Quản lý cấp trung là gì? Vai trò của quản lý cấp trung trong doanh nghiệp

Đánh giá post

Hiện nay, trong hầu hết các doanh nghiệp đều có các quản lý cấp trung. Vậy hiểu cụ thể quản lý cấp trung là gì? Vai trò của họ như thế nào? Cùng JobsGO tìm hiểu kỹ hơn về vị trí này qua bài viết dưới đây bạn nhé.

Người quản lý cấp trung là gì?

Quản lý cấp trung là gì?

Dù là vị trí khá phổ biến trong các doanh nghiệp, song không phải ai cũng hiểu rõ quản lý cấp trung là gì?

Giải thích đơn giản nhất thì đây là vị trí của các nhà lãnh đạo trung gian, ít thẩm quyền hơn quản lý cấp cao nhưng trên những người quản lý cấp thấp. Cụ thể, họ là cánh tay đắc lực, hỗ trợ công việc cho các nhà quản lý cấp cao, thực hiện các chiến lược kinh doanh, vận hành hệ thống của doanh nghiệp.

Hay nói cách khác, đây là các trưởng phòng, giám đốc xưởng sản xuất nhỏ, tổ trưởng tổ kỹ thuật,… Những người này sẽ có vai trò trung gian, liên kết các quản lý cấp cao với đội ngũ nhân viên cấp dưới. 

Vậy những vai trò đó thể hiện như thế nào? Tiếp tục tìm hiểu ở phần 2 của bài viết các bạn nhé.

👉 Xem thêm: Quản lý cấp cao là gì? Kỹ năng quản lý cấp cao gồm những gì?

Tìm hiểu vai trò của quản lý cấp trung trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, quản lý cấp trung thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, đóng vai trò quan trọng trong việc:

Vai trò của quản lý cấp trung
  • Tiến hành tổ chức, triển khai cũng như chỉ đạo nhân viên cấp dưới thực hiện hóa thông tin, chính sách của lãnh đạo cấp cao yêu cầu.
  • Quản lý cấp trung sẽ làm cầu nối, liên lạc, truyền đạt thông tin liên quan đến mục tiêu, chính sách, chiến lược,… giữa cấp trên với cấp dưới.
  • Với những vấn đề nằm trong phạm vi thẩm quyền, quản lý cấp trung sẽ có vai trò đưa ra quyết định xử lý, giải quyết.
  • Quản lý, đào tạo toàn bộ nhân sự trong bộ phận.
  • Người quản lý cấp trung sẽ cần phân công công việc cho các nhân viên, tiếp nhận các ý kiến, thắc mắc của họ và xử lý kịp thời.
  • Ngoài ra, quản lý cấp trung cũng đóng vai trò là người tư vấn, tham mưu các chiến lược, kế hoạch cho cấp trên.

👉 Xem thêm: Country Manager là gì? Yêu cầu khi ứng tuyển vị trí Country Manager?

Kỹ năng cần có của một quản lý cấp trung

Có thể thấy, quản lý cấp trung đảm nhiệm khá nhiều công việc, đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Chính vì vậy mà yêu cầu về kỹ năng, trình độ chuyên môn với họ cũng rất cao. Để trở thành một quản lý cấp trung, các bạn sẽ cần đáp ứng các tiêu chí về kỹ năng như sau:

👉 Xem thêm: tuyển dụng Quản lý

Có khả năng quản lý sự thay đổi

Đây được xem là kỹ năng cơ bản mà các nhà quản lý cấp trung cần phải có. Bởi môi trường làm việc,văn hóa doanh nghiệp có thể thay đổi cho phù hợp với từng chiến lược, giai đoạn phát triển của công ty. Do đó, quản lý cấp trung sẽ cần thường xuyên quan sát, kiểm soát phản ứng của nhân viên với việc thay đổi này, từ đó đưa ra phương pháp động viên, khuyến khích nhân viên cố gắng, nỗ lực làm việc.

Bên cạnh đó, quản lý cấp trung cũng được đào tạo bài bản để giúp nhân viên xử lý tốt những thay đổi trong quá trình làm việc.

👉 Xem thêm: Các cấp quản trị là gì?

Kỹ năng giao tiếp tốt

Quản lý cấp trung cần có kỹ năng giao tiếp tốt

Trong xã hội này, không phải ai giỏi giao tiếp cũng đạt được thành công. Thế nhưng, trên thực tế thì tất cả những người thành công đều có khả năng giao tiếp rất tốt. Điều này có nghĩa là với một nhà lãnh đạo, quản lý cấp trung, kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng. Chưa kể việc phải ra ngoài gặp gỡ, làm việc với khách hàng, ngay trong nhiệm vụ hàng ngày, họ đã cần phải trao đổi với lãnh đạo cấp trên, báo cáo kế hoạch công việc, truyền đạt thông tin cho cấp dưới,… Chính vì vậy, một trong những tiêu chí để đánh giá, tuyển dụng hay bổ nhiệm vị trí này, các lãnh đạo cấp cao rất chú ý đến kỹ năng giao tiếp.

👉 Xem thêm: [Chia sẻ] Các kỹ năng lãnh đạo cần cho một nhà quản lý giỏi

Kỹ năng làm báo cáo

Báo cáo công việc là một trong những nhiệm vụ mà quản lý cấp trung cần thực hiện, nhằm tổng kết quá trình làm việc của nhân viên, bộ phận trong thời gian, dự án nhất định. Thông qua báo cáo, quản lý cấp cao sẽ nắm rõ được tình hình, đồng thời có những phương án thay đổi, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

Vậy nên, các nhà quản lý cấp trung cũng cần có kỹ năng này để tổng hợp số liệu, dữ liệu và báo cáo lên ban lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp.

👉 Xem thêm: Quản lí là gì?

Có khả năng thiết lập các mục tiêu công việc

Thông thường, việc xác định mục tiêu công việc, KPI dành cho bộ phận, nhân viên sẽ cần trải qua quá trình bàn bạc, thống nhất giữa nhà lãnh đạo cấp cao với quản lý cấp trung. Bởi thế, quản lý cấp trung sẽ cần có khả năng đánh giá sự ưu tiên, phân chia thời gian để đưa ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, dự án. Việc thiết lập này sẽ cần dựa trên nhiều yếu tố như thời gian thực hiện, năng lực của nhân viên,…

Có sự đổi mới, sáng tạo trong tư duy

Có sự đổi mới, sáng tạo trong tư duy

Là một nhà quản lý cấp trung, bạn sẽ cần phải thường xuyên cập nhật xu hướng thị trường, đổi mới cách làm việc, sáng tạo trong tư duy. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt, có nền tảng để phát triển mạnh mẽ.

Đơn giản như nhà quản lý sẽ tìm ra phương pháp làm việc mới hiệu quả hơn, để nhân viên trải nghiệm và đánh giá. Điều này cũng sẽ tạo được sự đổi mới cho các nhân viên trong quá trình làm việc.

👉 Xem thêm: Lateral Thinking là gì? Phương pháp tư duy giúp bạn sáng tạo

Qua những chia sẻ trên đây, bạn đọc chắc hẳn đã hiểu rõ “quản lý cấp trung là gì?”. Nếu bạn đang đặt mục tiêu để đạt đến vị trí này, hãy cố gắng rèn luyện, phát triển các kỹ năng cần thiết nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: