Nhiều lao động trong quá trình đóng và nhận bảo hiểm thất nghiệp có thắc mắc “Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?” Trong bài viết này, JobsGO sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này theo đúng quy định của pháp luật.
Mục lục
Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, thì được hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian chưa tìm được công việc mới.
Quy định về thời gian đóng bảo hiểm để được nhận trợ cấp thất nghiệp
Quy định về thời gian đóng bảo hiểm để đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Điều 45, khoản 1 Luật việc làm năm 2013 có nêu rõ:
“Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để được xét hưởng trợ cấp thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Theo quy định của Luật bảo hiểm thì thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng nếu đóng đủ 12 – 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp. Sau đó, thêm 1 tháng quy đổi với thời gian đóng BHTN thêm 12 tháng.
? Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào?
Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có được cộng dồn có đúng không?
Điều khoản trên đã trả lời cho câu hỏi “Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?”. Người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhưng từ chối đến nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp, thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ tiếp tục được cộng dồn để hưởng trợ cấp vào những lần đủ điều kiện nhận sau đó. Hoặc người lao động chưa đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp, các tháng đã đóng cũng được cộng dồn để đóng tiếp.
Người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì thời gian tính hưởng đó không tiếp tục cộng dồn cho lần tiếp theo, mà được tính lại bắt đầu từ 0.
Bạn không nhận bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn? Đúng vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chấp nhận đứt quãng, được cộng dồn mà không ảnh hưởng đến việc chi trả. Chính sách hỗ trợ tối đa của bảo hiểm xã hội, giúp người lao động chưa tìm được việc làm được hỗ trợ đảm bảo cuộc sống.
Ví dụ để hiểu về quy định cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp
Để làm rõ việc cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp, bạn xem ví dụ dưới đây:
Chị C là người tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp 57 tháng. Vậy khi chị đạt đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính như sau:
- 36 tháng đóng BHTN được quy đổi với 3 tháng trợ cấp thất nghiệp
- 12 tháng đóng BHTN tiếp theo được thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp
- 9 tháng còn lại không đủ để quy đổi, nên sẽ được cộng dồn vào kỳ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp sau đó nếu đủ điều kiện hưởng.
? Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: “Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không?”
Thủ tục cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp được cộng dồn vào lần đóng tiếp theo, vậy thủ tục cộng dồn như thế nào?
Bạn không được hưởng trợ cấp thất nghiệp vì các lý do:
- Đã tìm được việc luôn, không có thời gian thất nghiệp
- Hay không đủ điều kiện được nhận do thời gian đóng chưa đủ 12 tháng liên tục,…
Thời gian đó sẽ được bảo lưu và cộng dồn khi tiếp tục tham gia đóng tiếp bảo hiểm thất nghiệp và quyết toán vào lần tiếp theo được hưởng. Người lao động không cần phải làm thủ tục nào để cộng dồn phần bảo hiểm thất nghiệp mà mình chưa nhận.
Thủ tục cần làm nếu người lao động đang nhận bảo hiểm thất nghiệp, nhưng tìm được việc làm thì phải khai báo để chấm dứt trợ cấp này. Thủ tục này, người lao động cần đến trực tiếp làm việc ở trung tâm dịch vụ việc làm nơi đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Số tiền trợ cấp này sẽ được quy đổi lại thành thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và bảo lưu để cộng dồn cho lần kế tiếp.
? Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp được lấy mấy lần? – Thông tin mới nhất
Với bài viết trên đây, JobsGO đã giải đáp cho bạn thắc mắc “Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?”. Mong rằng những thông tin này hữu ích giúp bạn nắm vững quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)