viên/nhân viên sự kiện luôn phải thực hiện các yêu cầu của khách hàng bất cứ lúc nào, vì thế các phương án dự phòng luôn là điều cần thiết. Chính vì lẽ đó, đây thực sự là một nghề khó nhằn bởi đầu óc lúc nào cũng “căng như dây đàn”.

10. Kỹ thuật

Hiện nay, công nghệ thế giới ngày càng phát triển. Những ứng dụng của khoa học kỹ thuật được áp dụng vào cuộc sống cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đi kèm với đó là sự áp lực của những nhân viên làm trong ngành tự động hóa.

Công nghệ luôn thay đổi từng phút, từng giờ. Chính vì thế, họ luôn phải làm việc trong môi trường với áp lực cao để đưa ra những ý tưởng của mình. Chưa hết, chuyện đối mặt với sự thay đổi ý kiến của khách hàng là điều thường xuyên diễn ra. Một lượng lớn công việc sẽ phải hoàn thành lại từ đầu với hàng ngàn đô la sẽ phải chi trả cho việc đảm bảo an toàn khi làm việc với những thiết bị tiên tiến nhất.

  • Mức độ áp lực: 97.
  • Mức lương trung bình chuyên viên kỹ thuật: 10,4 triệu VNĐ/tháng.

11. Lái xe

Nghề lái xe không phải là một nghề nhàn hạ như mọi người thường nghĩ. Chỉ có những người làm nghề này mới hiểu, nghề này khá vất vả. Họ phải chạy xe thường xuyên ở bất cứ thời gian và điều kiện thời tiết như nào. Có khi, họ còn phải đối mặt với những khách hàng khó tính, khách say rượu… Đặc biệt, nghề lái xe còn là một trong những đối tượng dễ bị cướp hơn bất cứ nghề nào. Điều này khiến họ thường xuyên đối mặt với hình ảnh mệt mỏi áp lực cuộc sống.

Xem thêm: Tuyển dụng nhân viên lái xe

12. Bán hàng

Công việc bán hàng đòi hỏi nhiều kỹ năng chăm sóc khách hàng, tình huống nên chịu nhiều áp lực

Bán hàng là một trong những ngành nghề mang đến áp lực cao do yêu cầu kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và quản lý mối quan hệ khách hàng.

Trước hết, thành công trong bán hàng yêu cầu sự kiên nhẫn và nhạy bén để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó tư vấn và cung cấp giải pháp phù hợp. Áp lực tăng khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và sự biến đổi nhanh chóng của thị trường, đòi hỏi nhân viên bán hàng phải luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng.

  • Mức độ áp lực: 96.
  • Mức lương trung bình: 9,7 triệu VNĐ/tháng.

13. Chăm sóc khách hàng

Nghề chăm sóc khách hàng mang đến nhiều áp lực như phải đối mặt với đa dạng các tình huống, yêu cầu của khách hàng, đồng thời duy trì mối quan hệ tích cực và giải quyết tình huống khó khăn. Việc phải giải quyết khiếu nại, đảm bảo hài lòng và tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỹ năng giao tiếp xuất sắc của người làm nghề này.

  • Mức độ áp lực: 95.
  • Mức lương trung bình: 8,9 triệu VNĐ/tháng.

Xem thêm: Nhân viên chăm sóc khách hàng là gì? Mô tả công việc

14. Nghệ thuật

Nghệ thuật là ngành nghề mặc dù đầy sáng tạo và thú vị, nhưng cũng mang đến nhiều áp lực. Nghệ sĩ phải không ngừng đổi mới để giữ cho tác phẩm luôn mới mẻ. Đánh giá, phản hồi từ khán giả, giới phê bình cũng tạo ra áp lực về giá trị và ý nghĩa của tác phẩm. Áp lực kinh doanh và thị trường là điều không thể bỏ qua đối với nghề này, khi nghệ sĩ phải cân nhắc giữa tạo nghệ thuật và tương tác thị trường.

Bên cạnh đó, không ít nghệ sĩ còn bị áp lực bởi scandal, lùm xùm chuyện đời tư. Làm người của công chúng thực chất không hề dễ dàng chút nào.

  • Mức độ áp lực: 99.
  • Mức lương: Không giới hạn, tùy vào từng công việc cụ thể.

15. Giáo viên

Nhiều người cho rằng giáo viên là nghề rất nhàn. Tuy nhiên, thực tế công việc này lại vô cùng áp lực. Việc phải tương tác với học sinh có nhiều khả năng và phong cách học khác nhau đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong cách giảng dạy. Đồng thời, trách nhiệm về việc giúp đỡ học sinh phát triển và chuẩn bị cho tương lai hay việc thích nghi với thay đổi liên tục trong giáo dục, cập nhật kiến thức mới cũng là những thách thức mà giáo viên phải đối mặt.

  • Mức độ áp lực: 97.
  • Mức lương: Theo quy định Nhà nước.

16. Phân tích tin tức truyền hình

Để trở thành một chuyên gia phân tích, sự hiểu biết là điều quan trọng hàng đầu. Không chỉ cần đọc nhiều và biết nhiều, người làm nghề này cần phải thấu hiểu sâu về những thông tin đó để có khả năng truyền đạt chính xác tới khán giả.

Khi tham gia vào việc sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp, ngoài việc phải xử lý lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn, các nhà phân tích còn cần sự nhanh nhạy để đối phó với các tình huống bất ngờ. Điều này đúng là một thách thức đáng kể, phải không?

  • Mức độ áp lực: 95.
  • Mức lương trung bình: 20 triệu VNĐ/tháng.

17. Vận hành máy móc

Vận hành máy móc – một ngành nghề rất áp lực

Những người vận hành máy móc phải đảm bảo rằng các thiết bị hoạt động hiệu quả, an toàn, phải xử lý kịp thời các vấn đề kỹ thuật không mong muốn để tránh thiệt hại và gián đoạn sản xuất.

Việc hoạt động máy móc có thể đối mặt với những tình huống không ngờ và đòi hỏi khả năng xử lý tình huống nhanh chóng, quyết đoán. Áp lực càng gia tăng trong môi trường sản xuất có tiến độ chặt chẽ, nơi mọi sự gián đoạn có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất toàn bộ.

  • Mức độ áp lực: 95.
  • Mức lương trung bình: 12 triệu VNĐ/tháng.

18. Điều chế thuốc

Điều chế thuốc là một nghề đầy áp lực, yêu cầu độ chính xác tối đa và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình. Người làm nghề điều chế thuốc phải làm việc trong môi trường y tế cẩn thận, đảm bảo sự an toàn và chất lượng của từng loại thuốc. Mọi sai sót nhỏ có thể có hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của con người.

  • Mức độ áp lực: 98.
  • Mức lương trung bình: 20 triệu VNĐ/tháng.

Trên đây là tổng hợp những ngành nghề áp lực nhất hiện nay. Đặc biệt, bạn cần chú ý đến dấu hiệu của bệnh stress nặng để có thể nhận biết và tìm cách giải quyết kịp thời. Mong rằng qua đây, các bạn có thể lựa chọn được cho mình ngành nghề phù hợp nhất để theo đuổi cũng như phát triển sự nghiệp nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: