Tổng Hợp Các Mẫu CV Kế Toán Chuyên Nghiệp, Ấn Tượng Nhất 2025

4.5/5 - (2 votes)

Kế toán là một trong những nghề rất “hot” hiện nay. Cũng bởi vậy mà sự cạnh tranh việc làm giữa các ứng viên là vô cùng gay gắt. Và để có thể vượt qua những “đối thủ” này, bước đầu tiên bạn sẽ cần tạo được ấn tượng tốt với mẫu CV kế toán độc đáo, thu hút. Vậy cách tạo CV xin việc kế toán như thế nào để tỏa sáng và chinh phục các nhà tuyển dụng? Đọc và tham khảo bài viết dưới đây ngay bạn nhé.

1. Tầm Quan Trọng Của CV Xin Việc Kế Toán

CV xin việc kế toán đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm công việc. Đây là công cụ PR cá nhân hiệu quả, giúp bạn tóm tắt một cách súc tích và ấn tượng về kinh nghiệm, kỹ năng cũng như thành tích chuyên môn của mình. Một CV được chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ giúp bạn nổi bật giữa hàng trăm hồ sơ khác mà còn tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng, tăng cơ hội được mời phỏng vấn.

Trong ngành kế toán, CV thể hiện khả năng tổ chức và trình bày thông tin của bạn. Nó phản ánh sự chuyên nghiệp, kỹ năng phân tích và khả năng xử lý số liệu – những yếu tố cốt lõi mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một kế toán viên. Hơn nữa, CV còn là cơ hội để bạn chứng minh hiểu biết về ngành, thể hiện đam mê với công việc và khả năng đóng góp vào sự phát triển của tổ chức trong tương lai.

Tầm Quan Trọng Của CV Xin Việc Kế Toán

2. CV Xin Việc Kế Toán Đạt Chuẩn Gồm Những Nội Dung Gì?

Một mẫu CV xin việc kế toán sẽ cần đảm bảo được 2 yếu tố là chuẩn và chuyên nghiệp. Vậy yếu tố “chuẩn” ở đây là gì?

Khi tạo CV kế toán, các bạn sẽ cần thể hiện bố cục đầy đủ với những thông tin sau:

  • Giới thiệu sơ lược về bản thân
  • Thông tin cá nhân
  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Kỹ năng chuyên môn
  • Trình độ học vấn
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Chứng chỉ hành nghề
  • Thông tin bổ sung khác (sở thích, người tham chiếu)

Điểm đặc biệt bạn cần lưu ý trong CV kế toán chính là chứng chỉ. Bởi với một số công ty, vị trí kế toán, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn bắt buộc có chứng chỉ. Do đó, bạn đừng quên đưa thông tin này vào (nếu có) để tăng cơ hội trúng tuyển nhé.

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin việc kế toán cực ấn tượng

3. Cách Viết CV Kế Toán Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng

Hiện nay, bạn có thể tạo CV xin việc kế toán cực dễ dàng với sự hỗ trợ của nhiều công cụ, phần mềm hay website hiện đại khác nhau với các phần như sau:

3.1. Thông Tin Cá Nhân

Khi tạo CV kế toán, phần thông tin cá nhân cần được trình bày một cách súc tích và phù hợp. Thay vì liệt kê chi tiết như ngày tháng năm sinh, bạn có thể chỉ đề cập đến tuổi nếu đó là yêu cầu cụ thể của vị trí ứng tuyển. Tương tự, địa chỉ cư trú nên được tóm tắt ngắn gọn, chẳng hạn như tên đường hoặc quận/huyện, mà không cần đi sâu vào chi tiết cụ thể. Cách tiếp cận này giúp CV trở nên gọn gàng, chuyên nghiệp hơn đồng thời tập trung vào những thông tin quan trọng mà nhà tuyển dụng thực sự cần biết.

Ví dụ: 

Trần Thị Lan

22 tuổi

Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

+84 967 899 122

lantran@gmail.com

3.2. Giới Thiệu Bản Thân & Mục Tiêu Nghề Nghiệp

Mặc dù không phải mục “nhiều đất” trong CV kế toán nhưng giới thiệu bản thân là phần mà bạn cần viết sao cho thu hút nhất có thể. Mục tiêu chính là làm nổi bật những điểm mạnh, kỹ năng đặc biệt và phẩm chất cá nhân của mình, đặc biệt là những yếu tố phù hợp với yêu cầu của vị trí kế toán đang ứng tuyển. Bằng cách này, bạn có thể thể hiện giá trị của mình và tạo sự khác biệt so với các hồ sơ khác.

Ví dụ: 

Tốt nghiệp loại Khá chuyên ngành kiểm toán kế toán tổng hợp, ĐH Thương Mại Hà Nội, tôi mong muốn ứng dụng thực tiễn kiến thức chuyên ngành (8.8/10 điểm trung bình môn) trong môi trường chuyên nghiệp. Không ngại thử thách và tính kỷ luật cao, tôi có khả năng chịu áp lực tốt và sắp xếp công việc hoàn thành đúng tiến độ.

3.3. Kinh Nghiệm Làm Việc

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ dành nhiều thời gian để đọc kỹ phần kinh nghiệm làm việc nhất. Do đó, việc trình bày thông tin một cách ngắn gọn, súc tích và hợp lý là vô cùng quan trọng. Bạn cần tập trung vào những thông tin có giá trị và liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển, tránh sa đà vào những chi tiết không cần thiết.

Đối với những người có nhiều năm kinh nghiệm, việc sắp xếp thông tin theo trình tự thời gian là cách tiếp cận phổ biến và hiệu quả. Ngược lại, đối với sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, việc đề cập đến các hoạt động ngoại khóa, kinh nghiệm thực tập hoặc các dự án liên quan đến chuyên môn là cách tốt để bù đắp cho sự thiếu hụt kinh nghiệm làm việc chính thức.

Ví dụ:

Kế toán tổng hợp – Công ty Nam Thăng Long, Hà Nội

04/2021 – 07/2022

  • ​Lập bảng lương cho hơn 30 vị trí của 4 phòng ban.
  • Tính toán khấu trừ thuế thu nhập và bảo hiểm.
  • Quản lý tài sản cố định.
  • ​Lập hóa đơn kho bãi.

Thực tập hỗ trợ kế toán tổng hợp – Công ty Vietkids, Hà Nội

03/2020 – 05/2020

  • Tạo hóa đơn và quản lý hồ sơ khách hàng.
  • Theo dõi thanh toán hóa đơn và xử lý hồ sơ hệ thống kế toán.
  • Hỗ trợ kế toán tổng hàng tháng.

3.4. Trình Độ Học Vấn

Trình độ học vấn của bạn sẽ được đánh giá cao khi có chuyên ngành liên quan hoặc thành tích xuất sắc trong các môn học về kế toán và kiểm toán. Để tối ưu hóa không gian và tập trung vào thông tin quan trọng, bạn nên bắt đầu trình bày từ bậc THPT trở lên, bỏ qua các cấp học thấp hơn. Đối với những người có bằng cử nhân, việc đề cập đến đề tài khóa luận tốt nghiệp, nhất là khi nó liên quan đến thực tiễn ngành kế toán là một cách hiệu quả để thể hiện kiến thức chuyên môn và khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế.

Ví dụ:

2018 – 2021

Đại học Thương Mại Hà Nội

Chuyên ngành kiểm toán kế toán tổng hợp (8.9 trung bình môn chuyên ngành)

3.5. Kỹ Năng

Khi xây dựng CV kế toán, hãy đảm bảo những kỹ năng được trình bày hợp lý, khoa học và phản ánh đúng năng lực của mình.

Các kỹ năng này thường được phân chia thành hai nhóm chính: kỹ năng chuyên môn (hay còn gọi là kỹ năng cứng) và kỹ năng mềm. Để đánh giá và so sánh các kỹ năng này một cách hiệu quả, bạn có thể sử dụng các thang đo.

Ví dụ:

  • Quản lý và Theo dõi hồ sơ
  • Xử lý tình huống​
  • Thành thạo Office, đặc biệt là Excel
  • Quen thuộc phần mềm Sage

3.6. Điểm Mạnh

Ở mục điểm mạnh, bạn cần lựa chọn khéo léo và trình bày để nhà tuyển dụng thấy được những ưu điểm cũng như sự tự tin, khác biệt so với những người khác. Theo đó, hãy lắng nghe bản thân và không ngần ngại tham khảo ý kiến từ những người xung quanh. Sự góp ý của họ có thể giúp bạn nhìn nhận bản thân một cách khách quan hơn, từ đó tạo ra một phần CV xin việc kế toán thật sự nổi bật và chân thực.

Cần lưu ý rằng các điểm mạnh nên được điều chỉnh phù hợp với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, một CV cho vị trí kế toán trưởng sẽ cần nhấn mạnh những điểm mạnh khác biệt so với một CV dành cho vị trí kế toán nội bộ.

Ví dụ:

  • Chú ý đến tiểu tiết
  • Hạn chế sai sót trong nhập và xuất số liệu​
  • Tỉ mỉ, kiên nhẫn
  • Giao tiếp tốt
  • Sẵn sàng nhận đóng góp để cải thiện mỗi ngày
  • Hòa đồng, dễ gần

3.7. Chứng Chỉ

Trong quá trình đánh giá CV kế toán, các nhà tuyển dụng thường dành sự quan tâm đặc biệt cho phần chứng chỉ chuyên môn. Do đó, việc làm nổi bật mục này là vô cùng quan trọng. Các chứng chỉ có uy tín trong ngành như CFA (Chuyên gia Phân tích Tài chính) hay CIMA (Kế toán Quản trị Công chứng) có thể tạo ra lợi thế đáng kể cho ứng viên. Tương tự, những chứng chỉ chuyên sâu về kế toán như ACCA (Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc) hoặc CPA (Kế toán Công chứng Hoa Kỳ) cũng là những điểm cộng không thể bỏ qua, giúp tăng giá trị cho hồ sơ xin việc của bạn trong lĩnh vực kế toán.

Cách Viết CV Kế Toán Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng

Ngoài ra, đừng bỏ qua việc liệt kê các chứng chỉ khác mà bạn đã đạt được, chẳng hạn như chứng chỉ ngoại ngữ hay tin học văn phòng. Những kỹ năng bổ trợ này có thể tạo nên sự khác biệt trong mắt nhà tuyển dụng. Để tăng tính xác thực và minh bạch cho CV, hãy cung cấp thông tin chi tiết về thời điểm bạn nhận được chứng chỉ hoặc điểm số cụ thể (nếu có).

Ví dụ:

  • CFA level 1 cấp ngày 22/05/2022
  • CPA cấp ngày 18/02/2021
  • Excel chuyên nghiệp do Microsoft cấp ngày 03/03/2019

4. Mẹo Viết CV Xin Việc Kế Toán Ấn Tượng

Hiện nay, việc tạo CV kế toán không phải là điều quá khó khăn đối với các ứng viên. Bởi rất nhiều công cụ, phần mềm hay cả website hiện đại ra đời phục vụ cho hoạt động này. Tuy nhiên, bạn có thể thu hút, tạo ấn tượng được với nhà tuyển dụng hay không lại phụ thuộc vào cách trình bày nội dung, hình thức:

4.1. Nội Dung Mẫu CV Xin Việc

Khi viết CV xin việc tìm việc làm kế toán tổng hợp, ngoài điền đầy đủ các mục theo bố cục yêu cầu, các bạn cũng nên lưu ý một số bí quyết sau:

4.1.1. Tham Khảo Kỹ Bản Mô Tả Công Việc

Việc tham khảo kỹ bản mô tả công việc (JD) không chỉ giúp ích cho quá trình phỏng vấn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế CV. Những thông tin có trong JD là yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn có thể dựa vào đó để liệt kê, trình bày nội dung cũng như các tố chất phù hợp với định hướng của công ty.

4.1.2. Các Thông Tin Quan Trọng Đặt Ở Đầu

Nhà tuyển dụng thường khá bận, họ không có quá nhiều thời gian để đọc kỹ từng bản CV và liên hệ ứng viên. Điều này đồng nghĩa là họ sẽ chỉ lướt qua một số mục trên cùng, nếu thông tin đủ sức hấp dẫn, họ sẽ tiếp tục tìm hiểu.

Chính vì vậy, trong quá trình tạo, trình bày CV, các bạn nên đưa những thông tin quan trọng, làm nổi bật được trình độ, năng lực của mình lên phía trên. Ví dụ như là mục tiêu, kỹ năng hay kinh nghiệm. Đây đều là những phần không thể thiếu và nó khẳng định bạn có đủ khả năng đảm nhiệm vị trí việc làm hay không.

4.1.3. Tập Trung Vào Kinh Nghiệm, Kỹ Năng

Như đã đề cập ở trên, kinh nghiệm, kỹ năng là những thông tin bắt buộc cần có trong mẫu CV xin việc kế toán. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đây để đánh giá sự phù hợp của bạn. Bởi vậy, bạn hãy tập trung chủ yếu vào 2 mục này.

Bạn nên liệt kê những kinh nghiệm mà mình có được đối với công việc kế toán một cách chi tiết (thời gian, vị trí – chức vụ, vai trò, thành tích). Hay về kỹ năng, bạn cũng cần kể ra những điểm mạnh của mình, chứng minh bản thân có thể hoàn thành tốt công việc.

Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng các bạn cần nhớ là chỉ đưa ra những thông tin liên quan đến vị trí ứng tuyển và có lợi cho mình. Bạn không thể viết cả kinh nghiệm làm nhân viên phục vụ, bán quần áo hay kỹ năng thiết kế,… vào CV ngành kế toán được.

Mẹo Viết CV Xin Việc Kế Toán Ấn Tượng

4.1.4. Chứa Từ Khóa

Kế toán là ngành đặc thù, nó cũng có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà chỉ người làm nghề mới biết và hiểu. Điều này có nghĩa là nếu bạn chèn được một số từ khóa liên quan đến kế toán vào CV, bạn đã 1 phần thể hiện được năng lực của mình rồi đó.

Bạn có thể đề cập những từ khóa này ở phần kinh nghiệm, mục tiêu. Tất nhiên, bạn chỉ nên điểm một vài từ, đừng “tham” mà nhồi nhét quá nhiều nhé.

>> Tham khảo thêm: Mẫu CV kế toán tiếng Anh chuyên nghiệp, ấn tượng

4.1.5. Trung Thực Về Chứng Chỉ, Bằng Cấp

Kế toán là một ngành nghề cực kỳ chú trọng tới năng lực chuyên môn và trình độ học vấn. Dù có thể tạm thời qua mắt được nhà tuyển dụng bằng những thông tin không chính xác về bằng cấp hay chứng chỉ trong CV, bạn sẽ khó lòng che giấu sự thật khi đối mặt trực tiếp trong buổi phỏng vấn. Hành động này không chỉ làm giảm cơ hội được tuyển dụng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín cá nhân của bạn.

Thay vì tìm cách gian lận về trình độ, bạn nên tập trung vào việc nâng cao kỹ năng và kiến thức thực tế của mình. Hãy luôn giữ tinh thần học hỏi và cầu tiến trong công việc. Khi thể hiện được năng lực thực sự và thái độ tích cực, cả nhà tuyển dụng lẫn đồng nghiệp đều sẽ nhận ra tiềm năng của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn được đánh giá cao mà còn tạo cơ hội nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn trong quá trình làm việc.

4.2. Hình Thức Mẫu CV

Bên cạnh nội dung thì hình thức cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi tạo CV ngành kế toán. Bởi đây sẽ là điều thu hút đầu tiên đối với nhà tuyển dụng.

4.2.1. Trình Bày Thông Tin Ngắn Gọn, Bao Quát

Thay vì trình bày tất cả nội dung trong một đoạn văn dài, bạn hãy phân chia CV thành các mục riêng biệt và rõ ràng. Trong mỗi mục, sử dụng các gạch đầu dòng để liệt kê thông tin một cách ngắn gọn và súc tích. Cách trình bày này không chỉ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt thông tin quan trọng mà còn tạo ra một bố cục chuyên nghiệp và dễ theo dõi cho CV của bạn.

Khi viết nội dung cho CV, bạn cần lưu ý sử dụng ngôn ngữ chính xác và rõ ràng. Ngoại trừ phần mục tiêu nghề nghiệp, hãy cố gắng sử dụng danh từ, cụm danh từ, tính từ, cụm tính từ, động từ và cụm động từ để mô tả kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Tránh sử dụng những câu văn mơ hồ hoặc khó hiểu, vì nhà tuyển dụng thường không có nhiều thời gian để phân tích ý nghĩa ẩn sau mỗi câu.

4.2.2. Chú Ý Tới Hình Thức, Bố Cục CV Kế Toán

Mặc dù một CV được thiết kế đẹp có thể tạo ấn tượng, nhưng điều cốt lõi là thông tin phải được trình bày một cách rõ ràng, hợp lý và logic. Nếu bạn không có kỹ năng thiết kế, việc sử dụng hoặc tham khảo các mẫu CV có sẵn là hoàn toàn được chấp nhận. Mục tiêu chính là tạo ra một CV nhất quán, trong đó mỗi phần thông tin được phân biệt rõ ràng và không bị lẫn lộn với nhau. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được thông tin hơn.

Về độ dài và định dạng, CV nên được giới hạn trong khoảng 1-2 trang vì nhà tuyển dụng phải đọc rất nhiều CV khác. Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý đến các yếu tố như font chữ (nên sử dụng một loại font xuyên suốt), kích thước chữ (đề mục lớn hơn nội dung nhưng phải nhất quán giữa các phần) và khoảng cách (đảm bảo dễ đọc, không gây rối mắt).

4.2.3. Kết Hợp Màu Sắc Hài Hòa Và Bắt Mắt

Không nhất thiết phải sử dụng những màu sắc chói mắt, nổi bật để thu hút nhà tuyển dụng vì bạn cần tuân thủ một quy tắc cơ bản trong thiết kế chính là nguyên tắc về sự kết hợp màu sắc. Màu sắc hài hòa nhưng vẫn bắt mắt sẽ là chìa khóa thu hút ánh nhìn, đem lại sự thoải mái và dễ chịu cho người đọc.

Do đó, bạn có thể điều chỉnh một số chi tiết trong CV như sau:

  • Những mục có tính chất giống nhau thì sử dụng cùng màu chữ. Chẳng hạn, thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp cùng màu chữ; nội dung trong 2 mục trên có cùng màu chữ.
  • Màu chữ bạn chọn giữa đề mục và nội dung trong đề mục không nên quá khác biệt. Cụ thể, bạn có thể sử dụng màu trắng cho đề mục và màu xám trắng cho nội dung.
  • Màu chữ phù hợp với màu CV.

5. Tham Khảo Các Mẫu CV Xin Việc Kế Toán Đẹp

Mẫu CV xin việc kế toán mới ra trường
Mẫu CV xin việc kế toán nội bộ
Mẫu CV kế toán tổng hợp
Tạo CV xin việc kế toán cực đơn giản, nhanh chóng
Có thể tham khảo và tải mẫu CV xin việc kế toán dễ dàng

6. Tạo CV Xin Việc Kế Toán Đơn Giản Với JobsGO

Việc tạo một CV kế toán ấn tượng có thể là thách thức, đặc biệt đối với những người mới tốt nghiệp hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều công cụ trực tuyến hỗ trợ quá trình này, giúp bạn tạo ra một CV chuyên nghiệp và hiệu quả.

Một trong những nền tảng nổi bật để tạo CV là JobsGO.vn. Trang web cung cấp một quy trình đơn giản và thuận tiện cho người dùng. Sau khi đăng ký hoặc đăng nhập, bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh và tạo CV theo ý muốn. JobsGO còn cung cấp nhiều mẫu CV chuyên biệt cho ngành kế toán, giúp bạn có thêm ý tưởng và lựa chọn phù hợp với nhu cầu cá nhân. Đặc biệt, mới đây JobsGO còn cho ra mắt công cụ viết CV bằng AI cực tiện lợi, nhanh chóng.

Ngoài việc tạo CV, JobsGO còn mang đến lợi ích bổ sung cho người tìm việc. Sau khi hoàn thành CV, bạn có thể đánh giá CV của mình bằng công cụ review CV bằng AI của JobsGO để hoàn thiện hồ sơ sao cho đẹp mắt và chuyên nghiệp hơn. Sau đó, bạn có thể gửi trực tiếp đến các nhà tuyển dụng thông qua nền tảng này. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tăng cơ hội nhận được phản hồi nhanh chóng từ các công ty.

Với những chia sẻ trên này về mẫu CV kế toán, mong rằng có thể giúp bạn tạo được CV chuyên nghiệp, ấn tượng và dễ dàng ứng tuyển vào các doanh nghiệp lớn cũng như tìm được công việc phù hợp với bản thân nhé!

Tham khảo các mẫu CV xin việc cho những ngành nghề khác nữa nhé:

Câu hỏi thường gặp

1. Có Nên Đính Kèm Thư Giới Thiệu Cùng Với Mẫu CV Kế Toán Không?

Không bắt buộc nên trước khi quyết định đính kèm thư giới thiệu cùng với mẫu CV kế toán, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng.

2. Mẫu CV Kế Toán Nên Được Lưu Dưới Định Dạng File Nào?

Khi lưu mẫu CV kế toán, bạn có thể lưu dưới dạng PDF, TXT,...

3. Có Nên Sử Dụng Từ Ngữ Ngành Kế Toán Trong CV Không?

Có. Việc sử dụng từ ngữ chuyên ngành kế toán trong CV là một chiến lược thông minh, nhưng cần được áp dụng một cách cân nhắc và hợp lý.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: