Chiến dịch marketing là gì? 8 chiến dịch marketing của các nhãn hàng lớn

Đánh giá post

Một doanh nghiệp muốn phát triển được không thể thiếu marketing. Một chiến dịch truyền thông tốt có thể cứu sống cả một doanh nghiệp. Vậy chiến dịch marketing là gì? Làm thế nào để tạo ra một chiến dịch marketing hiệu quả? Hãy cùng tham khảo ngay nhé. 

Chiến dịch marketing là gì?

Chiến dịch Marketing là một phương thức mà doanh nghiệp dùng để quảng bá sản phẩm nhằm xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Chiến dịch Marketing thường được sử dụng qua nhiều phương tiện như: truyền hình, đài phát thanh, các nền tảng mạng xã hội trực tuyến. Ngoài ra, Marketing còn gồm cả các các buổi diễn thuyết, hội chợ triển lãm,…

Gắn liền với quá trình lên kế hoạch một chiến dịch marketing không thể không kể tới debrief. Vậy Debrief là gì? Debriefing là một quá trình thu thập thông tin từ các cá nhân hoặc nhóm sau khi hoàn thành một nhiệm vụ, dự án, hoặc trải qua một sự kiện nào đó. Mục tiêu chính của debriefing là đánh giá hiệu quả của công việc, rút ra bài học kinh nghiệm, và cải thiện hiệu suất trong tương lai.

Chiến dịch marketing là gì?

Mục tiêu của chiến dịch truyền thông là xác định phương tiện truyền thông, hình thức truyền thông, phân khúc khách hàng,…

Xem thêm: Phòng Marketing gồm những bộ phận nào?

Quy trình xây dựng chiến dịch marketing

Mỗi công ty sẽ xây dựng chiến dịch marketing khác nhau. Tuy nhiên, đều phải tuân theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu marketing

Xác định được mục tiêu của chiến dịch sẽ giúp lên kế hoạch một các chi tiết, cụ thể và hướng đi chính xác hơn, bám sát mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu của một chiến dịch marketing do media planner đề ra thường bao gồm:

  • Tại sao cần thực hiện chiến dịch marketing cho công ty? (tạo thương hiệu, độ nhận biết hay về doanh thu sản phẩm)
  • Nếu mục tiêu là doanh thu thì doanh thu là bao nhiêu?
  • Nếu mục tiêu là độ nhận biết thì chiến bao nhiêu thị phần, thâm nhập thị trường bao nhiêu phần trăm?

Bước 2: Nghiên cứu, phân tích thị trường

Muốn có một chiến dịch marketing hiệu quả thì cần phải nghiên cứu thị trường mình nhắm tới, nghiên cứu về khách hàng mục tiêu. Sau đó, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh để có phương án tốt nhất. Một số mô hình mà nhiều doanh nghiệp dùng để nghiên cứu thị trường là Pestle, SWOT, Porter 5 Forces,….

Bước 3: Xác định phân khúc thị trường

Cùng một đối tượng khách hàng nhưng mỗi sản phẩm sẽ cung cấp cho phân khúc khách hàng khác nhau. Khi xác định được phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới sẽ dễ dàng tạo nên chiến dịch marketing hiệu quả.

Xem thêm: Học Marketing ra làm gì?

Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu

Tổng hợp tất cả các nghiên cứu để tìm ra thị trường mục tiêu.

Bước 5: Xây dựng các chiến lược marketing

Quy trình xây dựng chiến dịch marketing

Sau khi đã tìm được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ lên các chiến lược marketing hiệu quả. Một số chiến lược marketing cơ bản:

  • Chiến lược giá
  • Chiến lược truyền thông, quảng cáo doanh nghiệp
  • Chiến lược sản xuất và cung cấp
  • Chiến lược định hướng phát triển chuỗi giá trị.
  • Chiến lược thương hiệu.
  • Chiến lược giá trị khách hàng.
  • Chiến lược sản phẩm và dịch vụ.
  • Chiến lược kênh marketing
  • Chiến lược tài nguyên

Bước 6: Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện

Xây dựng các kế hoạch chi tiết cho từng bước thực hiện chiến lược như google ads 

>>>> Xem thêm: Google ads là gì?

Bước 7: Kế hoạch theo dõi, thực hiện từng giai đoạn

Luôn theo sát chiến dịch, theo dõi, đánh giá để có những thay đổi kịp thời.

Xem thêm: Media Planner là làm gì? Các câu hỏi thường gặp về Media Planner?

8 chiến dịch Marketing các thương hiệu lớn đã sử dụng

Bạn là sinh viên ngành Marketing hay một Marketer đã có kinh nghiệm? Bạn đã biết đến những chiến dịch Marketing nào? Dưới đây là chiến dịch truyền thông mà một số thương hiệu lớn đã từng sử dụng. Hãy tham khảo xem cách mà họ lớn mạnh và áp dụng vào công việc cũng như trả lời câu hỏi khi phỏng vấn tuyển dụng nhân viên Marketing nhé!

Coca-Cola: Thương hiệu nhất quán

Coca-Cola: Thương hiệu nhất quán

Chắc hẳn, ai cũng đã quá quen thuộc với thương hiệu nước giải khát Coca – Cola. Nhưng có lẽ nhiều người không biết thương hiệu này đã tồn tại 130 năm. Mặc dù vậy, họ vẫn tương đối giống nhau và slogan hay các chiến dịch quảng bá sử dụng cùng một thông điệp. Logo màu đỏ và trắng là cách mà Coca-Cola đánh dấu thương hiệu vào trong trong lòng người tiêu dùng.

Biti’s Hunter – “Đi để trở về”

Biti’s Hunter là một thương hiệu giày tưởng chừng đã bị bỏ quên. Nhưng trong năm 2017 thông qua nhiều chiến dịch truyền thông đã cứu sống cả một thương hiệu và tạo sự bùng nổ trên thị trường giày Việt.

Chiến dịch thành công nhất của Biti’s Hunter có lẽ chiến dịch “Đi để trở về”. Biti’s Hunter đã quảng bá hình ảnh đôi giày Biti’s Hunter qua MV Lạc Trôi của Sơn Tùng M TP và MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn. Nhờ sự ảnh hưởng của hai nhân vật này mà Biti’s Hunter đã được nhiều người quan tâm hơn. Tận dụng thời cơ này, Biti’s Hunter đã xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, tung ra hàng loạt bài PR sản phẩm để kích thích thêm nhu cầu mua sắm.

>>> Tìm hiểu thêm: Bản sắc thương hiệu là gì?

Nike – “Just Do It”

Năm 1988, doanh thu của Nike là 800 triệu USD nhờ việc triển khai chiến dịch marketing mang tên “Just Do It”.

Trong vòng một thập kỷ, doanh thu của hãng đã đạt 2 tỷ USD. “Just Do It” là thông điệp cốt lõi vẫn còn hoạt động 30 năm sau.

Apple – “Get a Mac”

“Get a Mac” của Apple là một trong những chiến dịch marketing mang tính biểu tượng nhất. Campaign này được thực hiện tại 66 địa điểm, diễn ra từ năm 2006 đến năm 2009.

Đơn giản và mạnh mẽ, “Get a Mac” mang tính giải trí và cung cấp nhiều thông tin, đồng thời nó giúp Mac trở thành một thương hiệu lớn như ngày hôm nay.

Pepsi – “Is Pepsi OK?”

Pepsi với chiến dịch Marketing “Is Pepsi OK?”

Sử dụng nhận định của người nổi tiếng không hẳn là một xu hướng mới, nhưng dù vậy, Pepsi đã thành công với chiến dịch “Is Pepsi OK” được thực hiện năm 2019.

Vào năm này, Steve Carrell, Lil John và Cardi B đã chấm dứt cuộc tranh luận xem “Pepsi có ổn hay không?” – “Is Pepsi OK?”.

Vinamilk – “Vươn cao Việt Nam”

Chiến dịch “Vinamilk 40 năm – Vươn cao Việt Nam” là một chiến dịch truyền thông được tổ chức nhằm kỷ niệm 40 năm thành lập tập đoàn Vinamilk. Mục tiêu của chiến dịch là gây quỹ sức Việt Nam và tạo ra những hoạt động truyền thông hiệu quả.

Chiến dịch này đã đạt được những kết quả ấn tượng như 1 triệu lượt xem cho clip trên Facebook, 5 triệu lượt xem trên Youtube, hơn 200 tin bài trên các đầu báo và kênh truyền hình, cùng với hơn 100.000 lượt thích và chia sẻ trên mạng xã hội.

Honda – “Đi về nhà”

Chiến dịch “Đi về nhà” của Honda trong năm 2021 đã làm nên thành công với sự tác động mạnh mẽ vào cảm xúc của người xem, đặc biệt là những người con xa quê khao khát trở về nhà sum họp vào dịp lễ tết. MV này, với hình ảnh đẹp và nội dung ý nghĩa, cùng sự kết hợp giữa Rapper Đen Vâu và Justatee, đã chinh phục trái tim của khán giả. Sau khi ra mắt, MV đã thu về 18 triệu lượt xem và đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng của YouTube.

Shopee – “Chiến dịch săn sales”

Trong lĩnh vực mua sắm online và thương mại điện tử tại Việt Nam, Shopee đã trở thành kênh hàng đầu với chiến dịch Marketing Săn sale hấp dẫn. Shopee đã xây dựng lòng tin của khách hàng thông qua việc cung cấp mã giảm giá, freeship và các chương trình sale hấp dẫn vào các dịp lễ và ngày đặc biệt. Với những cách thức này, Shopee đã trở thành thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất hiện nay, dù sinh sau nhưng đã vươn lên vị trí số một trên thị trường mua sắm online.

>>> Tìm hiểu thêm: Quảng cáo website như thế nào?

Trên đây là những cách lập chiến dịch marketing cho doanh nghiệp. Đây là cách tốt nhất để tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng quan đến sản phẩm của doanh nghiệp. Để thực hiện thành công những chiến dịch này, bạn cũng cần hiểu rõ business strategy là gì và cách nó ảnh hưởng đến các quyết định marketing của mình.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: