Mặc dù là một trong những ngành nghề nhận được sự yêu thích của nhiều em học sinh nhưng không phải ai cũng nắm rõ được thông tin đầy đủ về những khối ngành này. Ví dụ như ngành kế toán thi khối nào, điểm chuẩn bao nhiêu? Trong bài viết này, JobsGo sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về ngành kế toán này.
Mục lục
1. Ngành Kế Toán Là Gì?
Ngành kế toán là ngành đào tạo sinh viên kiến thức, kỹ năng trong việc ghi chép, xử lý, cung cấp thông tin về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức nào đó. Đối tượng của kế toán bao gồm: Sự hình thành, thay đổi của tài sản. Nó được thể hiện ở tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Học kế toán ở đâu tốt nhất?
2. Ngành Kế Toán Thi Khối Nào?
Vậy để theo đuổi ngành kế toán bạn cần biết ngành kế toán thi khối nào? Trước tiên đó là tổ hợp môn xét tuyển cùng các trường có đào tạo kế toán.
Ngành kế toán thi khối nào? Dưới đây là tổng hợp kế toán gồm những khối nào được các trường Đại học, Cao đẳng xét tuyển:
- A00 (Toán, Lý, Hóa).
- A01 (Toán, Lý, Anh).
- A02 (Toán, Văn, Lý).
- A10 (Toán, Lý, Giáo dục công dân).
- B00 (Toán, Hóa, Sinh).
- C01 (Toán, Văn, Lý).
- C15(Ngữ văn, Toán, Giáo dục công).
- D01 (Toán, Văn, Anh).
- D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp).
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
- D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh).
- D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh).
- D11 (Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh).
- D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh).
3. Ngành Kế Toán Lấy Bao Nhiêu Điểm?
Bên cạnh việc kế toán xét khối nào thì điểm chuẩn của ngành này tại các trường đại học cũng là vấn đề được nhiều bạn quan tâm. Thông thường, điểm chuẩn của kế toán ở mức khá cao, dao động trong khoảng từ 27 đến 28 điểm. Điều này phản ánh sự cạnh tranh lớn trong việc xét tuyển vào một ngành học được đánh giá là có triển vọng nghề nghiệp tốt.
Mức điểm chuẩn cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường, chất lượng hồ sơ của các ứng viên và kết quả thi đạt được. Tuy nhiên, nhìn chung thí sinh muốn trúng tuyển ngành kế toán cần chuẩn bị một năng lực học tập tốt và nỗ lực cao trong kỳ thi để đạt được điểm số đủ điều kiện trúng tuyển.
4. Phương Thức Xét Tuyển Ngành Kế Toán
Hiện nay phương thức xét tuyển ngành kế toán của các trường đại học khá đa dạng, tạo điều kiện cho nhiều sinh viên theo học. Các phương thức bao gồm:
4.1. Xét Tuyển Theo Học Bạ Trung Học Phổ Thông
- Kết quả học tập của 3 năm
- Kết quả của 3 học kỳ
- Kết quả học tập của năm lớn 12 theo tổ hợp môn đã chọn
- Kết quả học tập của riêng lớp 12
Khi xét tuyển theo học bạ, các bạn không cần quá chú tâm đến điểm thi tốt nghiệp nữa mà chỉ cần điều kiện đủ là đỗ tốt nghiệp. Vì hình thức này sẽ tập trung vào điểm trong học bạ, nó là cả sự cố gắng, nỗ lực trong suốt một quá trình.
4.2. Xét Tuyển Theo Điểm Thi THPTQG
Khi xét theo hình thức này, bạn cần lựa chọn được tổ hợp môn thế mạnh và nhà trường sẽ căn cứ vào điểm thi đạt được để đưa ra mức điểm chuẩn phù hợp.
4.2. Xét Tuyển Thẳng Và Ưu Tiên Tuyển Thẳng
Để xét tuyển thẳng hoặc xét tuyển ưu tiên, buộc các bạn phải đạt được các thành tích thi học sinh hỏi quốc gia nổi bật. Trước khi xét tuyển theo phương pháp này, bạn cũng tham khảo kỹ vì quy chế thay đổi theo từng năm.
>> Xem thêm: Tiếng Anh chuyên ngành kế toán
5. Ngành Kế Toán Học Những Môn Gì?
Kế toán là ngành học có mặt tại hầu khắp các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước. Tuy nhiên, mỗi trường sẽ có phương pháp giảng dạy cũng như các môn học khác nhau nhằm trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức trước khi tốt nghiệp.
Theo đó, ngoài các môn thuộc chương trình giáo dục Đại cương, sinh viên ngành kế toán sẽ được học các môn bao gồm:
- Nguyên lý kế toán
- Kế toán quản trị
- Kế toán chi phí
- Kiểm toán
- Phân tích ngân sách
- Chiến lược kinh doanh
- Kế toán tài chính
- Báo cáo tài chính
- Hệ thông thông tin
- Kế toán quốc tế
- Kinh tế vi mô
- Kế toán quản trị
- Tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp
- Phân tích định lượng
- Quản lý rủi ro
- Kế toán thuế
6. Ngành Kế Toán Gồm Những Chuyên Ngành Nào?
Sau khi có được câu trả lời cho câu hỏi ngành kế toán thi khối nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem ngành học này có những chuyên ngành nào?
6.1. Chuyên Ngành Kế Toán Doanh Nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là ngành học phổ biến thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ hiện nay. Hơn nữa, gần như 100% doanh nghiệp đều cần kế toán nên ngành học này gần như chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tại các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay, sinh viên chuyên ngành kế toán doanh nghiệp sẽ được đào tạo chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị và các kiến thức liên quan đến kế toán nội bộ của công ty. Các môn học của chuyên ngành này cũng tương đối đa dạng, có thể điểm qua như: Tài chính doanh nghiệp, Hệ thống thông tin kế toán nâng cao, Pháp luật về doanh nghiệp, Kế toán tài chính, Nguyên lý kế toán, Phân tích báo cáo tài chính…
Cùng với đó, để có được công việc tốt sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên chuyên ngành này cũng cần nắm chắc quy trình hạch toán nghiệp vụ kế toán, thuế, quy trình tổ chức công tác kế toán, chế độ kế toán,… Nhìn chung là tương đối vất vả và khó khăn so với mặt bằng các việc làm kế toán hiện nay.
Xem thêm: Kế toán doanh nghiệp là gì? Những điều cần biết về công việc
6.2. Chuyên Ngành Kế Toán Công
Đây là ngành học đặc biệt phù hợp với các bạn có mong muốn làm việc và cống hiến trong các cơ quan nhà nước. Khi học ngành kế toán công, người học cần nắm vững quy trình hạch toán nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán, tài chính công, quản lý thu chi ngân sách nhà nước, hệ thống chuẩn mực – chế độ kế toán trong lĩnh vực công và tư,…
Các đơn vị quản lý tài chính công, cơ quan sử dụng kinh phí và nước và không sử dụng kinh phí do nhà nước thành lập là những nơi bạn có thể làm việc sau khi tốt nghiệp ngành kế toán công. Vị trí làm việc cũng vô cùng đa dạng, bạn có thể chọn theo năng lực và sở thích như kế toán ngân sách nhà nước, kế toán thu ngân sách, kế toán quản trị công, kế toán hành chính sự nghiệp,…
Xem thêm: Kế toán công là gì? Thông tin về ngành kế toán công
6.3. Chuyên Ngành Kế Toán Kiểm Toán
Kế toán kiểm toán là chuyên ngành đòi hỏi tính tỉ mỉ cao trong công việc. Các hoạt động phổ biến của ngành học này xoay quanh hoạt động kiểm tra, đánh giá và báo cáo tài chính. Phạm vi của ngành kế kiểm cũng khá rộng, có thể điểm qua như kiểm toán về thông tin, kiểm toán tính quy tắc và kiểm toán hiệu năng, kiểm toán hiệu quả,…
Các môn học của chuyên ngành Kế toán kiểm toán: Kiểm toán căn bản, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm soát nội bộ, Luật doanh nghiệp, Phân tích và thẩm định đầu tư tài chính, Các thị trường và định chế tài chính,…
Ngành học này vất vả, khó nhưng đem đến vô cùng nhiều cơ hội tuyệt vời trong tương lai. Vì vậy, nếu đã lựa chọn, các bạn hãy quyết tâm theo đuổi đến cùng để gặt hái những thành công xứng tầm trong tương lai.
7. Các Trường Đào Tạo Ngành Kế Toán
Số lượng các trường đào tạo ngành kế toán ở nước ta luôn giữ thứ hạng cao đem đến cho các bạn sinh viên, học viên đa dạng lựa chọn. Dưới đây là một số trường đào tạo ngành kế toán nổi bật, bạn có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
7.1. Các Trường Đào Tạo Kế Toán Khu Vực Miền Nam
- Đại học Kinh Tế TP.HCM
- Đại học Ngân Hàng TP.HCM
- Đại học Tài Chính Marketing
- Đại học Sài Gòn
7.2. Các Trường Đào Tạo Kế Toán Khu Vực Miền Trung
- Đại học Thái Bình Dương, Nha Trang
- Đại học Kinh tế Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang.
7.3. Các Trường Đào Tạo Kế Toán Khu Vực Miền Bắc
- Đại học Ngoại Thương
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Đại học Kinh Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Đại học Thương Mại
- Học viện Tài Chính.
8. Học Kế Toán Ra Làm Gì?
Nhiều bạn sinh viên vẫn luôn thắc mắc về vấn đề “học kế toán ra làm gì?”. Trong nội dung này, JobsGO sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nhất về tương lai sau khi tốt nghiệp.
Sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí như sau:
- Kế toán doanh nghiệp
- Kế toán tài chính
- Kế toán quản trị
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán trưởng
- Kế toán bán hàng
- Kế toán kho
- Kế toán nội bộ
- Kế toán công nợ
- Kế toán thuế
- Kế toán khu vực
- Kế toán các đơn vị hành chính
- Kế toán trường học, bệnh viện
- Kế toán ngân hàng, tổ chức tài chính
Với những chia sẻ về ngành kế toán thi khối nào trên đây của JobsGO, mong rằng các bạn học sinh sắp bước vào ngưỡng cửa đại học đã có được cho mình những thông tin hữu ích để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Câu hỏi thường gặp
1. Kế Toán Kiểm Toán Thi Khối Nào?
Để học ngành Kế toán - kiểm toán, thí sinh cần đăng ký thi tổ hợp môn khối A (toán, vật lý, hóa học) hoặc khối A1 (toán, vật lý, tiếng anh). Các môn thi trong hai khối này phù hợp với đặc thù của ngành kế toán - kiểm toán, giúp đánh giá năng lực tư duy logic, phân tích và xử lý số liệu của thí sinh.
2. Thi Kế Toán Có Khó Không?
Có. Đối với nhiều thí sinh, thi môn kế toán được coi là khá khó vì đòi hỏi sự thành thạo trong xử lý số liệu, khả năng phân tích và tính toán logic.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)